Huyệt Trên đường Kinh Đởm | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM

Kinh Đởm

  • Đường đi: Bắt đầu từ huyệt Đồng tử liêu ở đuôi mắt, chạy lên góc trán rồi vòng ra phía sau tai, xuống huyệt Khuyến bồn trên vai, tiếp tục xuống nách, qua ngực đến xương sườn dưới cùng. Khi đến huyệt Hoàng khiêu ở khớp háng, nó chạy dọc theo đường mặt ngoài của chân, xuống mắt cá đến mu bàn chân, cuối cùng kết thúc tại huyệt Túc khiếu âm ở góc ngoài móng chân áp út.
  • Giờ hoạt động mạnh nhất từ  11 giờ tối đến 1 giờ sáng. Lúc này ta nên nghỉ ngơi để điều dưỡng túi mật.
  • Liên hệ biểu lý với kinh Can 
  • Chức năng: Kinh đởm có ba chức năng chính là giúp tiêu hoá thức ăn, khơi thông đường ruột và phục hồi đường ruột. Kinh lạc trong cơ thể con người vận hành theo trình tự thời gian và người xưa đã dựa vào điều này để xây dựng nguyên tắc dưỡng sinh trong 12 canh giờ. Theo nguyên tắc này, sau 9 giờ tối con người nên ở vào trạng thái nghỉ ngơi. Chỉ cần ngủ đủ giấc thì sức khoẻ nhanh chóng hồi phục. Kinh Đởm và kinh Can hoạt động mạnh nhất từ 11h tối đến 3 giờ sáng. Vì vậy, nếu chúng ta thức đêm, kinh khí của gan và mật sẽ phải cung ứng cho não bộ, tay chân hay ruột, dạ dày khiến quá trình thanh lọc không trọn vẹn, còn cặn bã trong cơ thể không được bài tiết kịp thời. Bên cạnh đó, sự hình thành khí huyết mới cũng gặp khó khăn, gây nguy hại cho sức khoẻ. Bởi vậy, mọi người nên đi ngủ trong thời gian này để tránh bị các bệnh về gan, mật.Khi thấy gân xanh nổi rõ ở huyệt Thái dương nghĩa là các chất cặn bã ứ đọng trong cơ thể đã dồn lên đầu khiến mạch máu bị tắc nghẽn gây ra chứng chóng mặt, nhức đầu, huyết áp không ổn định. Lúc này, mạch máu ở não đang bị thiếu oxy nên gây tai biến mạch não. Vì vậy, mỗi người nên tự áp dụng các phương pháp điều dưỡng kinh đởm để phòng tránh bất trắc. 
  • Cơ quan liên hệ: mắt, đầu, khớp xương, cổ, mao mạch và gan

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Phong trì - Trị nhức đầu Vị trí: Đầu cúi, dùng ngón cái và ngón trỏ ấn vào hai gờ xương chẩm rồi lần xuống đến chỗ lõm phía dưới. Ấn và chỗ lõm này, ta có cảm giác tê nhức mỏi đó là huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng trị các bệnh về phong. Tất cả các chứng nhức đầu do phong hàn, phong nhiệt, phong thấp hay do can dương bốc lên, đều có thể được trị bằng huyệt này. Có thể dùng 2 ngón cái tự day bấm từ 2-5 phút, hoặc cứu ngải, cạo gió huyệt này thì đều đem lại kết quả tốt

2- Huyệt Kiên tỉnh - Trị chứng căng nhức ngực Vị trí: Trung điểm của đường thẳng nối từ Đại chuỳ (dưới gai xương đốt sống cổ 7) đến chỏm vai là huyệt. Cách xác định thứ 2 là từ huyệt Khuyến bồn (hố trên xương đòn) đo lên 1,5 thốn là huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có chức năng làm tan máu tụ và khối u cục. Huyệt còn có thể trị được các  chứng bệnh do khí huyết tắc nghẽn gây nên như viêm khớp vai, đau mỏi cánh tay, trầm cảm và các bệnh ở vú. Cảm giác đau nhói khi ấn và huyệt này là triệu chứng của căn bệnh ở vú. Kích thích huyệt bằng cách bóp vùng xung quanh huyệt bằng lòng bàn tay, hoặc day bấm, cạo gió, hơ ngải cứu, vỗ vùng huyệt đều có tác dụng tốt. Mỗi lần nên làm từ 2-5 phút.

3- Huyệt Nhật nguyệt - Trị bệnh liên quan đến túi mật Vị trí: Huyệt nằm tại khe liên sườn thứ 3 tính từ đầu vú thẳng xuống. Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có tác dụng chuyên trị các bệnh về mật như viêm túi mật, sỏi mật, đau bụng vùng huyệt. Tác động bằng cánh day bấm, xoa, trà xát hoặc cạo gió, mỗi lần làm từ 2-5 phút, ngày làm từ 1-2 lần.

4- Huyệt Hoàn khiêu - Trị đau dây thần kinh toạ Vị trí: Nằm nghiêng, ngón cái của bàn tay phải gập vuông góc, ngón trỏ duỗi thẳng còn các ngón khác gập lại, đặt khớp ngón cái ở đốt xương cùng làm trụ, rồi xoay đầu ngson trỏ hướng về điểm cao nhất của mấu chuyển giữa xương đùi và khe xương cùng trên mông, chỗ ngón trỏ chạm đến chính là huyệt. Cách 2: nằm xấp, gập gối sao cho gót chân chạm mông, điểm gót chân chạm mông là huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Là huyệt vị chủ đạo của chân. Huyệt này vừa trị được các bệnh ở chân như đau thần kinh toạ, tê liệt chân.. và trị được chứng đau bụng kinh, u nang buồn trứng, u xơ tử cung. Huyệt hoàn khiêu không thông sẽ khiến ứ đọng nhiều chất độc. Day bấm huyệt bằng ngón cái, khuỷu tay, hoặc giác hơi, vỗ huyệt đều có tác dụng tốt. 

5- Huyệt Phong thị - Phòng và trị trúng phong Vị trí: Đứng thẳng, tay áp dọc theo thân, nơi đầu ngón tay giữa chạm đến là huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Dùng để chữa liệt nửa người, chân đau mỏi và tê liệt, mày đay, huyết áp không ổn định, chóng mặt, nhức đầu. Day ấn, cạo gió, vỗ huyệt, giác hơi, hơ ngải cứu đều có tác dụng tốt. Mỗi lần làm từ 2-5 phút mỗi huyệt, làm hai bên cùng lúc.

6- Huyệt Dương lăng tuyền - Trị chứng miệng khô đắng Vị trí: Đầu gối gập vuông góc, chỗ lõm phía dưới mặt ngoài khớp gối, ngay trước đầu nhỏ xương mác là huyệt. Kĩ thuật trị liệu: Khi túi mật bất ổn, dịch mật tiết ra sẽ làm miệng đắng và khô, ngoài ra huyệt còn trị được các chứng chân teo yếu, nấm kẽ chân. Kích thích bằng cách tự day bấm, mỗi lần làm từ 2-5 phút mỗi bên, nên làm lần lượt cả 2 bên.

7- Huyệt Huyền chung - Trị điếc tai, mờ mắt Vị trí: Từ đầu mắt cá ngoài đo thẳng lên một khoảng bằng 3 thốn, điểm nằm trước xương mác chính là huyệt.  Kĩ thuật trị liệu: Huyệt có khả năng trị chứng điếc tai, mờ mắt do lão hoá và các chứng bệnh lien quan đến tuỷ xương như teo chân tay, te liệt. Vỗ huyệt này kết hợp với các huyệt trị đau cổ cấp (Ngoại quan, Liệt khuyết, Hậu khê) sẽ nhanh chóng chữa được chứng đau, cứng và vẹo cổ cấp do phong hàn gây nên.

8- Huyệt Túc lâm khấp - Trị mởi lưng và ra khí hư Vị trí: Huyệt nằm ở trên mua bàn chân, các kẽ chân thứ 4 khoảng 1,5 thốn Kĩ thuật trị liệu: Day bấm huyệt này từ 2-5 phút mỗi bên, có thể làm 2 bên cùng lúc. Có thể chữa béo phì, đau lưng, mỏi gối, mệt mỏi, ra khí hư…

Huyệt Phong trì

Huyệt Kiên tỉnh

Huyệt Nhật nguyệt

Huyệt hoàn khiêu

Huyệt Phong thị

Huyệt Dương lăng tuyền

Huyệt Túc lâm khấp

Từ khóa » đường đi Kinh đởm