Kinh Túc Thiếu Dương đởm Y Học Cổ Truyền Việt Nam - Drugs Of Canada
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Kinh túc thiếu dương đởm là một kinh dương của đởm.
- 1.1 Đường đi
- 1.2 Chỉ định chữa bệnh
- 1.3 Vị trí các huyệt thường dùng
Kinh túc thiếu dương đởm là một kinh dương của đởm.
Đường đi
Bắt đầu từ phía ngoài con mắt chạy ra trước dưới tai, lên góc trán, ra sau tai, vòng lên trước trán rồi lại vòng ra sau gáy, đi xuống vai dọc theo cơ thang vào hố thượng đòn, từ hố thượng đòn đi xuống nách, dọc theo ngực sườn đến ngang khớp háng là huyệt hoàn khiêu, sau đó chạy dọc phía ngoài đùi, phía ngoài khớp gối, trước ngoài cẳng chân và tận cùng ở góc ngoài chân móng ngón chân 4.
Một nhánh tách ra từ hố thượng đòn đi vào trong tạng phủ.
Một nhánh tách ra từ mu bàn chân chạy ra đầu ngón chân cái nối với kinh can ở huyệt đại đôn.
Chỉ định chữa bệnh
- Tại chỗ theo đường đi của kinh
Đau khớp háng, đau khớp gối, đau khớp cổ chân, bàn chân.
Đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn, đau dây thần kinh hông to, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, đau nửa đầu, ù tai.
- Toàn thân
Sốt có rét, sốt cao có nôn mửa, miệng đắng.
Vị trí các huyệt thường dùng
Kinh túc thiếu dương đởm có 44 huyệt theo thứ tự gồm:
Đồng tử liêu, thính hội, thượng quan, hàm yến, huyền lư, huyền lỵ, khúc tân, xuất cốc, thiên xung, phù bạch, khiếu âm, hoàn cốt, bản thần, dương bạch, lâm khấp, mục song, chính doanh, thừa linh, não không, phong trì, kiên tỉnh, uyên dịch, triếp cân, nhật nguyệt, kinh môn, đới mạch, ngũ xu, duy đạo, cự liêu, hoàn khiêu, phong thị, trung độc, dương quan, dương lăng quyên, dương giao, ngoại khâu, quang minh, dương phụ, huyền chung, khâu khư, túc lâm khấp, địa ngũ hội, hiệp khê, túc khiếu âm.
Các huyệt thường dùng
- Đồng tử liêu
Vị trí: ở cách khóe mắt ngoài 0,5 thốn, tương ứng với cong xương ổ mắt
Tác dụng: chữa viêm màng tiếp hợp, chắp, lẹo, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
Châm cứu: châm sâu 0,2 thốn, không cứu.
- Thính hội:
Vị trí: ở chỗ trũng trước dưới bình nhĩ.
Tác dụng: chữa bệnh ù tai, điếc tai, viêm tuyến mang tai, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên.
Châm cứu: châm sâu 0,5 thốn, cứu 5-10 phút.
- Dương bạch:
Vị trí: huyệt nằm ở đường thẳng đứng qua giữa đồng tử, trên giữa lông mày một thốn.
Tác dụng: chữa hoa mắt, viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên, đau đầu.
Châm cứu: nghiêng kim o,3-0,5 thốn, hướng mũi kim xuống dưới, cứu 3-5 phút.
- Phong trì
Vị trí: từ giữ khe xương chẩm – cổ 1 đo ngang ra ngoài hai thốn, huyệt ở chỗ trũng phía ngoài cơ thang, phía trong cơ ức đòn chũm.
Tác dụng: chữa đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, dau vai gáy, viêm màng tiếp hợp, ssot cao, cảm mạo.
Châm cứu: châm sâu 0,5-0,8 thốn, hướng mũi kim về phía nhãn cầu bên đối diện, cứu 3-5 phút.
Ngoài ra còn thường dùng các huyệt kiên tỉnh, hoàn khiêu, dương lăng tuyền, huyền chung, khâu hư, túc khiếu âm.
coppy ghi nguồn: https://drugsofcanada.com
link bài viết: kinh túc thiếu dương đởm
Từ khóa » đường đi Kinh đởm
-
Kinh Đởm: Vị Trí, Chức Năng Và Các Huyệt Vị Phổ Biến
-
Kinh Túc Thiếu Dương đởm - Health Việt Nam
-
Kinh Đởm - Điều Trị Đau Clinic
-
Huyệt Trên đường Kinh Đởm | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM
-
CÁC KINH HUYỆT CHÍNH: Kinh Túc Thiếu Dương Đởm
-
CÁC HUYỆT CỦA TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM KINH
-
KINH TÚC THIẾU DƯƠNG ĐỞM | Lê Hữu Trác
-
Các Huyệt Nằm ở Trên đường Kinh Đởm - Ghế Massage Okasa
-
Kinh Túc Thiếu Dương Đởm (T11/2019)
-
Lộ Trình Và Hội Chứng Bệnh Của 12 Kinh Chính Trong Châm Cứu
-
TÚC THI?U DUONG Ð?M KINH - Nguyenkynam
-
Kinh Cân Và Cách Vận Dụng Châm Cứu
-
Các Huyệt Của Túc Thiếu Dương Đởm Kinh ...