Huyệt Trên Mạch Nhâm | Học Trị Liệu - HOCTRILIEU.COM

Mạch Nhâm

  • Đường đi: Bắt đầu từ phía dưới tử cung đối với nữ và phái sau tuyến tiền liệt đối với nam, ra huyệt Hội âm, chạy lên theo đường giữa bụng và ngực, đến cổ họng rồi vòng lên môi, cuối cùng kết thúc tại huyệt Thừa tương bên dưới môi và giao với Đốc mạch.
  • Chức năng: Nhâm mạch chạy dọc giữa vùng bụng, cái quản các âm kinh trong cơ thể. Khí mạch của nó giao hội với các âm kinh ở tay chân đề điều hoà âm dương và kiểm soát âm kinh. “Nhâm” có nghĩa là hoài thai và nuôi dưỡng. Vì vậy, Nhâm mạch có mối quan hệ mật thiết với quá trình mang thai, dưỡng thai và kinh nguyệt. Nhâm mạch đống vai tròn rất quan trọng. Nếu mạch này bị hư hàn thì vùng bụng dễ bị lạnh, kết u và hình thành bướu mỡ.

Huyệt thường dùng

1- Huyệt Thần khuyết - Trị chứng đổ môi hôi và sợ nóng Vị trí: Huyệt nằm ở giữa rốn. Kĩ thuật trị liệu: Đây được coi là huyệt quan trọng nhất của cơ thể, vì ngay trong thời kì bào thai, huyệt này đã có mối liên hệ với tất cả các tạng phủ trong cơ thể. Khi bị ngất, có thể cứu huyệt này cho đến khi nào tỉnh thì thôi, cứu trực tiếp hoặc đắp một nắm muối lên rồi cứu qua muối. Ngoài ra, để giúp phục hồi sức khoẻ, chữa trị các chứng suy nhược, sợ lạnh vào mùa đông, đổ mồ hôi và sợn nóng vào mùa hè có thể cứu như sau: trong lần đầu tiên, chỉ nên cứu 10 phút và không để quá nóng. Về sau, mỗi ngày tăng thêm 5 phút cho đến tối đa 30 phút là được. Người khoẻ thì nhanh cảm thấy nóng hơn người yếu, càng cứu mà càng cảm thấy nóng nhanh tức là sức khoẻ đang được phục hồi. Giác hơi huyệt này có thể chữa trị chứng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.

2- Huyệt Trung quan - Trị các bệnh về dạ dày và đường ruột  Vị trí: Nằm ở giữa bụng, trung điểm đường thẳng nối mỏm ức và rốn, hoặc đo từ rốn lên trên 4 thốn. Kĩ thuật trị liệu: Huyệt chuyên trị chứng bệnh dạ dày và tá tràng như đau dạ dày, đầy hơi, sa dạ dày, nôn ói, ợ chua, dạ dày và tỳ hư nhược… Thông thường, khi cần điều trị nhanh thì giác hơi, điều dưỡng hàng ngày thì nên xoa bóp, day ấn hoặc cứu ngải hàng ngày, mỗi lần từ 2-5 phút hoặc lâu hơn.

3- Huyệt Đàn trung - Huyệt tăng tuổi thọ Vị trí: Nằm giác 2 đầu vú, dưới huyệt Thiên đột 3 thốn Kĩ thuật trị liệu: Huyệt này nằm ở vị trí tương đương với tuyến ức, thường xuyên xoa bóp huyệt Đản trung là các dưỡng sinh tốt nhất. Dùng mô cái bàn tay liên tục xo anhanh huyệt Đản trung theo chiều dọc cho đến khi huyệt nóng lên; lúc này, có thể cảm thấy một luông khí ấm lan toả khắp cơ thể. Đây là động tác chăm sóc sức khoẻ rất hữu hiệu. Trước khi sinh một tháng, thai phụ nên xoa obps các huyệt Thiếu trạch, Đản trung và Nhũ căn để đủ sữa cho con bú.

Huyệt Thần khuyết

Huyệt Trung quản

Huyệt Đản trung  

Từ khóa » Vị Trí Huyệt Mạch Nhâm