Mạch Nhâm, đường đi Và Các Huyệt Vị Trên ...

Mạch nhâm, đường đi và các huyệt vị trên Mạch nhâm

I. Đường đi và liên quan

Bắt đầu từ huyệt Hội âm (tầng sinh môn) qua Mao tế, đi vào trong bụng qua Quan nguyên lên thẳng họng thanh quản, lên cằm, mặt rồi vào trong mắt.

Mạch nhâm làm nhiệm vụ:

- Điều hòa phần âm của toàn thân (bể của các kinh âm).

- Cùng với kinh Xung điều hành quá trình duy trì, phát dục, phát triển thai sản của phụ nữ. Liên quan trực tiếp đến việc sinh đẻ.

II. Có liên quan nhiều đến các chứng bệnh

- Nam: Thoát vị.

- Nữ: Khí hư, tích báng hạ vị (u nang), khó hoặc không chửa, đẻ được.

III. Các huyệt vị:

1. Hội âm (Bình ế)

+ Vị trí:

- Ở khoảng giữa tiền âm và hậu âm.

- Ở giữa nút đáy chậu.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ: Chữa các chứng bệnh của hệ sinh dục ngoài, bệnh của hậu môn và niệu đạo.

- Toàn thân: chữa kinh nguyệt không đều, thận tinh kém, điên cuồng.

+ Cách châm cứu:

- Châm 0.3-0.5 tấc. Cứu 10 – 15 phút.

+ Chú ý:

- Cảm giác đắc khí là căng tức tại chỗ.

- Huyệt ở khu vực dễ nhiễm trùng cần thận trọng.

- Hình 18. Mạch Nhâm

- 1. Hội âm; 2. Khúc cốt; 3. Trung cực; 4. Quan nguyên; 5. Thạch môn; 6. Khí hải; 7. Âm giao; 8. Thần khuyết; 9. Thuỷ phân; 10. Hạ quản; 11. Kiến lý; 12. Trung quản; 13. Thượng quản; 14. Cự khuyết; 15. Cưu vĩ; 16. Trung đình; 17. Đản trung; 18. Ngọc đường; 19. Tử cung; 20. Hoa cál; 21. Tuyền cơ; 22. Thiên đột; 23. Liêm tuyền; 24. Thừa tương.

2. Khúc cốt

+ Vị trí:

- Ở trên xương mu, dưới huyệt Trung cực 1 tấc, vào chỗ lõm giữa chùm âm mao.

- Lấy ở chính giữa bờ trên xương mu.

+ Chủ trị:

Chữa các chứng: Đái khó, bí đái, bế kinh, khí hư, di tinh, liệt dương, sán khí, thiên trụy (viêm tinh hoàn), sa tử cung, đau do thoát vị.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,3 - 1 tấc. Cứu 20 - 45 phút.

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc chạy tới các bộ phận ở âm nang sinh dục ngoài.

- Trước khi châm cứu phải bảo người bệnh đi tiểu tiện để tránh châm vào bàng quang. Khi bị bí đái không châm sâu, có thai không châm sâu.

3. Trung cực (Ngọc tuyền, Khí tuyên)

+ Vị trí:

- Dưới rốn 4 tấc, dưới huyệt quan nguyên 1 tấc.

- Lấy ở điểm nối 4/5 trên và 1/5 dưới của đoạn thẳng nối rốn với bờ xương mu.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Chữa các chứng: Kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, đau ngứa âm nang, sót nhau, khí hư, di tinh, liệt dương, đái dầm, đái són, đái rắt, đái buốt, bí đái.

- Toàn thân: Chữa phù thũng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,3 - 1 tấc. Cứu 20 - 60 phút.

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hay chạy xuống bộ phận sinh dục ngoài.

- Kết hợp với Thuỷ phân, Thuỷ tuyền, Phục lưu, Tam âm giao để chữa phù do tim.

- Kết hợp với Tam âm giao để chữa đái dầm.

- Kết hợp với Âm lăng tuyền, Tam âm giao để chữa đái són.

- Kết hợp với Tử cung, Tam âm giao để chữa kinh nguyệt không đều.

- Trước khi châm bảo người bệnh đi tiểu, khi bí đái không châm sâu. Có thai không châm sâu.

4. Quan nguyên

+ Vị trí:

- Ở dưới rốn 3 tấc, là mộ huyệt của tiểu trường.

Là hội huyệt của kinh túc tam âm: Can, Thận, Tỳ và Nhâm mạch.

- Lấy ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đoạn rốn bờ trên xương mu.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ: Chữa các chứng bệnh về kinh nguyệt, khí hư, vô sinh, di mộng tinh, liệt dương, đau bụng dưới, ỉa chảy, kiết lỵ, đái rắt, đái buốt, bí đái.

- Toàn thân: Cấp cứu chứng thoát của trúng phong, huyệt dùng để bổ các chứng hư tổn, phù thũng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,3 - 1 tấc. Cứu 20 - 60 phút (trong chứng hư thoát).

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc chạy xuống bộ phận sinh dục ngoài.

- Kết hợp cứu: Quan nguyên, Khí hải để nâng huyết áp trong các chứng choáng.

- Người bệnh đi tiểu trước khi châm. Bí đái, có thai không châm sâu.

5. Thạch môn (Lợi cơ, Đan điền)

+ Vị trí:

- Ở dưới rốn 2 tấc.

- Lấy ở điểm nôì 2/5 trên và 3/5 dưới của đoạn rốn đến bờ trên xương mu.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau quặn bụng dưối, ỉa chảy, đái đục, đái khó, băng huyết, rong kinh, bế kinh.

- Toàn thân: Chữa ăn không tiêu, phù thũng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5-1 tấc. Cứu 10 - 30 phút.

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc chạy theo đường kinh.

- Theo sách Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành: Phụ nữ cấm không châm cứu huyệt này vì sợ ảnh hưởng tới bào cung và quá trình thụ thai. Nếu bị bí tiểu tiện không châm sâu.

6. Khí hải (Hạ hoang)

+ Vị trí:

- Ở dưới rốn 1,5 tấc.

- Lấy ở điểm nối 1,5/5 trên với 3,5/5 dưới của đoạn rốn bờ trên xương mu.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau bụng quanh rốnh. Bệnh về hệ sinh dục và kinh nguyệt của phụ nữ. Đái nhiều.

- Toàn thân: Chữa khí hư, ngũ tạng hư tổn, chân tay quyết lạnh.

+ Cách châm cứu:

Châm sâu 0,5 - 1,5 tấc. Cứu 10 - 20 phút.

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc theo kinh.

- Cứu kết hợp với Quan nguyên để nâng huyết áp trong các chứng choáng.

- Kết hợp với Chi câu, Túc tam lý, Đại trường du để chữa khí trệ gây ra chướng khí.

- Bệnh nhân có bí đái không châm sâu, có thai không châm sâu.

7. Âm giao (Hoành thi)

+ Vị trí:

- Ở dưới rốn 1 tấc.

- Lấy ở điểm nối 1/5 trên với 4/5 dưới của đoạn rốn đến bờ trên xương mu.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau bụng quanh rốn. Bệnh ở âm nang và rối loạn kinh nguyệt.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 1,5 tấc. Cứu 10 - 30 phút.

+ Chú ý:

Có thai không châm sâu.

8. Thần khuyết (Khí xá)

+ Vị trí:

- Ở giữa rốn

- Lấy ở chính giữa lỗ rôn.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa sau bụng vùng rốn, sôi bụng, ỉa chảy không cầm được, lòi dom.

- Toàn thân: Chữa chứng thoát của trúng phong, tay chân giá lạnh, bất tỉnh nhân sự. Khi cứu có tác dụng hồi dương.

+ Cách cứu:

Thường cứu cách muôi từ 20 - 120 phút, trong trường hợp cần cấp cứu để hồi dương, cứu đến khi nào ấm chân tay mới thôi.

Cấm châm.

+ Chú ý:

- Phối hợp với cứu: Bách hội, Quan nguyên để cấp cứu.

- Kết hợp với Thiên khu, Thượng quản, Nội quan, Túc tam lý để chữa vị quản thông và phúc thông.

9. Thuỷ phân

+ Vị trí:

- Ở dưới huyệt hạ quản 1 tấc, trên rốn 1 tấc.

- Lấy ở điểm nối 1/8 dưới và 7/8 trên của đoạn rốn đến điểm gặp nhau của hai bờ sườn.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa sôi bụng, đau bụng quanh rốn.

- Toàn thân: Chữa phù thũng, cổ trướng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 20 - 120 phút.

+ Chú ý:

Chữa phù và cổ trướng phải cứu lâu, không châm. Có thai không châm sâu.

10. Hạ quản

+ Vị trí:

- Ở dưới huyệt Kiến lý 1 tấc.

- Lấy ở điểm nối 2/8 dưới và 6/8 trên của đoạn rốn đến điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau bụng, bụng trướng hơi, nôn mửa, đau dạ dày, ăn không tiêu.

- Toàn thân: Chữa người gầy sút cổ chướng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 10 - 30 phút.

+ Chú ý:

Chữa cổ trướng chỉ cứu không châm. Có thai không châm.

11. Kiến lý

+ Vị trí:

- Ở dưới Trung quản 1 tấc.

- Lấy ở điểm nối 3/8 dưới và 5/8 trên của đoạn rốn đến điểm gặp nhau của 2 bờ sườn.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo đường kinh: Chữa đau dạ dày, nôn mửa, đầy bụng và khó tiêu.

- Toàn thân: Chữa phù thũng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 1 tấc, cứu 15 - 30 phút.

+ Chú ý:

Châm sâu quá có thể làm tổn thương tỳ.

12. Trung quản (Thái thương)

+ Vị trí:

- Ở dưới Thượng quản 1 tấc, trên rốn 4 tấc.

- Lấy ở điểm giữa của đoạn rốn đến điểm gặp nhau của hai bờ sườn.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau dạ dày ợ chua, nôn mửa ăn không tiêu, đầy hơi, trướng bụng.

- Toàn thân: Chữa kiết lỵ, ỉa chảy, cao huyết áp.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 15 - 30 phút.

+ Chú ý:

- Biểu hiện châm đắc khí: Thấy căng, tức tại chỗ hoặc cảm giác chạy vào trong bụng hay thấu ra sau lưng (Vị du), hoặc tê vòng quanh kim.

- Không châm sâu quá có thể vào ổ bụng.

13. Thượng quản (Vị quản)

+ Vị trí:

- Ở dưới huyệt Cự khuyết 1 tấc, trên rốn 5 tấc.

- Lấy ở điểm nối 5/8 dưới và 3/8 trên của đoạn rốn đến điểm gặp nhau của hai bờ sườn.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau dạ dày, nôn mửa.

- Toàn thân: Chữa kinh giật, hồi hộp, tim đập mạnh.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 1 tấc. Cứu 15 - 30 phút.

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy càng tức tại chỗ hoặc chạy sâu vào trong bụng hay chạy dọc theo kinh.

- Kết hợp với Nội quan, Túc tam lý để chữa vị quản thông.

14. Cự khuyết

+ Vị trí:

- Ở dưới Cưu vĩ 1 tấc.

- Lấy ở điểm nối 6/8 dưới với 2/8 trên của đoạn rốn đến điểm gặp nhau của hai bờ sườn.

- Huyệt ở trên đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau bụng, nấc, nôn, mửa, ợ chua, đau giữa ngực.

- Toàn thân: Chữa điên cuồng, hồi hộp, tim đập mạnh, kinh giật, hay quên.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 0,8 tấc. Cứu 15 - 40 phút.

+ Chú ý:

- Kết hợp với Tâm du, Thông lý, Khích môn để chữa đau thắt vùng tâm.

- Không châm sâu đế tránh vào gan gây chảy máu trong.

15. Cưu vĩ (Vĩ ê)

+ Vị trí:

- Ở dưới mũi ức 5 phân, hay dưới chỗ gặp nhau của 2 bò sườn 1 tấc.

- Lấy ở điểm nối 7/8 dưới với 1/8 trên của đoạn rốn đến điểm gặp nhau của hai bờ sườn.

- Huyệt ở sát đầu mũi ức, chỗ đầu trên của đường trắng giữa.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau vùng thượng vị, nấc, đau tức trước ngực, khó thở.

- Toàn thân: Chữa động kinh, điên cuồng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,5 - 0,8 tấc. Cứu 10 - 15 phút.

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ, hoặc chạy đến chỗ đau.

- Châm sâu có thể vào gan gây chảy máu trong.

16. Trung đình

+ Vị trí:

- Ở chỗ lõm dới huyệt Đản trung 1 tấc 6 phân.

- Lấy ở chỗ hai bờ sườn gặp nhau làm thành một góc nhọn (trên người không có mũi ức). Người có mũi ức thì kéo dài hai bờ sườn cho gặp nhau và lấy huyệt ở chỗ hai bờ sườn gặp nhau trên đường dọc giữa xương ức.

- Huyệt ở trước khớp thân xương ức và mũi ức hoặc góc hai bờ sườn gặp nhau. Có gân cơ ngực to (bó ức và bó cân cơ thẳng to). Cân cơ thẳng to bám vào xương.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa tức ngực, ợ, nấc.

+ Cách châm cứu:

Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng, sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

+ Chú ý:

Xương ức rất mềm, nhất là trẻ em. Khi châm không được để thẳng góc kim với mặt da vì có thể xuyên qua xương vào trung thất. Châm vào xương sẽ gây cảm giác đau buốt.

17. Đản trung (Chiên trung)

+ Vị trí:

- Ở chỗ lõm dưới huyệt Ngọc đường 1 tấc 6 phân.

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 núm vú (nam giới) hay đường ngang qua bờ trên 2 khởp ức sườn thứ 5 (phụ nữ).

- Dưới da là xương ức. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau ngực.

- Toàn thân: Chữa hen suyễn, khó thở, đoản khí, nấc, ít sữa.

+ Cách châm cứu:

Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng, sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 10 - 20 phút.

+ Chú ý:

Như huyệt Trung đình.

18. Ngọc đường (Ngọc anh)

+ Vị trí:

- Ở chỗ lõm dưới huyệt Tử cung 1 tấc 6 phân.

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua bờ trên khởp ức - sườn 4.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau ngực.

- Toàn thân: Chữa ho, hen suyễn.

+ Cách châm cứu:

Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

+ Chú ý:

Như huyệt Trung đình.

19. Tử cung

+ Vị trí:

- Ở chỗ lõm dưới huyệt Hoa cái 1 tấc 6 phân.

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa hai khớp ức - sườn 3.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ: Chữa đau ngực.

- Toàn thân: Chữa hen suyễn, nôn.

+ Cách châm cứu:

Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

+ Chú ý:

Như huyệt Trung đình.

20. Hoa cái

+ Vị trí:

- Ở chỗ lõm dưới huyệt Toàn cơ 1 tấc 6 phân.

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua giữa hai khớp ức - sườn 2.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ: Chữa đau ngực.

- Toàn thân: Chữa ho, hen suyễn.

+ Cách châm cứu:

Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng xuống bụng sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5-15 phút.

+ Chú ý:

Như huyệt Trung đình.

21. Tuyền cơ

+ Vị trí:

- Ở chỗ lõm dưới huyệt Thiên đột 1 tấc 6 phân. Ngửa đầu mà lấy huyệt.

- Lấy ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức và đường ngang qua bờ trên khớp ức - sườn 1.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ: Chữa đau ngực.

- Toàn thân: Chữa ho, hen suyễn.

+ Cách châm cứu:

Châm luồn kim dưới da, mũi kim hướng về phía bụng sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5 - 15 phút.

+ Chú ý:

Như huyệt Trung đình.

22. Thiên đột (Thiên cù)

+ Vị trí:

- Ở dưới Yết hầu 4 tấc, trong chỗ lõm.

- Lấy ở giữa chỗ lõm trên bờ xương ức.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa đau họng, mất tiếng đột ngột, khản tiếng, Ợ, nấc.

- Toàn thân: Chữa ho, hen suyễn.

+ Cách châm cứu:

Châm kim qua da rồi hướng kim theo mặt sau xương ức sâu 0,3 - 0,5 tấc. Cứu 5 - 15 phút.

+ Chú ý:

Tránh châm thẳng góc dễ vào khí quản gây ho.

23. Liêm tuyền (Thiệt phiến)

+ Vị trí:

- Ở dưới cằm, trên yết hầu, dưới cuống lưỡi.

- Lấy ở chính giữa bờ trên sụn giáp trạng.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo kinh: Chữa lưỡi co rụt, cứng lưỡi hoặc lưỡi mềm nhẽo; thở khó, nuốt khó, chảy dãi.

- Toàn thân: Chữa câm.

+ Cách châm cứu:

Luồn kim dưới da, mũi kim hướng ngược lên cuống lưỡi sâu 0,2 - 0,5 tấc. Cứu 5-10 phút.

+ Chú ý:

- Châm đắc khí thấy căng, tức tại chỗ hoặc lan vào cuống lưỡi.

- Không châm kim thẳng góc với da vì dễ chọc kim qua thanh quản gây ho.

24. Thừa tương (Huyên tương)

+ Vị trí:

- Ở chỗ lõm trên cằm, dưới môi.

- Lấy ở đáy chỗ lõm, chính giữa và dưới vành môi dưới.

+ Chủ trị:

- Tại chỗ và theo đường kinh: Chữa méo mồm, sưng mặt, đau răng, sưng lợi răng, chảy nước dãi, đột nhiên mất tiếng.

- Toàn thân: Chữa điên cuồng.

+ Cách châm cứu:

Châm 0,2 - 0,3 tấc. Cứu 5 - 15 phút.

+ Chú ý:

Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ hoặc chạy quanh môi.

Liên hệ tư vấn chữa bệnh

Bạn có thể gọi đến số 18006834 (miễn cước gọi) để được bác sĩ tại Phòng khám Đông y Nguyễn Hữu Toàn tư vấn chi tiết về bệnh và cách điều trị.

Thaythuoccuaban.com Tổng hợp

*************************

Từ khóa » Vị Trí Huyệt Mạch Nhâm