Huyệt Túc Tam Lý: Vị Trí, Tác Dụng, Cách Bấm Huyệt - JPXsport

HUYỆT TÚC TAM LÝ: VỊ TRÍ, TÁC DỤNG, CÁCH BẤM HUYỆT

Huyệt túc tam lý nằm tại vị trí đầu gối giúp điều hòa khí huyết, cải thiện tình trạng suy nhược toàn thân. Do đó, nắm được vị trí, tác dụng và cách bấm huyệt đạo này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe và phòng tránh bệnh tật tốt nhất. Cùng Jpxsport tìm hiểu chi tiết về huyệt đạo này trong bài viết dưới đây. 

Huyệt túc tam lý là gì?

Túc tam lý còn được biết đến với tên gọi là huyệt tam lý, hạ lăng, quỷ ta, hạ tam lý. Đây là huyệt vị thứ 36 của đường kinh Vị và là thuộc 108 huyệt đạo quan trọng của cơ thể. Tên huyệt được đặt dựa trên việc đi bộ của binh lính. Theo đó, một huyệt đạo tại phần chân có khả năng giúp binh lính đi bộ được hơn 3 dặm mà không mệt mỏi khi châm cứu huyệt. Huyệt đạo này được đặt tên là túc tam lý với túc là chân, tam là ba, lý là dặm. 

Ngoài ra, có thể hiểu theo cách khác đây là nơi hội tụ của 3 phủ gồm: phủ Đại trường (trên), phủ Vị (giữa), phủ Tiểu trường (dưới). Cùng với vị trí huyệt nằm ở bên trong (lý) nên được gọi là túc tam lý. 

Huyệt nằm trong Ngũ Du Huyệt, được biết đến với vai trò như một huyệt Hợp, thuộc hành Thổ. Túc tam lý thuộc lục tổng huyệt, chủ trị các cơn đau vùng bụng. Chúng nằm trong nhóm huyệt Hồi dương cửu châm, giúp phục hồi dương khí, tăng cường sức khỏe. 

Huyệt túc tam lý nằm tại khu vực huyệt phần chân của cơ thể

Vị trí

Huyệt túc tam lý nằm ở phía dưới huyệt Độc Tỵ, cách 3 khoát ngón tay, trước mào chày trước quan ngang 1 ngón tay. Cách xác định vị trí huyệt như sau:

  • Đầu tiên, bạn cần xác định vị trí huyệt Độc Tỵ. Huyệt đạo này nằm ngang với khoảng trống của khớp gối. 
  • Từ vị trí này, đo xuống dưới 3 khoát ngón bàn tay và đo sang ngang 1 ngón; đồng thời ngón giữa chạm vào mào xương chày. 
  • Vị trí huyệt túc tam lý chính là điểm lõm tại vùng này.
  • Có thể xác định vị trí huyệt bằng cách sờ nắn động

Cách xác định vị trí huyệt

Ngoài ra, bạn có thể xác định vị trí huyệt bằng cách lấy lòng bàn tay che đầu gối. Vị trí huyệt chính là nơi nằm giữa hai đầu ngón tay út và ngón đeo nhẫn. Hoặc ngồi trên mặt đất và ấn bàn chân xuống đất, hướng về phía cơ thể nhưng không nhấc gót lên cao. Bạn sẽ quan sát thấy một vị trí cao hơn ở khu vực đầu gối, đặt ngón tay tại vị trí này rồi đứng lên. Đây chính là vị trí huyệt cần tìm. 

Tác dụng

  • Giúp tăng sinh khí dương, nguyên khí, nuôi dưỡng huyết âm. Huyệt là nơi giúp săn chắc gốc khí cho dạ dày và lá lách, rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý mãn tính. 
  • Tăng cường sinh khí cho lá lách: hyệt túc tam lý làm hết tỳ vị hư hàn, hồi phục sức lực, tinh thần cho cơ thể, rất tốt cho người bị suy nhược thần kinh hoặc người bệnh cần hồi phục. 
  • Cải hiện chứng đau âm ỉ vùng thượng vị, chán ăn, buồn nôn, nôn, nấc cục, ợ hơi, khó tiêu, kiết lỵ, viêm loét ruột. 
  • Giúp cân bằng nguyên tốt âm dương, phục hồi ý thức
  • Tăng cường sản xuất dịch tiêu hóa ở dạ dày, giúp nhuận tràng. 
  • Bấm huyệt túc tam lý giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. 
  • Chăm sóc đôi mắt khỏe đẹp, cải thiện tình trạng các bệnh rối loạn mãn tính về mắt, mờ mắt, giảm thị lực, tăng cường thị lực ở người trên 30 tuôi. 
  • Dưỡng khí: bấm huyệt giúp hấp thụ phù nề, sưng tấy ở vùng bụng dưới do giữ nước tiểu
  • Xoa dịu tâm trí: do huyệt đạo có tác dụng khử tính ẩm, bổ tỳ, hỗ trợ nguyên khí nên chúng được chỉ định trong trường hợp rối loạn tâm lý, tình cảm, cải thiện chứng rối loạn hưng cảm, căng thẳng. 
  • Hỗ trợ điều trị chảy máu tử cung, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, không đủ, trễ kinh, không có kinh. 
  • Phối hợp với các huyệt đạo khác có tác dụng điều trị các vấn đề của sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, điều hòa chất lỏng trong đường ruột, trị ốm nghén khi mang thai, tăng sinh khí cho dạ dày, lá lách. 

Cách bấm huyệt

Day ấn, bấm huyệt nhẹ nhàng ngay tại nhà có thể giúp bạn cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe. Cách thực hiện như sau:

  • Chọn tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế, chân đặt vuông góc với mặt đất.
  • Xác định vị trí huyệt trước khi thực hiện
  • Dùng ngón tay cái đặt lên vị trí vừa xác định, các ngón còn lại ôm lấy phần sau chân
  • Day ấn huyệt với lực vừa phải trong vòng 5 phút
  • Dùng lực mạnh hơn từ từ ấn huyệt rồi nhẹ nhàng thả tay ra. 
  • Lặp lại toàn bộ động tác khoảng 3 lần. 
  • Thực hiện mỗi ngày để có được kết quả tốt nhất cho sức khỏe. 

Cách day bấm chữa bệnh bằng huyệt Túc tam lý

Ngoài cách bấm huyệt thông thường, bạn có thể áp dụng phương pháp cứu ngải với huyệt để chữa bệnh. Để áp dụng cách này, bạn cần sử dụng một mồi ngải được làm từ lá ngải cứu khô, vò nát. Dùng mồi này đặt lên vị trí huyệt rồi đốt lửa cho nóng. Đến khi mồi cháy gần hết, cảm thấy nóng rát thì thay bằng một mồi khác. 

Ngoài ra, bạn có thể quấn lá ngải cứu khô đã được vò nát bằng giấy thành điếu tương tự thuốc lá. Sau đó, châm lửa, đốt một đầu rồi hơn lên huyệt túc tam lý. Giữ độ ấm nóng ở mức vừa phải. Hơ trong khoảng 15 phút đến khi phần huyệt nóng đỏ ấm vừa phải là được. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về vị trí, tác dụng cũng như cách bấm huyệt túc tam lý. Hy vọng rằng những chia sẻ của Jpxsport có thể giúp bạn chăm sóc sức khỏe bản thân một cách tốt nhất.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tính năng Body Scan trên dòng ghế mát xa. Với tính năng này, ghế sẽ quét toàn bộ cơ thể, xác định chính xác vị trí huyệt và thực hiện những kỹ thuật day ấn chuyên sâu. Nhờ đó, cơ thể ngày càng khỏe mạnh hơn, phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm với sức khỏe.

Từ khóa » Cách Cứu Huyệt Túc Tam Lý