Túc Tam Lý
Có thể bạn quan tâm
Tên Huyệt:
Tên hyệt này có thể hiểu qua 2 cách sau:
. Một truyền thuyết cho rằng: châm hoặc bấm huyệt Túc Tam Lý giúp cho binh lính đi bộ được hơn 3 (tam) dặm (lý) (trên 5 km) mà không bị mo?i.
. Một số nhà chú Giải lại cho rằng Túc Tam Lý là nơi hội của 3 phu?: Đại Trường (ở trên), Vị (ở giữa) và Tiểu Trường (ở dưới) vì vậy mới gọi là Tam Lý
-Huyệt ở dưới lõm khớp gối 3 thốn, lại chữa 3 vùng trên, giữa và dưới của dạ dầy (Vị), vì vậy gọi là Túc Tam Lý (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác:
Hạ Lăng, Hạ Tam Lý, Quỷ Tà, Tam Lý.
Xuất Xứ:
Thánh Huệ Phương.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 36 của kinh Vị.
+ Huyệt Hợp, thuộc hành Thổ.
+ Huyệt quan trọng có thể dùng một mình hay phối hợp điều trị các bệnh thuộc Vị và tất ca? các trường hợp trướng đau ở bụng, tiêu hóa rối loạn, các bệnh về mắt, hệ thần kinh, bệnh áp huyết cao. Đây là huyệt có tác dụng toàn thân.
+ Huyệt đưa khí xuống phần dưới cơ thể.
+ Một trong ‘Lục Tổng Huyệt’ Chủ trị vùng bụng đau.
+ Một trong nhóm ‘Hồi Dương Cư?u Châm’ có tác dụng nâng cao và phục hồi Dương khí.
+ Một trong ‘14 Yếu Huyệt’ của ‘Châm Cứu Chân Tu?y’ (Nhật Ba?n) để nâng cao chính khí, trị bệnh dạ dày (nhưng dạ dày dư chất chua thì không dùng huyệt này).
Vị Trí:
Dưới mắt gối ngoài 3 thốn, phía ngoài xương mác khoảng 1 khoát ngón tay, nơi cơ cẳng chân trước, khe giữa xương chầy và xương mác.
Hoặc úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó đo ra 1 thốn là huyệt túc tam lý
Dưới lõm ngoài xương bánh chè (Độc Tỵ) 3 thốn.
Giải Phẫu:
Dưới da là cơ cẳng chân trước, chỗ bám các thớ gân cơ 2 đầu đùi, khe giữa xương chầy và xương mác, màng gian cốt.
Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông to, nhánh của dây thần kinh chầy trước.
Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L5.
Tác Dụng:
Lý Tỳ Vị, điều trung khí, thông kinh lạc - khí huyết, phù chính bồi nguyên, bổ hư nhược, khu phong hóa thấp, điều hòa huyết áp.
Chủ Trị:
Trị dạ dày đau, nôn mửa, tiêu hóa kém, táo bón, ruột viêm, chi dưới yếu liệt, bệnh thuộc hệ tiêu hóa, kích ngất, cơ thể suy nhược, thần kinh suy nhược.
*Tham Khảo:
(“Thiên ‘Tà Khí Tạng Phủ Bệnh Hình’ ghi: “ Bệnh của Vị làm cho bụng trướng to, vị quản đau thấu đến Tâm, chói lên 2 bên hông sườn, từ cách lên họng không thông, ăn uống không xuống, nên thủ huyệt (Túc) Tam Lý để chữa” (LKhu 4, 110).
(“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Bệnh Trước Tý làm sự hoạt động khó khăn, hàn khí lâu ngày, châm huyệt (Túc) Tam Lý” (LKhu 19, 16).
(“ Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: Trong tất ca? những bệnh Đại Trường phải châm Túc Tam Lý (Vi.36) . Nếu khí thịnh thì châm tả, hư thì bổ “ (LKhu 19, 17).
(“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Trong bụng sôi, đó là khí xung lên trên đến ngực, làm cho suyễn, không đứng lâu được, đó là vì tà khí đang ở Đại Trường, châm huyệt Nguyên của hoang (Khí Hải - Nh.6) + Cự Hư Thượng Liêm (Thượng Cự Hư - Vi.37) + (Túc) Tam Lý” (LKhu 19, 19).
(“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Vị khí nghịch, nôn ra chất đắng, gọi là chứng ẩu do Đởm, châm huyệt (Túc) Tam Lý nhằm làm cho Vị khí hạ xuống” (LKhu 19, 21).
(“Thiên ‘Tứ Thời Khí’ ghi: “Khi bụng dưới đau và không đi tiểu được, đó là tà khí ở tại Tam Tiêu, nên thu? huyệt Đại Lạc của kinh túc Thái Dương, tìm những huyết mạch nho? bị xung huyết mà châm Tả, nếu nó sưng thũng đến Vị qua?n, thì châm (Túc) Tam Lý “(LKhu 19, 25).
(“Thiên ‘Ngũ Tà’ ghi: “Tà khí ở Tỳ, Vị sẽ làm cho cơ nhục đau, Nếu Dương khí hữu dư Âm khí bất túc sẽ thành chứng ‘nhiệt trung’, mau đói; khi Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư sẽ thành chứng ‘hàn trung’, ruột sôi, bụng đau, đó là Âm Dương đều hữu dư; Nếu Âm Dương đều bất túc thì hữu hàn, hữu nhiệt, tất ca? đều phải điều hòa bằng Túc Tam Lý (Vi.36)” (LKhu 20, 5).
(“Thiên ‘Trướng Luận’ ghi: “ Vệ khí nhập chung với mạch gây ra chứng ‘phu trướng’, châm huyệt (Túc) Tam Lý để tả...” (LKhu 35, 19-20).
(Thiên ‘Thích Ngược Luận’ ghi : “Bệnh ngược phát từ Vị, làm cho mau đói mà không ăn được, ăn vào thì đầy, bụng trướng, thích túc Dương minh (Giải Khê (Vi.41) + Túc Tam Lý (Vi.36), hoành mạch ở túc Thái Âm cho ra huyết” (TVấn 36, 12).
(“Thiên ‘Thích Yêu Thông’ ghi : “Mạch kinh Dương minh làm cho lưng đau không thể quay đi quay lại được ... Nếu ngoảnh lại thì hoảng hốt như trông thấy gì lạ... Thích 3 nốt tại trước ống chân thuộc kinh túc Dương minh (Túc Tam Lý (Vi.36), để cho trên dưới điều hòa và ra huyết. Mùa Thu đừng để cho ra máu” (TVấn 41, 3).
(“Thiên ‘Cốt Không Luận’ ghi: “Đầu gối đau, ống chân như muốn gãy, trị ở Dương minh trung du giao [Túc Tam Lý (Vi.36)] (TVấn 60, 27).
(Cứu tăng tuổi thọ theo sách ‘Danh Gia Mạn Lục’:
Mỗi tháng cứu 8 ngày đầu (theo Âm lịch), cứu bằng mồi trực tiếp tại huyệt, gây bo?ng vùng cứu.
Ngày (A.L) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
NAM | 9 tráng | 10 | 11 | 11 | 10 | 9 | 9 | 8 |
NỮ | 8 tráng | 9 | 11 | 11 | 9 | 9 | 8 | 8 |
Phương pháp cứu này giúp tăng tuổi thọ.
Từ khóa » Cách Cứu Huyệt Túc Tam Lý
-
Huyệt Túc Tam Lý Là Gì? Mẹo Xác Định Vị Trí Và Cách Bấm Chuẩn
-
Vị Trí Và Tác Dụng Huyệt Túc Tam Lý | Vinmec
-
Huyệt Túc Tam Lý Trong Dưỡng Sinh - Vị Trí, Tác Dụng, Chữa được Bệnh ...
-
Cứu Huyệt Trường Xuân - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Huyệt Túc Tam Lý: Huyệt Vị Kéo Dài Tuổi Xuân Và Chữa Bách Bệnh
-
Tác Dụng Và Cách Xác định Huyệt Túc Tam Lý - Ghế Massage KLC
-
Cứu Huyệt Túc Tam Lý - Một Phương Pháp Phòng Và Chữa Bệnh
-
Huyệt Túc Tam Lý Nằm Ở Đâu? Cách Châm Cứu Huyệt Trị Bệnh
-
Nâng Cao Thể Trạng Nhờ Bấm Huyệt Túc Tam Lý
-
Huyệt Túc Tam Lý: Vị Trí, Tác Dụng, Cách Bấm Huyệt - JPXsport
-
Hướng Dẫn Cách Xác định Huyệt Túc Tam Lý - Ths Bs Vũ Trí Linh ...
-
Huyệt Túc Tam Lý Nằm ở đâu? - Sieuthitaigia
-
Huyệt Túc Tam Lý Và Mẹo Bấm Huyệt Để Tăng Cường Sức Khỏe
-
Chỉ 10 Phút Kéo Dài Tuổi Thọ Với Bấm Huyệt Túc Tam Lý