Huyết Tương Là Gì? Trường Hợp Nào Cần ... - Nhà Thuốc Sức Khỏe
Có thể bạn quan tâm
- Huyết tương là gì?
- Thành phần của huyết tương
- Protein huyết tương
- Một số hợp chất hữu cơ khác
- Vai trò của huyết tương trong máu
- Chức năng của huyết tương
- Chức năng tạo áp suất keo của máu
- Chức năng vận chuyển
- Chức năng bảo vệ
- Chức năng cầm máu
- Sự khác nhau giữa huyết tương và huyết thanh
- Trường hợp nào cần truyền huyết tương?
- Lời kết
Thành phần máu của con người gồm bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương. Huyết tương có vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng cơ thể, đảm nhiệm chức năng vận chuyển, bảo vệ và cầm máu.
Huyết tương là gì?
Huyết tương là chất dịch trong - một trong những thành phần quan trọng không thể thiếu của máu. Huyết tương chiếm khoảng 55 - 65% tổng lượng máu có trong cơ thể người.
Màu sắc của huyết tương có thể thay đổi thường xuyên theo tình trạng sinh lý của cơ thể. Ví dụ như sau bữa ăn huyết tương có màu vàng đục, sau khi ăn từ 1 - 2 giờ sẽ chuyển sang màu vàng chanh và trong hơn. Máu có huyết tương đục sẽ không được sử dụng trong truyền máu vì có thể gây sốc, dị ứng cho người bệnh.
Thành phần của huyết tương
Huyết tương chứa 90% nước về thể tích, 10% còn lại là các chất tan như protein huyết tương, các thành phần hữu cơ và muối vô cơ,...
Protein huyết tương
Protein của huyết tương có chứa rất nhiều protein hòa tan và chiếm 7% về thể tích, trong đó các protein quan trọng nhất là:
- Albumin: là loại protein huyết tương phổ biến nhất (3,5-5g/dL máu) và là yếu tố chính gây ra áp suất thẩm thấu (osmotic pressure) của máu. Các chất không hòa tan trong nước hoặc chỉ hòa tan một phần được vận chuyển trong huyết tương bằng cách liên kết với albumin.
- Globulin: Đây là nhóm protein hình cầu hòa tan bao gồm: Alpha, beta, gamma. Gamma protein có các kháng thể hay immunoglobulin được tổng hợp bởi tương bào.
- Fibrinogen: Trong quá trình cầm máu, fibrinogen sẽ được các enzyme liên kết biến đổi thành fibrin. Fibrinogen được chế tiết và tổng hợp ở gan.
Một số hợp chất hữu cơ khác
Ngoài thành phần chính là protein huyết tương thì còn có một số loại peptide điều hòa lipid, glucose, vitamin, glucose, amino acid,...Ngoài ra, trong huyết tương còn chứa thêm một số loại muối khoáng điện li như Na, Ca, K,….
Vai trò của huyết tương trong máu
Huyết tương giữ vai trò vận chuyển nguyên liệu quan trọng của cơ thể như glucose, sắt, oxy, hormon, protein….đến các cơ quan khác trong cơ thể đồng thời loại bỏ những chất thải từ tế bào.
Albumin trong protein của huyết tương cung cấp áp suất thẩm thấu giữa cho phần chất lỏng của máu bên trong các mạch máu, ngăn máu tràn vào các mô và sau đó vào các tế bào. Albumin được xem như một loại xốp hút nước lưu thông, giữ lượng nước cần thiết trong dòng máu. Cùng với đó, các globulin có nhiệm vụ như kháng thể chống lại vi khuẩn, virus và tham gia vào quá trình vận chuyển lipid.
Trong Y học hiện đại ngày nay, huyết tương còn được sử dụng để tách các thành phần của máu và truyền cho người bệnh.
Chức năng của huyết tương
Chức năng tạo áp suất keo của máu
Nhờ có albumin với chức năng tạo áp suất thẩm thấu ở màng mao quản thông qua việc giữ lớp nước xung quanh phân tử của protein mà nước có thể được giữ lại nguyên vẹn trong mạch máu. Từ đó tạo nên áp suất keo cho máu qua lực giữ nước.
Áp suất keo tuy không quá lớn nhưng vô cùng quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình trao đổi nước giữa hai thành mao mạch. Hơn nữa còn có tác dụng giữ nước cân bằng giữa máu và dịch kẽ của tế bào.
Chức năng vận chuyển
Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng các protein huyết tương sẽ có vai trò làm chất tải cho nhiều chất vô cơ và hữu cơ như: Thyroxine binding globulin, thyroxin binding prealbumin, lipoprotein,…Bởi vậy rất có lợi cho quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Chức năng bảo vệ
Trong thành phần của protein huyết tương có chứa hàm lượng lớn các globulin miễn dịch như: igE, IgD, igM, igA, igG. Nhờ đó giúp cơ thể chống lại các kháng nguyên xâm nhập và bảo vệ cơ thể.
Chức năng cầm máu
Các chất có trong thành phần của protein huyết tương do tế bào gan sản xuất ra có khả năng gây đông máu. Từ đó giúp cơ thể cầm máu nhanh chóng khi có vết thương hở.
Sự khác nhau giữa huyết tương và huyết thanh
Nhiều người thường nhầm lẫn và không phân biệt được huyết thanh và huyết tương. Thực chất huyết thanh bình thường có thành phần và biểu hiện tương đồng với huyết tương, bao gồm cùng mức các nguyên tố vi lượng và nước. Điểm khác biệt ở đây là huyết thanh là huyết tương không bao gồm tơ huyết (không còn yếu tố đông máu Fibrinogen). Bởi vậy huyết thanh thường có màu sữa dục.
Trường hợp nào cần truyền huyết tương?
Huyết tương được tách các thành phần của máu ra để truyền cho bệnh nhân theo nguyên tắc “thiếu gì truyền nấy”. Các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh, được dùng trong các trường hợp sau:
- Suy giảm khả năng đông máu bẩm sinh và người bệnh không có chế phẩm máu chuyên biệt để truyền
- Bệnh nhân có ban xuất huyết do giảm tiểu cầu (thrombotic thrombocytopenic purpura) trong khi phải thay huyết tương
- Chảy máu cấp kèm giảm toàn bộ yếu tố đông máu
- Bệnh nhân bị truyền máu khối lượng lớn và có triệu chứng của rối loạn và đang chảy máu
- Bệnh nhân thiếu antithrombin III (gây kháng heparin) khi không có antithrombine III đậm đặc để truyền
Lời kết
Qua bài viết trên bạn đã biết huyết tương là gì, vai trò, chức năng của thành phần máu này cũng như trường hợp nào cần truyền huyết tương. Hy vọng bạn đã có được những thông tin hữu ích!
Nguồn tham khảo:
- https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia/content.aspx?ContentTypeID=160&ContentID=37
- https://www.psfc.mit.edu/vision/what_is_plasma
- https://www.britannica.com/science/plasma-state-of-matter
- https://www.redcrossblood.org/donate-blood/dlp/plasma-information.html
- https://www.livescience.com/54652-plasma.html
----------------------------
NHÀ THUỐC SỨC KHỎE - NHÀ THUỐC TRỰC TUYẾN UY TÍN
Website: https://nhathuocsuckhoe.com/
Hotline: 0901.666.300
Tại Hà Nội: Quý khách vui lòng đặt hàng Online hoặc qua số điện thoại
Tại Hồ Chí Minh: Số 62, Yên Đỗ, Phường 1, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Từ khóa » Các Loại Protein Huyết Tương
-
Tìm Hiểu Về Thành Phần Và Chức Năng Của Huyết Tương | Medlatec
-
Huyết Tương Là Gì? Chức Năng Của Huyết Tương | Vinmec
-
Protein Máu Là Gì? Chỉ Số Bình Thường Là Bao Nhiêu? | Vinmec
-
Huyết Tương – Wikipedia Tiếng Việt
-
Protein Huyết Tương - Học Y
-
Huyết Tương Là Gì? Thành Phần Và Chức Năng Của Huyết Tương?
-
Huyết Tương Là Gì? Thành Phần, Chức Năng, Vai Trò Chính
-
Chức Năng Của Các Protein Huyết Tương - MainFrame
-
️ Các Thành Phần Của Máu Và Phân Biệt Huyết Thanh Huyết Tương
-
Phân Bố Thuốc đến Các Mô - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Huyết Tương Là Gì? Trường Hợp Nào Cần Truyền Huyết ... - Docosan
-
Chế Phẩm Huyết Tương Là Gì Và Sử Dụng Trong Trường Hợp Nào?
-
HIẾN MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM MÁU