Hysteria: “Cuồng Phong” Tâm Thức Và ý Thức điều Trị

Hysteria trong y văn thế giới

Thời trung cổ, những vụ cuồng loạn hysteria từng được lưu lại trong y văn thế giới, như vụ diễn ra tại tu viện Cơ đốc ở Pháp. Ban đầu chỉ một vài nữ tư sĩ xuất hiện âm thanh lạ giống như mèo kêu, sau lan ra cả tu viện. Nó dấy lên nỗi lo ngại trong cộng đồng, khiến chính quyền phải vào cuộc, cử binh sĩ đến để kiểm soát. Các nữ tu bị binh lính đánh bằng roi da, cho tới khi họ hứa sẽ chấm dứt phát ra âm thanh đáng sợ. Trong thời gian này, niềm tin vào  quỷ ám khá phổ biến bởi ở châu Âu.

Một trường hợp nổi tiếng khác xảy ra tại thị trấn Aachen (Đức) vào ngày 24/6/1374. Đám đông nhảy nhót cuồng loạn diễu qua các đường phố hàng giờ, thậm chí hàng ngày, hàng tháng, đến khi đổ gục vì kiệt sức hoặc tử vong do đau tim và đột quỵ. Số người đổ ra đường nhảy múa không kiềm chế trong mỗi đợt dịch lên tới hàng nghìn. Dịch nhảy múa tới chết bùng phát suốt thời trung cổ ở châu Âu, với các trường hợp được ghi nhận ở Ý, Bỉ, Pháp, Đức, Hà Lan và Thụy Sỹ.

Ban đầu, hành động loạn trí này được cho là cho hậu quả lời nguyền của vị thánh John dòng Baptist hoặc Thánh Vitus, dẫn tới bệnh dịch với các tên gọi khác nhau. Nạn nhân của lời nguyền thường lui tới những nơi thờ phụng  thánh để được giải thoát khỏi đau đớn. Đây là “liệu pháp”mang tính tâm linh mà nhiều người hy vọng sẽ giúp họ bình phục sức khỏe.

Hysteria

Vụ cuồng loạn hysteria mới nhất được đề cập trong y văn thế giới xảy ra hồi tháng 5/2006, hơn 300 nữ sinh 14 trường học khác nhau trên khắp đất nước Bồ Đào Nha bị mắc bệnh. Nhiều em gặp vấn đề về hô hấp, khó thở, chóng mặt, phát ban. Người ta tình nghi do một loại virus chết người gây ra. Nó xảy ra chỉ vài ngày sau khi bộ phim truyền hình nổi tiếng nhiều tập dành cho thanh thiếu niên, có tên Morangos com Acucar (Dâu tây có đường) được công chiếu. Phim kể về một loại virus bí ẩn, đe dọa tính mạng tuổi học đường. Sau nhiều nghiên cứu, các quan chức y tế nước này cho rằng thủ phạm chính là chương trình truyền hình nói trên. Ban đầu, một số em học sinh bị dị ứng hoặc phát ban giống như trong phim. Những học sinh khác tiếp tục phát “bệnh” bởi lo kỳ thi sắp diễn ra, dẫn đến ảo tưởng tập thể. “Không biết có căn bệnh nào giống như truyền hình hay không, nhưng hậu quả mà phim tạo ra thật khủng khiếp”, Tiến sĩ Mario Almeida, thành viên ở Bộ Y tế Bồ Đào Nha nói với nhật báo Correio de Manha sau khi căn bệnh nói trên diễn ra.

Hysteria: Bệnh của tâm trí?

Thuật ngữ hysteria từng được cho là của Hippocrates, mặc dù nó không được sử dụng trong các sách của ông. Trong các ghi chép của mình, Hippocrates có đề cập đến một loạt triệu chứng như nghẹt thở, chuyển động tử cung, đặc biệt là khô do thiếu tiết dịch của cơ thể. Trong sách còn lưu một đoạn mà Hippocrates đề nghị nên mang thai để chữa các triệu chứng, vì giao hợp sẽ “làm ẩm” tử cung và tạo điều kiện lưu thông máu trong cơ thể.

Ở thế kỷ 18, hysteria được xem là bệnh của phụ nữ, gây ra bởi những rối loạn của tử cung (tiếng Hy Lạp, hystera có nghĩa là tử cung). Đến giữa thế kỷ XIX, hysteria được nhìn nhận như là những rối loạn chức năng tình dục. Phương pháp điều trị điển hình là xoa bóp bộ phận sinh dục, hay dùng máy rung hoặc phun nước để gây cực khoái. Sau này, Jean-Martin Charcot, một nhà thần kinh học Pháp đã cho rằng Hysteria như là một chứng rối loạn tâm lý. Năm 1893, Sigmund Freud, bác sĩ về thần kinh và là nhà tâm lý học người Áo, cha đẻ học thuyết phân tâm học dựa trên những khám phá của Charcot đã định nghĩa hysteria là một dạng “phân ly của ý thức” và nguyên nhân của chứng hysteria là do “yếu tố di truyền”. Cuối thế kỷ 19, Freud đã cho xuất bản một loạt các bài viết về hysteria để nói về quan điểm của ông liên quan đến hysteria. Lý thuyết của Freud đã có ảnh hưởng lớn ở Âu-Mỹ những năm đầu thế kỷ 20.

Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD-10), hysteria được gọi là rối loạn phân ly. Tỷ lệ gặp ở 0,3-0,5% dân số, thường gặp ở nữ giới. Biểu hiện rất đa dạng như mệt mỏi hụt hơi, khó thở, đau nhức... nhưng không có bằng chứng xác đáng về thể chất. Những biểu hiện tâm thần như khóc cười, sợ hãi vô cớ, la hét, mất hoặc tăng cảm giác... khá rõ rệt. Đặc điểm quan trọng là bệnh nhân rất dễ tự ám thị và bị ám thị ly kỳ hóa hiện tượng, kịch tính hóa, thích được mọi người chú ý.

Nói chung, y học hiện đại đã không còn coi hysteria như là một triệu chứng để chẩn đoán, mà xem như là một chứng bệnh được xác định chính xác với tên gọi rối loạn phân ly, thuật ngữ dùng để mô tả trường hợp một số đông người cùng biểu hiện các triệu chứng cuồng loạn về thể chất và tâm thần.

Hysteria

Hiện nay thuật ngữ tâm thần chia ra làm hai loại rối loạn mà trước đây gọi chung là hysteria: somatoform and dissociative. Các rối loạn dissociative trong DSM-IV-TR bao gồm mất trí nhớ, rối loạn sắc, rối loạn mất nhân cách... Rối loạn somatoform bao gồm các rối loạn chuyển đổi, rối loạn cơn đau mãn tính... Trong rối loạn somatoform, bệnh nhân bị các triệu chứng như đau lưng thấp hoặc liệt chân tay mà không có nguyên nhân vật lý rõ ràng.Tất cả các rối loạn này được cho là vô thức, không phải giả vờ hoặc cố ý giả vờ.Hysteria hay chứng cuồng loạn là một trạng thái của tâm thức, biểu hiện là sự kích động thái quá, không thể điều khiển được các cảm xúc. Những người bị hysteria thường mất tự chủ do nỗi sợ hãi gây nên bởi nhiều sự kiện trong quá khứ. Bệnh thường xuất hiện sau một chấn thương tâm lý ở nhóm người nhân cách yếu.

Các nhà tâm lý học theo thuyết của Freud cho rằng, các triệu chứng hyesteria là những nỗ lực của tiềm thức để bảo vệ các bệnh nhân từ sự căng thẳng tâm linh. Động cơ tiềm thức bao gồm từ sơ cấp, như là các triệu chứng trực tiếp làm giảm stress (như khi một bệnh nhân ho để giải phóng năng lượng bị dồn nén từ việc giữ bí mật), cho đến các triệu chứng thứ cấp là các triệu chứng cung cấp một lợi thế độc lập cho bệnh nhân, chẳng hạn ghét công việc mình đang làm, cho nên ở nhà.

Như đã đề cập, nguyên nhân thường là do bị chấn thương tâm lý, tức giận, bi quan, lo sợ quá mức, nghi ngờ mình bị mắc bệnh hiểm nghèo...Để điều trị bệnh này, đầu tiên bác sĩ sẽ tầm soát để loại bỏ nguyên nhân bệnh lý có thể có biểu hiện tương tự hysteria như động kinh, tụt canxi máu, hạ đường huyết...

Việc điều trị hysteria chủ yếu là liệu pháp tâm lý, cần quan tâm chăm sóc người bệnh một cách nhẹ nhàng, cơn bệnh sẽ qua đi trong thời gian ngắn. Trong một số trường hợp khó khăn hơn cần sử dụng ngay các thuốc nhóm an thần, sau đó dùng thêm thuốc chống trầm cảm liều thấp.

Hầu hết bệnh nhân hysteria đều hồi phục hoàn toàn và một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục. Người bệnh nên có chế độ ăn uống cân bằng các loại hạt và ngũ cốc, ăn nhiều rau và trái cây. Tránh các chất kích thích như ruợu, trà, cà phê, thuốc lá…

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Hysteria