Hysteria - TRUNG TÂM KIỂM SOÁT BỆNH TẬT NINH BÌNH

Nguyên nhân gây bệnh Hysteriachủ yếu là do sang chấn tâm lý, gây ra những cảm xúc mạnh như tức giận, lo sợ hoặc vui mừng quá mức, thất vọng nặng nề trong cuộc sống... Bệnh thường xuất hiện một thời gian ngắn sau sang chấn tâm lý nhưng cũng có khi khởi phát một cách tự nhiên, không lý giải được.

Điều đáng chú ý là Hysteria hay gặp ở những ng ười có hệ thần kinh yếu, không linh hoạt, thường thiếu kìm chế, chịu đựng kém, quen được chiều chuộng, thích được chú ý... Một số yếu tố khác làm suy yếu hệ thần kinh như chấn th ương sọ não, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, suy dinh dưỡng... cũng là nguy cơ bệnh phát sinh.

Biểu hiện đa dạng

Hysteria được biểu hiện rất đa dạng và dễ nhầm với các bệnh thực thể khác, được thể hiện dưới hai hình thức chính là các rối loạn về mặt cơ thể và các rối loạn về mặt tâm thần.

Các biểu hiện về mặt cơ thể của Hysteria thường là các cơn cấp như co giật giống động kinh, cơn ngất xỉu, thời gian lên cơn ngắn. Tuy nhiên, các động tác co giật rất lộn xộn không định hình như trong bệnh động kinh, bệnh nhân vùng vẫy chân tay, đạp chân đạp tay xuống gi ường, uốn cong ng ười, cào cấu gào thét hoặc có khi tự xé quần áo, giứt tóc, nằm lăn ra sàn nhà. Một số trường hợp bệnh nhân có thể bị ngất, ngư ời mềm yếu dần, từ từ ngã ra, nằm thiêm thiếp, mắt chớp chớp.

Tuy nhiên, với bệnh này, người bệnh không bị mất ý thức hoàn toàn, vẫn có khả năng phản ứng với thái độ của những người xung quanh. Vì thế, người bệnh cũng biết mình sắp lên cơn, thường ngã ở nơi đông người, sạch sẽ và an toàn, nên ít bị chấn thương khi ngã. Chúng ta cũng có thể dùng lời nói để điều khiển một số cử động của bệnh nhân hoặc dùng những kích thích mạnh như cấu véo, châm kim, dùng mệnh lệnh hoặc ám thị để làm giảm hoặc mất cơn. Về vận động, bệnh nhân có thể rối loạn dáng đi hoặc liệt chân, tay, co cứng cơ, rối loạn phát âm hoặc bị câm. Về giác quan, bệnh nhân có thể mù tạm thời, điếc tai, mất ngửi, rối loạn cảm giác tê bì hoặc đau đớn...

Biểu hiện về tâm thần của Hysteria thể hiện qua một số rối loạn hay gặp là rối loạn trí nhớ (quên), rối loạn đa nhân cách...

Điều trị thế nào?

Những biểu hiện rối loạn bệnh nhân Hysteria thường mang tính chất “kịch tính hoá”. Vì vậy, nếu ng ười xung quanh càng chú ý quan tâm thì cơn rối loạn càng kéo dài. Một số người có cho rằng, người bị mắc Hysteria là giả vờ, vì thế có thái độ giễu cợt, hắt hủi. Cả hai thái độ hoặc quá quan tâm, chiều chuộng hoặc ghét bỏ đều không tốt đối với người bệnh. Ngay khi người bệnh lên cơn, cần điều trị bằng liệu pháp tâm lý như ám thị, thôi miên, một số trường hợp có thể kết hợp thuốc an thần, giải lo âu.

Để chữa khỏi bệnh Hysteria cần duy trì biện pháp tâm lý lâu dài bằng cách rèn luyện tâm lý, nhân cách cho người bệnh. Nên có thái độ ân cần, quan tâm, chân thành, giúp người bệnh nhận rõ nhược điểm của bản thân, phát huy những mặt tích cực trong tính cách, giúp họ có thái độ và cuộc sống tự chủ hơn, biết kiềm chế cảm xúc và hành vi bản thân.

Thông thường, Hysteria không gây hậu quả nghiêm trọng cho não, không gây di hại về tâm thần nhưng vẫn cần sự quan tâm đúng mức và có cách phòng bệnh. Vào độ tuổi trung niên trở đi, bệnh sẽ giảm nhiều nhưng đôi khi vẫn xảy ra và ảnh hưởng đến tâm lý, cuộc sống.

 

                                    

Từ khóa » Cách Chữa Bệnh Hysteria