I. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI - Củng Cố Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
I. QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI
1. Khái niệm
- Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ (từ xích đạo đến cực).
- Nguyên nhân là do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất nhỏ dần từ xích đạo về hai cực $ \rightarrow$ lượng bức xạ Mặt Trời cũng giảm theo.
2. Biểu hiện của quy luật
a) Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
- Trên Trái Đất có 7 vòng đai nhiệt:
+ 1 vòng đai nóng: nằm giữa 2 đường đẳng nhiệt năm +200C của 2 bán cầu, khoảng vĩ tuyến 300B – 300N.
+ 2 vòng đai ôn hòa: giữa các đường đẳng nhiệt năm +200C và +100C của tháng nóng nhất, khoảng vĩ tuyến 300 – 600 ở cả hai bán cầu.
+ 2 vòng đai lạnh: ở vĩ độ cận cực của 2 bán cầu, giữa các đường đẳng nhiệt +100C và 00C của tháng nóng nhất.
+ 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu: bao quanh cực, nhiệt độ quanh năm dưới 00C.
b) Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất
- Có 7 đai khí áp:
+ 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới.
+ 4 đai áp cao: 2 ở cận chí tuyến, 2 ở cực.
- Có 6 đới gió:
+ 2 đới gió mậu dịch.
+ 2 đới gió Tây ôn đới.
+ 2 đới gió Đông cực.
c) Các đới khí hậu trên Trái Đất
- Có 7 đới khí hậu chính:
+ Đới khí hậu cực.
+ Đới khí hậu cận cực.
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
+ Đới khí hậu cận xích đạo.
+ Đới khí hậu xích đạo.
d) Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật
- Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo: Băng tuyết; Đất đài nguyên; Đất pôtdôn; Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; Đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; Đất đỏ nâu, rừng và cây bụi lá cứng; Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; Đất đỏ, nâu đỏ xavan; Đất đỏ vàng (feralit), đen nhiệt đới.
- Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo: Hoang mạc lạnh; Đài nguyên; Rừng lá kim; Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; Rừng cận nhiệt ẩm; Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; Hoang mạc, bán hoang mạc; Thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; Xavan, cây bụi; Rừng nhiệt đới, xích đạo.
- Phân bố tuân thủ theo quy luật địa đới.
II. QUY LUẬT PHI ĐỊA ĐỚI
1. Khái niệm
- Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
- Nguyên nhân: Do nguồn năng lượng bên trong lòng đất $ \rightarrow$ phân chia bề mặt Trái Đất thành: lục địa, đại dương và địa hình núi cao.
2. Biểu hiện của quy luật
a) Quy luật đai cao
- Khái niệm: là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan địa lí theo độ cao của địa hình.
- Nguyên nhân: Do sự thay đổi nhiệt, ẩm theo độ cao.
- Biểu hiện: Sự phân bố các vành đai thực vật theo độ cao.
b) Quy luật địa ô
- Khái niệm: Là sự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên và các cảnh quan theo kinh độ.
- Nguyên nhân: Do sự phân bố đất liền, biển và đại dương.
- Biểu hiện: Sự thay đổi các thảm thực vật theo kinh độ.
Từ khóa » Kể Tên 7 Vòng đai Nhiệt
-
Nêu Tên Các Vòng đai Nhiệt, Các đai Khí áp Và Các đới Khí Hậu Trên ...
-
Trên Trái Đất Có Mấy Vòng đai Nhiệt? Hãy Kể Tên?
-
Trình Bày Sự Phân Bố Của Các Vành đai Nhiệt?
-
Câu 3 Trang 55 Sách Bài Tập (SBT) Địa Lí 10
-
Trên Trái đất Có Mấy Vành đai Nhiệt Song Song Với Xích đạo?
-
Giải Địa Lý Lớp 10 Bài 21: Quy Luật địa đới Và Quy Luật Phi địa đới
-
Quy Luật địa đới | SGK Địa Lí Lớp 10
-
Câu 1 Trang79, SGK Địa Lí 10. | Giải Bài Tập Địa Lý Lớp 10
-
Trên Trái đất Có Mấy Vành đai Nhiệt Song Song Với Xích đạo?Cho Biết ...
-
Trên Bề Mặt Trái đất Có Bao Nhiêu Vành đai Nhiệt: 2 3 4 5
-
Trong 7 Vòng đai Nhiệt Từ Cực Bắc đến Cực Nam Số Vòng đai ôn Hòa Là
-
Bài 1 Trang 79 SGK Địa Lí 10 - Học Tốt