II. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÌNH TRẠNG LY HÔN QUA PHÂN TÍCH HỒ SƠ ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >
- Thạc sĩ - Cao học >
- Khoa học xã hội >
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 76 trang )
Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành ToảnBiểu đồ 3 cho chúng ta thấy, trong 193 trường hợp ly hôn ở huyệnBình Xuyên, tỷ lệ nữ đứng đơn cao hơn nam giới. Số nữ đứng đơn là102 chiếm tỷ lệ 52,8% và số nam đứng đơn là 91 chiếm tỷ lệ 47,2%.Qua phân tích tài liệu chúng tôi cũng thấy rằng, tình trạng nữ đứngđơn cao hơn nam giới không chỉ xảy ra trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, màcòn xảy ra ở một số tỉnh khác của cả nước.Theo báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện luật hôn nhân và gia đình(1986 - 1994) của Bộ tư pháp, tỷ lệ đứng đơn của phụ nữ tăng nhanhmột cách đáng kể. Nhiều địa phương, tỷ lệ phụ nữ đứng đơn thườngvượt quá 50% so với tổng số đơn. Tại Thái Bình và Lạng Sơn, có 50% tỷlệ nguyên đơn là nữ. Tại Quảng Nam - Đà Nẵng, Hoà Bình và Cần Thơ,phụ nữ đứng đơn chiếm tỷ lệ 65% - 66%. Tại tỉnh Thanh Hoá có đến73% người đứng đơn là phụ nữ. Trong số 903 trường hợp ly hôn ởThanh Trì từ 1988-1994, có 67% người vợ đứng đơn. 1.Trong xã hội truyền thống nước ta, những tư tưởng, giá trị vàchuẩn mực xã hội chịu ảnh hưởng rất sâu đậm của tư tưởng Nho giáo.Những quy định của xã hội đã làm mất đi quyền bình đẳng giữa nam vànữ.Trong chế độ phong kiến, tư tưởng trọng nam khinh nữ, gia trưởngrất phổ biến. Người phụ nữ sống trong thời kỳ này không có thực quyền.Vị trí, vai trò của phụ nữ ít được xã hội coi trọng và thừa nhận. Nam giớilà người cai trị, nắm quyền quyết định trong gia đình cũng như ngoài xãhội. Người phụ nữ luôn luôn phải phụ thuộc vào người đàn ông, “Tại giatòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Trong cuốn "Việt Namphong tục" của Phan Kế Bính có viết: “Tục ta đi lấy chồng dù hay dởsống chết thế nào cũng là người nhà chồng chỉ nương nhờ vào chồngcon chứ không ai khác nữa, vì lẽ ấy mà người đàn bà phải hết sức lo cho1 báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện luật hôn nhân và gia đình (1986 - 1994) của Bộ tư pháp24Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toảnchồng con tức là lo cho mình”. Nếu trong xã hội phong kiến, nam giớicó quyền đa thê, phụ nữ chỉ được lấy một chồng: “Trai khôn năm thêbảy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng”1Những quy định của xã hội dành cho nữ giới vốn bất bình đẳng nhưvậy, cho nên dù người phụ nữ có bị chồng hành hạ như thế nào, thì họcũng không có quyền bỏ chồng. Nếu họ bỏ chồng xã hội sẽ lên án.Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến Việt Nam cũng có những luật lệcho phép người phụ nữ được ly hôn chồng. Luật pháp quy định ngườiphụ nữ được ly hôn chồng, khi người chồng phạm vào những điều tuyệtnghĩa như: Bán vợ, cầm cố hay cho thuê vợ. Nhưng nếu so sánh với cácquy định dành cho đàn ông được ly hôn vợ, thì quyền của phụ nữ là khágiới hạn. Nam giới có quyền bỏ vợ khi vợ phạm vào một trong bảy điềunhư: "không con, dâm đãng, lắm lời, trộm cắp, ghen tuông, dị tật, ghêgớm”2Cách mạng Tháng Tám thành công, mở ra một kỷ nguyên mới chodân tộc Việt Nam, đồng thời cũng mở ra một trang sử mới trong quan hệhôn nhân và gia đình. Trong hiến pháp 1946 quy định: “Nam nữ bìnhđẳng nhau trên mọi phương diện”. Nam nữ bình đẳng trong hôn nhâncũng như trong ly hôn. Tại kỳ họp thứ II Quốc hội khoá I ngày29/12/1959, luật Hôn nhân và Gia đình đã được ban hành.Luật Hôn nhân và Gia đình được xây dựng dựa trên những quyềncơ bản như: Hôn nhân tự do tiến bộ, một vợ một chồng, nam nữ bìnhđẳng trong việc bảo vệ hạnh phúc gia đình và quyền nuôi dạy con cái.Qua nghiên cứu các trường hợp ly hôn ở huyện Bình Xuyên, chúngtôi nhận thấy nữ giới đứng đơn cao hơn nam giới vì ba lý do sau:12Tống Văn Chung, Xã hội học Nông thôn, NXB Đại học Quốc gia năm 2001Nguyễn Thanh Tâm, Ly hôn, nghiên cứu trường hợp Hà Nội, NHà xuất bản KHoa học xã hội 200225Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành ToảnThứ nhất, ngày nay phụ nữ đã nhận thức đúng đắn quyền lợi củamình, họ không còn bị xã hội nhìn nhận là người phụ thuộc vào nam giớinữa, họ có quyền đấu tranh để giành lấy hạnh phúc của mình nếu cuộchôn nhân đó là bất hạnh.Thứ hai, trong giai đoạn hiện nay, trong thời buổi nền kinh tế thịtrường ở nước ta, nhiều phụ nữ độc lập về mặt kinh tế đối với nam giới.Thứ ba, trong xã hội hiện đại, dư luận xã hội không đánh giá, lên ánly hôn như là một hiện tương tiêu cực.Tuy nhiên, có những trường hợp ly hôn ở Bình Xuyên, phụ nữ đứngđơn không phải vì họ tự nguyện, mà do hành vi ép buộc của ngườichồng, nên họ phải viết đơn ly hôn. Bản thân những người chồng đó rấtmuốn ly hôn, tuy nhiên họ dùng nhiều hình thức khác nhau để làm chongười vợ phải làm đơn ly hôn. Họ không muốn dư xã hội lên án họ nhưlà người chồng ruồng bỏ vợ con.Nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mìnhPhụ nữ ngày nay đã hiểu biết hơn về quyền bình đẳng của mình đốivới nam giới. Họ không thể chấp nhận lối sống độc đoán, gia trưởng vàhành vi bạo hành của người chồng.“Anh T kết hôn với chị P năm 1998, họ có hai con trai. Chị H nói rằng, anh T luôn bắtchị phải ở nhà, không cho chị đi làm. Ngược lại, anh T lại bán đất của gia đình để đi chơivà đi đánh bạc. Gia đình chị đã nhiều lần can ngăn anh T, nhưng anh T vẫn làm theo ý thíchcủa mình, thậm chí anh T thường xuyên chửi, đánh đập chị P. Năm 2004, anh T và chị P lythân và đến đầu năm 2006, tòa án huyện Bình Xuyên đã thuận tình cho họ ly hôn(Hồ sơ ly hôn, nữ, 30 tuổi, nội trợ)Phụ nữ đã độc lập về mặt kinh tế trong gia đình26Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành ToảnSự độc lập của phụ nữ về mặt kinh tếNếu như trong giai đoạn trước của nước ta, phụ nữ chủ yếu làmnông nghiệp, thì ngày nay phụ nữ đã có mặt ở nhiều ngành nghề kháctrong xã hội. Vì thế, thu nhập của họ cũng tăng thêm. Trong gia đình, vợchồng thực hiện chức năng kinh tế bình đẳng như nhau. Vì thế khi giađình có những xung đột, hay khi phụ nữ bị bạo hành, thì họ dám đứnglên để giải quyết những xung đột đó, thâm chí họ vó thể phá vỡ nhữngquan hệ xã hội được coi là thiêng liêng như quan hệ hôn nhân gia đình.Sự độc lập về mặt kinh tế, khiến cho phụ nữ chủ động hơn trong việcgiải quýet các xung đột gia đình.“ Chị H và anh C kết hôn năm 1990, có ba con, hai gái và một trai.Chị H là thợ may, anh C làm ruộng. Chị H cho rằng, trong thời giansống chung với anh C, họ luôn có những bất đồng quan điểm. Bất đồngtừ quan điểm kinh doanh về hàng may mặc, bất đồng về giá cả muanguyên liệu hay những bất đồng về quan hệ gia đình nội ngoại…. Trongbiên bản khai tại tòa án, chị H cho rằng, nếu được ly hôn, chị sẽ nuôi cảba con chung, chi H cho rằng, chị đảm bảo kinh tế cho các con của chịăn học. Vì theo chị, với nghề nghiệp ổn định và có thu nhập cao củamình, chị có khả năng nuôi con. Năm 2005, chị và anh C được tòa ánhuyện cho ly hôn.”( Hồ sơ ly hôn, nữ, 35 tuổi, thợ may)Sự thay đổi trong thái độ của dư luận xã hộiNếu trong xã hội truyền thống ở nước ta, ly hôn khó có thể chấpnhận được, thì ngày nay, dư luận xã hội không còn quá định kiến vớinhững trường hợp ly hôn. Trao đổi với cán bộ tòa án chúng tôi thấy rằng27Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toảnngười dân nơi đây cũng không còn lên án mạnh mẽ, hay kỳ thị vớinhững người ly hôn nữa.“Người dân hiện nay không còn phản ứng quá gay gắt với nhữngngười ly hôn. Đây cũng là một trong những lý do khiến ly hôn gia tăngtại huyện. Trước đây, phụ nữ nào bỏ chồng thường rất ngại giao tiếp vớibên ngoài. Nhưng bây giờ, ngoài tốn thương về mặt tình cảm, họ khônge ngại khi tiếp xúc với xã hội. Người dân cũng thông cảm với họ, khônglên án mạnh mẽ chuyện ly hôn…”(PV S nữ, 45 tuổi, Thẩm phán TA huyện Bình Xuyên)Rõ ràng có thể thấy, dư luận xã hội vô hình chung đã tạo ra mộtchuẩn mực trong xã hội. Khi dư luận xã hội coi ly hôn là hiện tượng lệchchuẩn và đánh giá đạo đức, uy tín của cá nhân nếu họ ly hôn, thì khitrong gia đình xảy ra những mâu thuẫn, các cá nhân cố gắng hoặc thíchứng, hoặc chấp nhận đẻ ly hôn không xảy ra. Khi dư luận xã hội khônglên án gay gắt hiện tượng ly hôn, các cá nhân kém thích ứng và khôngbiết cách giải quyết các mô hình xung đột theo giá trị nào thì ly hôn rấtdễ xảy ra. Chỉ khi họ biết cách giải quyết các xung đột bằng chính nhữnggiá trị xung đột đó, thì các xung đột mới giải quyết được.Kết luận, việc đứng đơn của nữ giới cao hơn nam giới ở huyện BìnhXuyên tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa xã hội rất to lớn, nó chứng tỏ rằngngày nay phụ nữ đã được xã hội thừa nhận những quyền bình đẳng nhưnam giới. Họ chủ động trong công việc và độc lập với nam giới trongviệc thực hiện các chứng năng của gia đình, họ có quyền ly hôn nếu hônnhân của họ không còn ý nghĩa, hay khi họ bị bạo hành về thể xác cũngnhư tinh thần.28Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toản2.2. Tuổi ly hôn của phụ nữ và nam giớiNhóm tuổiVợTần suấtChồngPhần trămTần suấtPhần trămDưới 25167,352,525-303417,53015,630-354221,74121,235-403619,73819,640-452613,53618,645-502311,92211,5Trên 50168,12110,6Tổng193193100100Bảng 1: Tuổi ly hôn của vợ và chồngTừ số liệu thống kê các trường hợp ly hôn ở Bình Xuyên, chúng tôithấy rằng: Nhóm tuổi ly hôn phổ biến nhất là 30-35, trong đó, có 42trường hợp đối với người vợ, chiếm tỷ lệ 21,7%, của chồng có 41 trườnghợp chiếm tỷ lệ 21,2 %. Tuổi ly hôn trung bình của vợ là 36, của chồnglà 38. Tuổi ly hôn thấp nhất của vợ là tuổi 19, của chồng là 22. Tuổi lyhôn cao nhất của vợ là 67, của chồng là 67.Qua phân tích hồ sơ ly hôn, chúng tôi thấy rằng, các trường hợp lyhôn tập trung chủ yếu ở hai nhóm tuổi là 30- 35 và 35- 40. Ly hôn tậptrung ở nhóm tuổi này vì hai yếu tố sau: thứ nhất, độ dài của hôn nhân,thứ hai, yếu tố kinh tế.Với yếu tố độ dài của hôn nhân, chúng tôi thấy rằng, nếu chúng taxét độ dài của hôn nhân trên trục thời gian, thì thấy rằng, ở nhóm tuổinày cả nam giới và nữ giới phần lớn đã kết hôn được một thời gian29Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toảnkhoảng 5 đến 10 năm. Đây cũng chính là quảng thời gian mà cả vợ vàchồng đều bộc lộ ra những khuyết điểm mà trước hôn nhân họ khôngbiết về nhau hoặc không có.“Chị Y và anh A kết hôn năm 2000. Có 2 con trai. Chị Y nói rằngkhoảng hai năm đầu hôn nhân, họ sống với nhau khá hạnh phúc. Nhưngcàng về sau anh A càng bộc lộ nhiều nhược điểm. Anh A ham mê đánhbạc, thường xuyên đi chơi bạc nhiều ngày đêm, anh A cũng không cungcấp tiền cho gia đình, không chăm lo nuôi con. Đồ đạc trong nhà anh tacũng mang đi bán hết… Chị Y thấy anh A đã thay đổi quá nhiều so vớitrước khi họ kết hôn. Năm 2006, tòa án cho họ thuận tình ly hôn.”(Hồ sơ ly hôn, nữ, 33 tuổi, công nhân)Có những yếu tố khách quan tác động đến gia đình và làm nảy sinhnhững xung đột liên quan đến con cái, làm ăn… rất nhiều lý do đó khiếncho không ít những gia đình phải ly hôn.Yếu tố chủ quan, ở độ tuổi 30-40, có những phụ nữ mặc cảm về bảnthân như họ cảm thấy già hơn, xấu hơn. Họ không tự tin vào bản thânmình và tỏ ra cáu bẳn với chồng hay ghen tuông vô cớ… khiến khôngkhí gia đình nặng nề. Các nguyên nhân như những mắt xích móc nối vớinhau. Kết quả của nguyên nhân này lại chính là nguyên nhân dẫn đếnnhững nguyên nhân khác.“Tôi suốt ngày chỉ lo chăm chồng chăm con, tận tụy với chồng con.Tôi già tôi xấu thế này cũng là do tiết kiệm cho chồng được bằng bạnbằng bè. Anh không biết ơn tôi mà còn chê tôi già, xấu. Anh đi đâu cũngkhông bao giờ cho tôi đi cùng. Khi nào anh ở nhà chúng tôi cũng khôngnói chuyện với nhau được. Tôi hỏi có phải anh chê tôi xấu không thì anhchửi tôi và lại dắt xe đi. Đi đâu không biết, có hôm 2-3 giờ sáng mới vềnhà, có hôm đi luôn đến sáng hôm sau lại đi làm…”30Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toản(PV sâu, nữ 37 tuổi, nông nghiệp)Yếu tố thứ hai khiến các cặp vợ chống ở độ tuổi 30-40 ly hôn cao làyếu tố kinh tế. Lý do mà các cặp vợ chồng ly hôn đưa ra đối với yếu tốnày đều giống nhau: Ở độ tuổi này, người đàn ông có công việc và thunhập ổn định, có vị trí trong xã hội. Người đàn ông với địa vị và thunhập cao có cơ hội tiếp xúc với nhiều người. Kết hợp với yếu tố các mâuthuẫn trong gia đình sau một thời gian dài chung sống (như đã trình bàyở phần trên) khiến người đàn ông có nguy cơ ngoại tình cao. Còn ngườiphụ nữ thì ngược lại, họ mặc cảm mình ngày càng già đi. Phần lớn cuộcsống của họ là chăm lo cho gia đình.“Chị D và anh Q kết hôn năm 1996. Thời gian đầu hôn nhân, họsống hạnh phúc và không có mâu thuẫn trầm trọng. Từ khi anh Q trởthành cán bộ, có chức quyền ở huyện thì giữa họ bắt đầu nảy sinh nhiềumâu thuẫn, anh Q thường xuyên vắng nhà, không quan tâm tới gia đình.Và chi D đã hai lần phát hiện anh H có quan hệ bất chính với cô M.Tháng 2 năm 2000, họ làm đơn ly hôn, nhưng tòa đã hòa giải. Năm2006, chính thức họ được ly hôn.”(Hồ sơ ly hôn, nữ, 36 tuổi, nông nghiệp)Tại huyện Bình Xuyên, ly hôn ở nhóm tuổi từ 25-30 cũng chiếm tỷlệ cao (17,5% vợ đứng đơn và 15,6% chồng đứng đơn trong tổng số cáctrường hợp ly hôn).Chúng tôi nhận thấy, tuổi 25-30 là nhóm tuổi đang dần thích ứngvới cuộc sống hôn nhân gia đình. Kết hôn nghĩa là người đàn ông vàngười phụ nữ chung sống với nhau. Việc chung sống khiến họ phải dunghòa văn hóa, quan niệm sống, giá trị khác nhau. Trong cuộc sống hàng31Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toảnngày, việc dung hòa hai tiểu văn hóa gia đình và quan niệm giá trị rấtkhó khăn và dễ gây xung đột. Chính điều đó, đòi hỏi cả hai người phảibiết thích ứng với cuộc sống gia đình mới, phải chia sẻ cân bằng lợi íchvề kinh tế hay giá trị với nhau và phải công khai những xung đột đểcùng nhau giải quyết.Nhóm tuổi 20-25, là nhóm tuổi mới xây dựng gia đình riêng và sinhcon đầu lòng. Đồng thời giai đoạn này cũng là lúc khó khăn nhất và dễgây xung đột vợ chồng nhất trong chu trình của hôn nhân. Khi có con,hai vợ chồng thường xuyên phải đối mặt với những khó khăn, vất vảtrong cuộc sống hàng ngày. Nhất là khi sinh con đầu lòng, giữa hai vợchồng thường xảy ra xung đột nhiều nhất. Vì trước khi có con, cả hai vợchồng chưa lường hết được những vất vả, khó khăn. Họ phải trích mộtkhoản tiền đáng kể để nuôi con và họ phải giành phần lớn thời gian,công sức để chăm con. Điều này nhiều khi tạo ra những mâu thuẫn giađình.“Chị Th lấy chồng được gần 2 năm thì sinh con. Chị nói rằng quãngthời gian chi sinh con đầu lòng, chị thấy quá khổ, vì không có ai giúp đỡ,chị phải làm hết mọi việc gia đình từ việc giặt quần áo, nấu cơm…nhiềukhi chồng chị còn đánh chị…năm 2005, chị và anh S. ly hôn”.(Hồ sơ ly hôn, nữ, 25 tuổi, nông nghiệp).Bảng 1 cho ta thấy, ở huyện Bình Xuyên, ly hôn ở độ tuổi trên 50chiếm tỷ lệ không cao, chỉ có 21 trường hợp đối với nam và 16 trườnghợp đối với nữ. Ly hôn ở nhóm tuổi ngoài 50 thường rất ít xảy ra hơn sovới các nhóm tuổi khác. Bởi các cá nhân ở nhóm tuổi này thường đã cócon cháu, nhiều khi do mâu thuẫn gia đình, họ bỏ qua cho nhau. Vì họ32Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toảnsợ sự đánh giá không tốt của con cháu và cũng muốn giữ không khí giađình êm ấm hay nương tựa nhau lúc tuổi già.Các vụ ly hôn ngoài 50 tuổi ở Bình Xuyên tập trung chủ yếu vàonhững trường hợp do chồng nghiện ngập cờ bạc- rượu chè.“Bà V và ông B kết hôn năm 1968. Bà nói rằng, trong suốt quãngthời gian sống chung, ông B luôn luôn chơi cờ bạc. Vì thế kinh tế giađình bà V luôn túng thiếu. Khi các con của bà V và ông B trưởng thành,xây dựng gia đinh và ra ở riêng, chỉ còn hai vợ chồng ông bà ở với nhau.Hàng ngày ông B luôn mắng chửi bà V. Đặc biệt, mỗi khi thua bạc haysay rượu ông thường đánh và chửi bag V. Nhiều lần bà V sang bên nhàcác con trai ở, để tránh sự đánh chửi của ông, tuy nhiên khi bà về nhà,ông B lại chửi và đuổi bà đi. Năm 2006, tòa án cho phép ông B và bà Vđược thuận tình ly hôn”.(Hồ sơ ly hôn, nữ, 61 tuổi, nông nghiệp)Có trường hợp ly hôn vì tranh chấp đất đai do các mối quan hệ phứctạp trong gia đình.“Bà V là vợ thứ hai của ông T. Ông bà T kết hôn năm 1982 và có 2 conchung. Trước khi lấy nhau, bà V. có một con riêng và ông T có 2 conriêng. Trong quá trình sống chung, ông T và bà V mua chung một mảnhđất 200m2. Năm 2000, con trai riêng của bà V cưới vợ và đòi chia mộtphần đất để xây nhà ở riêng. Ông T không đồng ý, tuy nhiện bà V cứchia đất để cho con trai làm nhà. Từ đó, mâu thuẫn gia đình ông bà Tthường xuyên xảy ra, con trai bà V nhiều lần đánh đuổi ông V. Năm2006 tòa cho ông T và bà V ly hôn, tài sản chia theo sự hướng dẫn củatòa án.”(Hồ sơ ly hôn, nam, 60 tuổi, nông nghiệp)33Luận văn Thạc Sĩ Khoa họcNguyễn Thành Toản2.3. Nghề nghiệp của ngƣời ly hônPhụ nữNghề nghiệpNam giớiSố hồ sơTỷ lệSố hồ sơTỷ lệxem xétphần trămxem xétphần trămNông nghiệp15278,814675,6Phi nông nghiệp4121,24724,4Tổng193100193100Bảng 2: Nghề nghiệp của ngƣời ly hôn tại Bình XuyênQua phân tích các trường hợp ly hôn ở Bình Xuyên, chúng tôi nhậnthấy rằng, đa số các cặp vợ chồng ly hôn đều làm nông nghiệp, vì ngườidân ở đây chủ yếu làm nông nghiệp (có thể chiếm hơn 90% so với cácngành nghề khác). Do đó, phần lớn ly hôn xảy ra rơi vào nhóm nghềnày.Các gia đình có vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ chồng là cán bộ sống ởnông thôn được coi là gia đình có học vấn. Họ là người chịu áp lực từphía dư luận xã hội. Hơn nữa, ly hôn cũng ảnh hưởng đến uy tín của họđối với cấp dưới, và cơ hội thăng tiến của bản thân. Tuy nhiên, có nhữngcặp vợ chồng chung sống không hạnh phúc cũng không chọn giải pháply hôn nhưng lại thỏa thuận sống ly thân để làm chỗ dựa cho con cái, giữthể diện với hàng xóm, với đồng nghiệp và đảm bảo vị trí ngoài xã hội.Tóm lại, nghề nghiệp của các cặp vợ chồng ly hôn ở Bình Xuyênkhá đa dạng, nhưng chủ yếu là làm nông nghiệp. Cuộc sống của ngườidân thu nhập từ nông nghiệp là chính.34
Xem ThêmTài liệu liên quan
- Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc
- 76
- 5,122
- 40
- giáo án dạy bồi dưỡng lớp 4
- 0
- 5
- 0
- Nhà Trần thành lập
- 0
- 5
- 0
- Bài giảng môn vật lí
- 16
- 331
- 0
- L 7 quan âm thi kinh
- 0
- 8
- 0
- Thấu kính phân kì - hay
- 0
- 5
- 0
- De thi HKI 1 toan 8(co dap an chi tiet).doc
- 3
- 627
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.12 MB) - Ly hôn ở nông thôn Thực trạng, nguyên nhân và hậu quả (Nghiên cứu trường hợp huyện Bình Xuyên-tỉnh Vĩnh Phúc-76 (trang) Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đặc điểm Của Ly Hôn
-
Ly Hôn Là Gì - Học Luật OnLine
-
Ly Hôn Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Ly Hôn Mới Nhất - Luật LawKey
-
Ly Hôn Là Gì? Các Vấn đề Pháp Luật Cần Lưu ý Khi Hai Vợ Chồng Ly Hôn?
-
Ly Hôn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Một Số đặc điểm Về Xu Hướng Và Quá Trình Ly Hôn ở Việt Nam Hiện Nay
-
Đặc điểm Chung Của Hôn Nhân - VỤ GIA ĐÌNH
-
Đặc điểm Của Quan Hệ Hôn Nhân Và Gia đình Có Yếu Tố Nước Ngoài
-
Căn Cứ Ly Hôn Nên Viết Như Thế Nào ? Ai Có Quyền Yêu Cầu Ly Hôn ?
-
Phân Biệt Ly Hôn Thuận Tình Và Ly Hôn đơn Phương Dễ Dàng Nhất
-
Ly Hôn Và Quyền Yêu Cầu Ly Hôn - Chuyên Trang Tư Vấn Pháp Luật ...
-
Đặc điểm Của Hôn Nhân Tự Nguyện, Tiến Bộ Bao Gồm: - Luật Sư X
-
Căn Cứ Ly Hôn Theo Luật Hôn Nhân Và Gia đình Năm 2014
-
Tình Trạng Ly Hôn Gia Tăng - Nguyên Nhân, Giải Pháp Khắc Phục
-
Điều Kiện để Ly Hôn Và Suy Nghĩ Về Nỗi đau Của Những đứa Con Khi ...