Ly Hôn Là Gì? Các Vấn đề Pháp Luật Cần Lưu ý Khi Hai Vợ Chồng Ly Hôn?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Ly hôn là gì? 
  • 2 2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn:
  • 3 3. Điều kiện cần để có thể ly hôn:
  • 4 4. Một số thông tin người ly hôn cần biết:
    • 4.1 4.1. Chia tài sản sau khi ly hôn thế nào?
    • 4.2 4.2. Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau ly hôn:
    • 4.3 4.3. Ly hôn đóng phí bao nhiêu?

1. Ly hôn là gì? 

Chấm dứt một cuộc hôn nhân không đơn giản nói 1 câu chia tay là xong hay dọn ra ngoài ở riêng là hết. Ly hôn nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố liên quan đến pháp lý, chẳng hạn:

– Sự ràng buộc nhau về giấy đăng ký kết hôn;

– Sự ràng buộc nhau về con cái;

– Sự ràng buộc nhau về 2 bên gia đình.

Như vậy, nếu muốn chấm dứt mối quan hệ hôn nhân thì cần phải tiến hành và thực hiện theo những gì mà pháp luật quy định.

Ly hôn hay còn gọi là ly dị là thuật ngữ rất phổ biến hiện nay, thể hiện việc vợ chồng không còn tình cảm và chấm dứt mối quan hệ hôn nhân, không còn sống chung nữa. Dưới góc độ pháp lý, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền.

Theo quan điểm của chủ nghĩa cLênin, ly hôn một mặt của quan hệ hôn nhân, mặt trái, mặt bất bình thường nhưng một không ththiếu được của quan hệ hôn nhân gia đình. Thực hiện quyền tự do hôn nhân của nhân bao gồm quyền tự do kết hôn nhằm xác lập quan hệ vợ chồng quyền tự do ly hôn nhằm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, khi đời sống tình cảm, yêu thương giữa vợ chồng đã hết, mâu thuẫn gia đình sâu sắcmục đích của hôn nhân nhằm tạo lập cho hội những gia đình tế bào hội tốt đẹp đã không thể đạt được. Ly hôn nhằm giải phóng cho vợ, chồng, các con thành viên khác trong gia đình khỏi những xung đột, mâu thuẫn, bế tắc trong đời sống gia đình bởi : Thực ra tự do ly hôn tuyệt không nghĩa làm tan nhng mối hỗn hệ gia đình ngược lại, củng cnhng mối hỗn hệ đó trên những sdân chủ, những sduy nhất thể có và vững chắc trong mt xã hội văn minh

Quyền yêu cầu ly hôn quyền nhân thân, do vậy, ngoài vợ chồng thì không ai khác quyền yêu cầu ly hôn. Nếu như kết hôn sở để hình thành một quan hệ vợ chồng dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể, thì ly hôn sự tự nguyện của ít nhất một bên chủ thể làm sở để chấm dứt quan hệ vợ chồng. Sự tự nguyện yêu cầu chấm dứt hôn nhân của một bên hoặc cả hai bên sẽ làm sở pháp để quan thẩm quyền của Nnước xem xét cho phép ly hôn. Nói cách khác sở pháp để tiến nh ly hôn ý chí tự nguyện của một hoặc cả hai bên vợ, chồng

Trong một xã hội giai cấp thì ly hôn ng thể hiện tính giai cấp sâu sắc, phụ thuộc vào các điều kiện kinh tế hội trong lịch sử phát triển của hội ý chí của Nhà nước. Nhà nước bằng pháp luật tôn trọng quyền tự do ly hôn chính đáng của vợ chồng, nhưng cũng bằng pháp luật kiểm soát quyền tự do ly hôn. Điển hình như, pháp luật của nhà nước phong kiến, sản thường quy định hoặc cấm vợ chng ly hôn, hoặc đặt ra những điều kiện hạn chế quyền ly hôn của vợ chồng. Hệ thống Luật HN&của nước ta từ năm 1945, đặc biệt từ Luật HN&năm 1959, 1986 Luật HN&năm 2000 vừa bảo đảm quyền tự do ly n chính đáng của vợ chồng, vừa quy định căn cứ giải quyết cho ly hôn dựa vào bản chất của quan hệ hôn nhân đã hoàn toàn tan vỡ, không dựa trên sở lỗi của vợ, chồng

Pháp luật Việt Nam hiện hành quan niệm ly hôn giải pháp giải quyết skhủng khoảng trong mối quan hệ vợ chồng thì về mặt pháp , quan hệ vợ chồng được phát sinh kể từ khi vợ, chồng được quan nhà nước thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng kết hôn chỉ chấm dứt khi bản án, quyết định hiệu lực pháp luật của Tòa án công nhận về việc ly hôn. Khoản 1 Điều 39 của BLDS m 2015 quy định Cá nhân quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng, quyền c định cha, mẹ, con, quyn được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi và c quyền nhân thân khác trong quan hệ hôn nhân, quan hệ cha mẹ con quan hệ giữa các thành viên gia đình

Tuy nhiên, khái niệm ly hôn chỉ được quy định tại Luật HN&. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 14 Điều 3 Luật HN&hiện hành năm 2014 thì Ly hôn việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định hiệu lực pháp luật của a án. Tòa án quan duy nhất trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án được thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định. Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức Quyết định. Nếu vợ chồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn

Vụ ánviệc dân sựtrong tranh chấp hôn nhân gia đình: Cách gọi vụ việctrong quá trình tố tụng từ ghép của “vụ ánviệc. BLTTDS năm 2015 không khái niệm chính thức về hai vấn đề này nhưng đã quy định: các tranh chấp tại các Điều 26, 28, 30, 32 các yêu cầu quy định tại các Điều 27, 29, 31, 33 thuc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Như vậy, thể kết luận được đặc tính của vụ ánxảy ra tranh chấp còn việckhông tranh chấp, chỉ các yêu cầu để Tòa án công nhận như Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản, Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật..

Tóm lại, thể hiểu một cách tổng quát nhất: Ly hôn chấm dứt quan hệ hôn nhân theo bản án, quyết định hiệu lực của tòa án. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án hiệu lực pháp luật.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, vụ việc ly hôn phải được tiến hành tại cơ quan có thẩm quyền, theo thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định. Chỉ có Tòa án là cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết vấn đề ly hôn và ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa các cặp vợ chồng. Phán quyết này được thể hiện dưới dạng bản án ly hôn hoặc quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

Tòa án sẽ dựa vào những lý do ly hôn mà đương sự cung cấp và căn cứ ly hôn theo quy định của pháp luật, xem xét tình trạng hôn nhân của vợ chồng, mục đích hôn nhân đã đến mức trầm trọng hay chưa để giải quyết cho vợ chồng ly hôn.

Ly hôn có hai loại:

– Ly hôn thuận tình: ly hôn xuất phát từ sự đồng ý của hai người.

– Ly hôn đơn phương: chỉ một bên vợ hoặc chồng quyết định ly hôn.

2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn:

Tòa án sẽ là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng.

Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.

– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.

– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.

3. Điều kiện cần để có thể ly hôn:

Điều kiện cần để cho ly hôn là các tình tiết, sự việc phản ánh tình trạng mối quan hệ vợ, chồng. Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Với cách thể hiện nội dung điều luật tại khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì điều kiện ly hôn cần là: “… có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng”. Theo quy định này, để cho ly hôn cần có một trong các cơ sở sau:

* Có hành vi bạo lực gia đình:

Để xác định vợ, chồng có xảy ra hành vi bạo lực gia đình hay không thì chúng ta cần căn cứ vào Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Hành vi bạo lực gia đình gồm các hình thức sau:

Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.

Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Cưỡng ép quan hệ tình dục.

Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.

Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.

Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.

Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.

Trong một số trường hợp, hành vi bạo lực gia đình tác động đến thành viên khác trong gia đình là nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn vợ chồng như trường hợp bố hoặc mẹ cưỡng ép tảo hôn đối với con hoặc cưỡng ép con kết hôn mà bên mẹ hoặc bố không chấp nhận làm nảy sinh mâu thuẫn giữa hai bên …

* Vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Để xác định có việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng dẫn đến việc một bên yêu cầu ly hôn hay không, cần căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và pháp luật khác có quy định về quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.

Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ, chồng

Quyền nhân thân là một trong những quyền dân sự cơ bản. Từ sự kiện kết hôn, quyền và nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng phát sinh.Thông thường, những vi phạm sau đây là vi phạm nghiêm trọng về nhân thân giữa vợ chồng:

Vợ hoặc chồng có hành vi phân biệt đối xử, gây bất bình đẳng nghiêm trọng về quyền và nghĩa vụ trong gia đình như việc ăn ở, chăm sóc, nuôi dưỡng con cái, quan hệ với gia đình, họ hàng hai bên; phân biệt đối xử

Vợ hoặc chồng ngoại tình, không chung thủy, chung sống như vợ, chồng với người khác, bỏ mặc không quan tâm chăm sóc lẫn nhau, không cùng nhau chia sẻ và thực hiện công việc gia đình.

Vợ hoặc chồng không chung sống với nhau mà không có lý do chính đáng hoặc không có thỏa thuận gì khác. Mục đích kết hôn nhằm xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc.

Vợ hoặc chồng ràng buộc việc lựa chọn nơi cư trú mà không có thỏa thuận với nhau. Bên cạnh nghĩa vụ chung sống thì vợ chồng có quyền thỏa thuận lựa chọn nơi cư trú phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh chung sống

Vợ hoặc chồng có hành vi làm ảnh hưởng nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau. Danh dự, nhân phẩm, uy tín là quyền và nghĩa vụ nhân thân, được pháp luật bảo vệ.

Vợ hoặc chồng có hành vi xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.

Vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng và chế độ tài sản của vợ, chồng:

Vợ hoặc chồng có hành vi vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng như tự ý đứng ra xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan quyền lợi, nghĩa vụ của cả vợ chồng, gia đình mà không được sự đồng ý của bên kia làm ảnh hưởng đến quyền lợi, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của bên không đứng ra giao dịch hoặc của cả gia đình.

Vợ hoặc chồng từ chối làm người đại diện cho bên kia mà không có lý do chính đáng trong những trường hợp pháp luật quy định để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên kia.

Vợ hoặc chồng vi phạm quy định về bình đẳng quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, phân biệt giữa lao động có thu nhập với lao động trong gia đình; đưa tài sản chung vào kinh doanh mà không có thỏa thuận bằng văn bản;

Vợ hoặc chồng vi phạm quy định về đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung, không ghi tên của cả hai vợ chồng đối với tài sản chung pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng mà không có thỏa thuận khác.

– Vợ hoặc chồng vi phạm nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng; về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng.

* Điều kiện đủ để có thể ly hôn

Nếu như điều kiện ly hôn cần là những biểu hiện phản ánh tình trạng mâu thuẫn vợ chồng thì điều kiện đủ là sự thể hiện của mức độ, hệ quả mâu thuẫn như thế nào. Đó là: “…làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”.

Trường hợp vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc có vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng chỉ đủ điều kiện cho ly hôn khi mức độ, hệ quả là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể để đánh giá hành vi bạo lực gia đình hay vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụcủa vợ chồng đến mức độ nào thì đủ cơ sở xác định là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được.

Từ thực tiễn xét xử và vận dụng hướng dẫn tại Nghị quyết số: 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, theo chúng tôi, căn cứ vào những dấu hiệu của điều kiện cần, mức độ tình trạng mâu thuẫn sau đây được coi là làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được, cụ thể:

Hành vi bạo lực gia đình mang tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần đã được vợ hoặc chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải hoặc cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cách ly, cấm tiếp xúc nhưng bỏ mặc, không khắc phục hoặc vẫn tiếp tục hành vi bạo lực.

Hành vi bạo lực gia đình mang tính chất thường xuyên hoặc không thường xuyên nhưng gây ra hậu quả thương tích hoặc làm cho nạn nhân bị tổn hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc làm cho nạn nhân tìm cách tự sát

Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân như ngoại tình, chung sống như vợ chồng với người khác đã được vợ, chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức góp ý, nhắc nhở, khuyên bảo, hoà giải nhưng không khắc phục.

Vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân như không chung sống với nhau một thời gian dài mà không có lý do chính đáng,chung sống với nhau không có tình nghĩa vợ chồng

Vi phạm quy định về đại diện giữa vợ, chồng và chế độ tài sản của vợ, chồng được coi là trầm trọng như việc tự ý xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch, từ chối đứng ra làm đại diện cho bên kia mà không có lý do chính đáng, không bình đẳng trong tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung, tự ý đưa tài sản chung vào kinh doanh

4. Một số thông tin người ly hôn cần biết:

4.1. Chia tài sản sau khi ly hôn thế nào?

Trường hợp ly hôn xảy ra, Tòa sẽ giải quyết việc phân chia tài sản vợ chồng theo căn cứ của pháp luật, việc phân chia tài sản phụ thuộc vào một số yếu tố sau:

– Tài sản nào của ai và được gây dựng trước hay sau khi kết hôn

– Sự đóng góp của vợ và chồng trong việc gây dựng lên khối tài sản chung

– Xem xét mức độ vi phạm của vợ hay chông trước lúc ly hôn,, nghĩa vụ của vợ chồng

4.2. Quyền và nghĩa vụ nuôi con sau ly hôn:

Điều 80 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ nuôi con cái sau khi ly hôn như sau:

Quyền nuôi con ưu tiên sự thỏa thuận riêng của vợ và chồng. Trong trường hợp vợ chồng không thống nhất được quyền đó, tòa án sẽ căn cứ vào khả năng để phân chia quyền nuôi con.

Nộp đơn ly hôn ở đâu và thủ tục như thế nào?

Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định: tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.

Thủ tục ly hôn bao gồm:

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn theo mẫu quy định.

– Chứng minh nhân dân bản sao  có công chứng của vợ và chồng

– Giấy khai sinh của các con trong gia đình (nếu có)

– Bản sao sổ hộ khẩu gia đình có công chứng

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản chung của vợ chồng

4.3. Ly hôn đóng phí bao nhiêu?

Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 có quy định cụ thể về các khoản phi khi ly hôn như sau:

– Phí ly hôn không có mâu thuẫn, chanh chấp tài sản là 300 000 đ (năm 2020)

– Phí ly hôn có tranh chấp quyền lợi hoặc tài sản, ngoài lệ phí ly hôn 300 000đ, vợ chồng phải trả thêm các khoản phí liên quan đến việc giải quyết tranh chấp.

Cơ sở pháp lý sử dụng trong bài viết:

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Từ khóa » đặc điểm Của Ly Hôn