IWRC Là Gì? Cấu Tạo Của IWRC - Phúc Thái
IWRC là từ viết tắt của cụm từ Independent Wire Rope Core có nghĩa là lõi cáp thép độc lập.
Cáp thép là một sợi dây kim loại được cấu tạo bởi 3 thành chính đó là: Lõi cáp, tao cáp và bó cáp. Tao cáp được cấu tạo bởi nhiều sợi dây thép xoắn lại với nhau quanh các sợi dây lõi của trung tâm, kết cấu xoắn này khá giống với dây thừng.
Sau đó những tao cáp này sẽ được xoắn bện lại với nhau cùng những tao cáp khác để tạo ra bó cáp. Dây cáp thép đang được dùng ngày nay chính là những bó cáp đã được qua xử lý một cách rất tỉ mỉ và công phu. Số lượng và kích thước của các sợi thép sẽ quyết định đến sự kết hợp tốt nhất giữa các tao cáp để chống mài mòn và chống ăn mòn.
Cấu tạo của dây cáp thép
Thành phần chính của dây cáp thép
Dây cáp thép được cấu tạo bởi các thành phần sau:
Sợi thép lõi (center wire)
Sợi thép chính (wire) hay còn được gọi là tăm cáp - tăm cáp là thành phần cấu tạo nên các tao cáp
Tao cáp (strand) được cấu tạo do nhiều sợi thép xoắn lại với nhau Bó cáp/ sợi cáp (cable) được hình thành từ việc xoắn bện các tao cáp lại với nhau
Sợi cáp lõi (core) là thành phần quan trọng trong việc giúp định hình các tao cáp
Lõi cáp gồm 3 loại chính là:
Fiber core (FC)- lõi sợi tổng hợp/ lõi đay: Lõi sợi tổng hợp có thể được làm bằng sợi polypropylene (PP). Nhưng người dùng cũng có thể thay thế sợi polypropylene bằng sợi salu tự nhiên, sợi gai dầu hay các sợi nhân tạo khác. Lõi sợi cung cấp độ đàn hồi cao hơn lõi thép nhưng dễ bị nghiền nát hơn và không được khuyến khích sử dụng trong môi trường nhiệt cao.
Strand core (SC) - lõi thép: là loại lõi có cấu trúc gần giống với tao cáp bên ngoài. Loại lõi thép này chủ yếu được dùng trong dây cáp truyền tải điện.
Independent Wire Rope Core (IWRC) - Lõi cáp thép độc lập: Là một loại lõi được chọn từ một loại dây cáp thép có đầy đủ cả lõi cáp và tao cáp. Lõi cáp thép độc lập này có khả năng chống nghiền và nhiệt cao, ngoài ra nó cũng ít giãn và có độ bền cao hơn.
Các cách bện (xoắn) cáp (Lay)
Cáp thép thường có các kiểu bện như sau:
Left lay: xoắn trái
Right lay: xoắn phải
Regular lay hay Ordinary lay: Nghĩa là tao cáp và sợi cáp sẽ được xoắn ngược hướng với nhau (tao cáp xoắn trái, sợi cáp xoắn phải hoặc ngược lại).
Lang lay: Nghĩa là hướng quấn tao cáp và hướng quấn sợi cáp sẽ ở trên cùng một hướng và các sợi cáp sẽ tạo thành một góc cố định với trục của dây cáp.
Hướng của sợi cáp sẽ không làm ảnh hưởng tới lực kéo đứt của cáp, nhưng sự kết hợp về chiều xoắn của tao cáp và chiều xoắn cả cả sợi cáp sẽ làm ảnh hưởng lớn tới tính chất của cả sợi cáp thép.
Phân loại dây cáp thép
Phân loại dây cáp thép theo số lần bện: gồm bện đơn, bện đôi và bện 3
Cáp bện đơn: hay còn được gọi là tao cáp, các sợi cáp sẽ được bện xoắn lại 1 lần và được dùng để treo hoặc buộc.
Cáp bện đôi: là loại cáp gồm các dánh cáp bện lại với nhau để tạo thành cáp. Loại cáp này được sử dụng nhiều nhất trong máy nâng.
Cáp bện 3: là loại cáp được bện từ cáp bện đôi
Phân loại cáp theo cách bện: Cáp bện xuôi và cáp bện ngược
Cáp bện xuôi (lang lay): Chiều bện của các sợi trong dành sẽ cùng chiều với chiều bện của dành quanh lõi. Loại cáp bện xuôi này có tuổi thọ cao, mềm dẻo nhưng dễ bị bung ra và có xu hướng tự xoắn lại. Vậy nên, cáp bện xuôi thường được dùng trong việc neo giằng cố định, hay còn gọi là cáp neo giằng và nó được dùng làm cáp thang máy hay được dùng làm pa lăng cáp nâng hạ của cần trục.
Cáp bện ngược (regular lay): chiều bện của các sợi trong dành sẽ ngược chiều với chiều bện của các dành quanh lõi. Loại này có độ cứng và tuổi thọ cao, khó bung và không tự xoay lại được nên nó thường được dùng trong những trường hợp như kéo gàu máy kéo. Cáp thép bện ngược còn được sử dụng làm cáp thép chống xoắn.
Phân loại cáp theo số lõi gồm: lõi cứng, lõi mềm, nhiều lõi, không lõi
Cáp lõi mềm là loại lõi được làm từ sợi thực vật như sợi đay, gai,… Loại cáp lõi mềm này có tác dụng giữ dầu mỡ để bôi trơn cáp, giúp cáp mềm hơn và có thể dễ dàng uốn cong qua pull, tang tời.
Cáp lõi cứng thường được dùng để neo giữ, cố định vật. Loại cáp này thường được dùng để làm cáp cẩu hàng và cẩu trục.
Phân loại cáp theo phương pháp xử lý bề mặt sợi cáp
Dựa vào phương pháp xử lý bề mặt, dây cáp thép được chia ra làm 2 loại: Cáp thép mạ kẽm và cáp thép mạ đen (không mạ)
Cáp thép mạ kẽm: Trên bề mặt cáp được mạ một lớp kẽm không gỉ màu trắng. Chính điểm này đã giúp cho sợi cáp được bền lâu dù cho có sử dụng ở những môi trường khác nhau.
Cáp thép đen (không mạ): Trên bề mặt cáp được phủ một lớp mỡ dầu mỏng để sợi cáp tránh bị oxy hóa hay bị gỉ trong quá trình sử dụng.
Ngoài cáp thép mạ kẽm và cáp thép đen ra thì còn có cả cáp thép bọc nhựa và cáp thép inox. Cáp thép bọc nhựa chính là cáp thép mạ kẽm nhưng bên ngoái được quấn một lớp nhựa PVC bền chắc để bảo vệ sợi cáp, giúp kéo dài tuổi thọ và làm tăng tính thẩm mỹ cho cáp.
Bài viết trên chúng tôi đã cho bạn biết thế nào là IWRC. Hy vọng với những thông tin trên các bạn sẽ hiểu thêm phần nào về IWRC.
Từ khóa » Fc Và Iwrc Là Gì
-
Bảng Tra Thông Số Cáp Thép Tiêu Chuẩn
-
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁP THÉP
-
Các Thông Số Kỹ Thuật Chi Tiết Về Lõi Cáp Thép
-
Fc Và Iwrc Là Gì - Hàng Hiệu
-
CÁP THÉP CÁC LOẠI
-
CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁP THÉP
-
Iwrc Là Gì Archives - Cẩm Nang Cáp Thép Từ A Đến Z
-
Cáp Thép Xây Dựng 6x37+FC/IWRC - Xuyên Á Đại Thành
-
Cáp Thép 6x36 +IWRC Và FC Chất Lượng Giá Cạnh Tranh Hà Nội
-
Cáp Thép Là Gì? Cẩm Nang Dây Cáp Thép Từ A đến Z - Capvina
-
Cáp Thép Là Gì? Giải Thích Ngắn Gọn Trong Một Nốt Nhạc - Capvina
-
Iwrc Là Gì
-
Bảng Tra Thông Số Cáp Thép Tiêu Chuẩn
-
Dây Cáp Thép Là Gì? Dấu Hiệu Phân Biệt Các Loại Cáp Thép