K'ny – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này) |
K’ny hay K'ni là nhạc cụ dây có cung vĩ của nhiều dân tộc sống ở vùng Bắc Tây Nguyên, Việt Nam và người Kreung thuộc nhóm Khmer Loeu ở Ratanakiri, Campuchia. Nó phổ biến rộng rãi trong cộng đồng Ba Na, Gia Rai, Xơ-đăng và Rơ Ngao... Nó có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo dân tộc. Người Cà Dong gọi là K’ny là Rơ đoong, người Rơ Măm gọi là Rơ ruội, người Hà Lang gọi là Brõ Mâm.
Cấu tạo
[sửa | sửa mã nguồn]Thân đàn K’ny là một ống nứa nhỏ hay một cành gỗ tròn, thẳng, dài khoảng 50 đến 70 cm và có đường kính từ 2 đến 3 cm. Phần trên thân ống có một lỗ để cắm trục gỗ xuyên qua mắc dây đàn. Phần dưới thân ống có một miếng gỗ khoảng 1 cm, gắn bằng sáp ong để làm ngựa đàn. Đàn K’ny chỉ có dây mắc vào trục và mấu gỗ dưới gốc đàn. Ngày xưa người ta dùng dây đàn bằng dây móc hay xơ dứa se, ngày nay dùng dây kim loại tách từ phanh xe đạp.
K’ny không có bộ dây tăng âm, tiếng đàn phát ra là do dây rung. Cung vĩ là một mảnh nứa cạ vào dây, làm dây rung lên phát ra âm thanh. Trên thân đàn k’ny nguyên thủy có 4 núm bằng sáp ong là 4 phím đàn. Về sau người ta cải tiến nhạc cụ này gắn nhiều phím hơn và thêm 1 dây đàn nữa.
K’ny có âm sắc giống tiếng mèo kêu. Muốn có âm trầm người ta phải kết hợp tay bấm và vòm hàm mở ra (âm "o" hoặc âm "a"). Muốn có âm cao vòm hàm phải khép lại (âm "e") và tay bấm phải chạy xuống dưới.[1] K’ny có âm thanh rất nhỏ, âm vực hẹp trong vòng 1 quãng bốn hoặc quãng năm. Tuy nhiên, ta có thể tạo âm nguyên hoặc nửa âm trên một dây đàn.
Để khuếch đại âm thanh người ta dùng một dây tơ, dây dù hoặc dây cước nylon, buộc một đầu sợi dây này thật chặt vào dây đàn, đầu kia buột vào một mảnh mo măng tre hình tròn (hoặc mảnh nhôm hay nhựa PVC). Người chơi phải ngậm mảnh hình tròn này trong miệng, làm sao phải giữ cho dây tơ căng và mặt trong của mảnh tròn này sát với 2 hàm răng. Khi kéo đàn dây sẽ rung lên, chuyển chấn động sang dây tơ rồi đến mảnh mo măng tre và vang trong khoang miệng của người kéo đàn. Người chơi phải thay đổi khẩu hình để có âm thanh khác nhau, giống như tiếng mèo kêu ngoao ngoao.
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Kỹ thuật chơi đàn k’ny giống như kéo đàn nhị. Tay trái cầm thân đàn, những ngón tay bấm lên dây đàn. Tay phải cầm cung vĩ cạ vào dây đàn. Nói thì dễ song để diễn k’ny tốt rất khó, bởi nó đòi hỏi người chơi phải bấm nốt chuẩn xác, kéo cung vĩ phù hợp với bài nhạc và sử dụng khẩu hình, khoang miệng điêu luyện, làm sao để tiếng đàn như tiếng hát.
Theo truyền thống của người dân tộc, k’ny do nam giới sử dụng. Họ chỉ chơi nhạc cụ này trong nhà Rông hoặc nơi chòi rẫy, bởi vì họ tin rằng k’ny là tiếng nói của thần linh, nên không sử dụng trong nhà.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The Garland handbook of Southeast Asian music p 300 Terry E. Miller, Sean Williams - 2008 "Figure 16.2 Dock Ramah, a Jarai minority musician, plays the k'ni mouth-resonated bowed monochord. Photo by Terry E. Miller; 2005."
- “K'ný - Họ dây”. Viện Âm nhạc. 20 tháng 9 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2020.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Hình ví dụ [1]
- Page with pictures of K'ni or Vietnamese mouth violin.
- Page from Vietnam National Administration of Tourism, with picture and description of K'ni. Lưu trữ 2018-09-15 tại Wayback Machine
| |
---|---|
Dây (Đàn bầu • Đàn đáy • Đàn nhị/Đàn hồ • Đàn tam • Đàn tranh • Đàn tứ • Đàn tỳ bà • Đàn nguyệt • Đàn sến • Guitar phím lõm • Tam thập lục • Trống quân) Màng rung (Trống bản • Trống bộc • Trống cái • Trống cơm • Trống chầu • Trống chiến • Trống đế • Trống mảnh • Trống khẩu • Bồng) Hơi (Kèn bầu • Tù và • Sáo trúc • Tiêu) Tự thân vang (Biên chung • Chiêng • Chũm chọe • Chuông • Khánh/Biên khánh • Mõ • Phách • Sênh sứa • Sênh tiền • Song lang • Thanh la • Tiu/Cảnh • Trống đồng) | |
Miền núi phía Bắc | Bẳng bu • Cò ke • Đao đao • Đàn môi • Đuống/Luống • Kèn lá • Khèn H'Mông • Linh • Pi cổng • Pí đôi/Pí pặp • Pí lè • Pí một lao • Pí phướng • Púa • Sáo H'Mông • Ta in • Tính tẩu • Trống nêm • Trống tang sành |
Bắc Trung Bộ | Abel • Khèn bè • Cr'tót • Ta lư |
Tây Nguyên | Cồng chiêng (Aráp • Knăh ring • M’nhum • T’rum • Vang) Trống cái (H'gơr • Pơ nưng yun) Alal • Bro • Chênh kial • Chiêng tre • Chapi • Đàn đá • Đing năm • Đinh đuk • Đing ktút • Đuk đik • Goong • Goong đe • K'lông pút • K’ny • Khinh khung • Pơ nưng yun • Rang leh • Rang rai • T'rưng • Ta pòl • Tol alao • Tông đing • Tơ đjếp • Tơ nốt |
Duyên hải Nam Trung Bộ | Trống Paranưng • Trống Ghinăng |
Từ khóa » đàn K'ni
-
Đàn K'Ni – Nét Riêng Của Các Tộc ít Người Tây Nguyên
-
Đàn K'ni - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Độc Tấu Đàn K'Ni Giai Điệu Tây Nguyên - Văn Thảo [Official]
-
Độc đáo K'ni - Báo Gia Lai điện Tử - Tin Nhanh
-
Thế Dân Độc Tấu Đàn K'Ni
-
Ngũ Tấu "Hòn Vọng Phu"- Sự Giao Thoa Giữa Phương Đông ...
-
Đàn K'ni Wikipedia, Bách Khoa Toàn Thư Mở
-
K'ny – Cây đàn Biết Hát Của Người Giarai | Đọt Chuối Non
-
Đàn K'ni - BAOMOI.COM
-
Âm Thanh đại Ngàn: Trường Tồn Cùng Dân Tộc (Bài 1)
-
Sinh Hoạt âm Nhạc Dân Gian Của Người Ba Na Nhóm Rơ Ngao ở ...
-
K'ny - Wikiwand
-
Những Nỗ Lực đưa âm Sắc Bản địa Ra Thế Giới