Sinh Hoạt âm Nhạc Dân Gian Của Người Ba Na Nhóm Rơ Ngao ở ...
Có thể bạn quan tâm
- Tiếng Việt
- English
- Trang chủ
- Chính quyền
- Giới thiệu
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Bộ máy tổ chức
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hoạt động của Lãnh đạo
- Thông tin chỉ đạo điều hành
- Giới thiệu
- Nhà đầu tư
- Thủ tục hành chính
- Hệ thống thông tin giải quyết TTHC
- Dịch vụ công trực tuyến
- Công khai thủ tục hành chính
- Sản phẩm địa phương
Thứ hai, Ngày 06/01/2025 -
- Thu hồi diện tích đất đã cho Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai thuê để thực hiện Dự án nhà máy bột giấy và giấy Tân Mai - Kon Tum
- TIN BUỒN
- Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh tháng 12 và năm 2024
- Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 và bình quân cả năm 2024 trên địa bàn tỉnh
Trong lúc mọi người đang ngon giấc, thoang thoảng vọng tiếng Brook Oot, Brook Doông (đàn K’ni) hay tiếng Hool (sáo 3 lỗ) trước khi gà gáy … Trên rẫy vang tiếng Glâng glât (đàn T’rưng), Klang Khok, Reng reo (đàn Gió) hoặc dưới suối có tiếng Pơchet (đàn suối) … Những giai điệu dân ca mượt mà, đậm sắc thái của núi rừng, làm cho cuộc sống của họ càng vô tư và yêu đời, yêu quê hương nơi mình sinh ra và lớn lên …Vui hay buồn, âm nhạc luôn theo suốt cuộc đời họ… Với người Rơ Ngao, sinh hoạt âm nhạc dân gian của họ bao gồm: Nhạc đàn và nhạc hát. A – Nhạc đàn : I - Nhạc cụ gõ : 1. “ Chinh Goong” ( Cồng Chiêng) : Xin kể một câu chuyện dưới đây, giúp hiểu về nguồn gốc xuất xứ cồng chiêng đến với người Rơngao: …Ngày xưa khi chưa có cồng chiêng, người Rơ Ngao lúc đó xoong, nồi đất chưa có để nấu ăn, họ thường đi lấy ống lồ ô hoặc ống nứa trong rừng mang về, cho gạo hay cá, rau thịt rừng vào ống rồi đem nướng. Sau khi dùng hết thức ăn, họ quăng ống xuống sân, bà con gọi ống này là “ Ding Droông” (ống nướng cháy). Trẻ con vốn tính nghịch ngợm, hay đùa giỡn chọc ghẹo nhau chẳng đã, chúng lượm 3 ống dài ngắn không đồng đều, cầm thả dập lên xuống đất nhiều lần, hay lấy que đánh vào thân ống, nghe “ …Tứng..tưng..từng…” rất êm tai. Thấy vậy, bắt chước trẻ con nghịch ngợm kia, người lớn đi lấy ống về đốt cho cháy vỏ ngoài, rồi cất trên giàn bếp trước đó 3 ngày, khi ống đã khô (ráo hết nước trong thân ống) họ lấy dao cắt ra dài ngắn khác nhau rồi đem ra đánh (họ kết cấu như thang âm của chiêng bây giờ) trong các ngày hội của làng. …Hồi đó, có một ông trong làng tên là Xăng Miăng, ông này rất nghèo so với bà con trong làng, ông nghĩ ra một ý tưởng rất táo bạo, tìm cách lừa như thế nào để lấy cho được tài sản người giàu có để bản thân mình thoát được cái nghèo khổ này. Ngày này qua ngày khác, ông tự đục, đẽo làm mâm gỗ xách đi xuống sông suối, đãi lấy bã sắt dành dụm được ít nhiều về nung, rèn thành từng cục lớn nhỏ không ra mẫu mã nào cả gọi là “ Mam lu lek lu li” (sắt lẩn quẩn), rồi ông mài cho thật bóng sáng, lấy khăn cuốn gói cất kỹ… …Một hôm, không chịu nổi sự dày vò của nghèo khổ cứ bám theo, ông quyêt định mang gói sắt hiếm hoi của mình đi bán cho người Lào… Đường rừng hiểm trở lại xa 2, 3 ngày mới tới nơi, nên ông dừng chân nghỉ trên tảng đá to sát đường bên bờ sông, ông nằm và ôm gói sắt bên người… Tinh cờ Bô Pơtău (lúc đó gọi là già làng, đồng thời cũng là người giàu có nhất) người Lào đi ngang qua, thấy Xăng Miăng ngồi ôm gói gì trước mặt, ông tò mò đến hỏi:… “ Này XăngMiăng, ông ôm gói gì trong người ông vậy ? “ XăngMiăng đáp: “ Có gì đâu, Mam lu lek lu li BôPơTău không hiểu “Mam lu lek lu li” là gì, ông bắt Xăng Miăng mở gói sắt ra xem, nhưng Xăng Miăng không chịu: “ Nếu ông muốn ông hãy tự mở ra xem, tôi mở rồi ông không mua, mất công tôi phải gói lại sao được! Bô PơTău nghĩ trong gói khăn kia chắc chắn có vật quý lắm, nên Xăng Miăng mới ôm kỹ vậy. Sau khi Xăng Miăng đồng ý, Bô Pơ Tău cầm lấy gói sắt vốn tính tò mò muốn tận mắt xem cho bằng được, ông vội giật tháo dây mở chưa kịp xem, toàn bộ cục sắt bóng loáng bên trong bị rơi toàn bộ xuống sông sâu thẳm…? Thấy vậy Xăng Miăng đứng dậy tức giận quát: “ Này Bô Pơ Tău ! Ông có biết trong gói đó “ Mam lu lek lu li” là vật quý giá đối với tôi như thế nào không ? Ông đã làm rơi toàn bộ của tôi xuống sông, ông lặn xuống mà tìm nhặt đủ cho tôi, nếu không tôi sẽ lấy toàn bộ chiêng ché, trâu bò… và cả nhà ông chịu làm “ Dik” (đầy tớ) cho tôi đó”.!...Nghe vậy, vì tiếc tài sản quý giá và sợ xấu hổ phải làm “Dik” cho kẻ nghèo nàn như Xăng Miăng, ông vội chạy về nhà gọi hết các chàng trai khoẻ mạnh trong làng cùng ông lặn xuống đáy sông cả buổi, mà chẳng thấy “Mam lu lek lu li” đâu cả. Cuối cùng đành chấp nhận “ Hru “ (bồi thường) cho Xăng Miăng toàn bộ tài sản quý giá trong đó có “Cồng Chiêng” và chịu làm “Dik” cho ông cả đời…Lúc bấy giờ, ông đã thật sự giàu có nhất nhờ “ Mam lu lek lu li” mà ông đã lừa được Bô PơTău (Sau này người Lào đặt tên cho ông Xăng Miăng là “ Xik Ket” người hay nói láo.)…đó mà ! Từ đó, người Rơ Ngao mới có cồng chiêng thật, để đánh trong những dịp hội hè của làng, là nhờ ông Xăng Miăng có trí thông minh, được bà con kính trọng và quý mến và phong cho ông chức “ Bô Pơtău” (già làng), dân làng không còn chê bai hay khinh ông nghèo nàn như xưa nữa… và chính ông cũng là người chỉ huy “ tơnul ching” và vừa là người đánh, vừa sửa chiêng rất giỏi ./. - Một dàn cồng chiêng đầy đủ họ gọi là: “ Môi hơ mruk ching” (Một giọng cồng chiêng) a/- Tên chung của loại chiêng: “ Ching Goong Hon” (Cồng chiêng Hon) b/- Tên riêng của một dàn cồng chiêng: + Ching Goong Brong : (Cồng chiêng có âm thanh cao thanh thót) hay họ gọi tắt là: Ching Tơ ham (Chiêng 8) … Dàn chiêng có 8 chiếc chiêng bằng (chiêng không có núm). + Ching Goong Broong : (Cồng Chiêng có âm thanh thấp và trầm) hay họ gọi tắt là: Ching Môi jât (Chiêng 10) … Dàn chiêng có 10 chiếc chiêng bằng (chiêng không có núm). c/- Tên riêng của từng chiếc chiêng, cồng và nhạc cụ khác : có 3 nhóm: * Nhóm 1 gồm có 3 chiếc cồng to có núm (còn gọi là cồng đệm) :
Cồng to nhất | Cồng to vừa | Cồng nhỏ |
Tên cồng : Kăn Goong | Moông Goong | Moong Goong |
(Cồng vợ) | (Cồng chồng) | (Cồng con) |
Ký hiệu xướng âm " chơ-châp " đọc là | ||
" Pu hu” | " Pô " | " Pep " |
Chiêng số | Tên chiêng | Ký hiệu xướng âm đọc là |
1 | Kăn ching (chiêng vợ) | Tột |
2 | Moông ching (chiêng chồng) | Teeng deeng |
3 | Mong Pi (con thứ 3) | Tê lêt |
4 | Mong Puon (con thứ 4) | Dêt |
5 | Mong pơ dăm (con thứ 5) | Nglat |
6 | Mong Tơ druo (con thứ 6) | Tô |
7 | Mong tơ pâih (con thứ 7) | Lêt |
8 | Mong Tơ ham (con thứ 8) | Glang |
9 | Mong Tơ chin (con thứ 9) | Gleng |
10 | Mong Môi jât (con thứ 10) | Glet |
Ông rỗng | Bấm lỗ 1 | Bấm lỗ 2 | Bấm lỗ 3 |
Thổi mạnh, nhẹ | Thổi mạnh, nhẹ | Thổi mạnh, nhẹ | Thổi mạnh, nhẹ |
B - Nhạc hát " Hri, ChơChâp ":
Loại hình ca hát của người Rơ Ngao cũng như bao dân tộc khác ở KonTum, phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức. Họ có thể ngồi hát một mình ở nhà, khi đi làm trên rừng, dưới suối…hoặc đối đáp với người cùng giới hay khác giới khi quây quần bên ché rượu cần. " Hri” Hát có lời, " Chơchâp” Xướng giai điệu, ( có nghĩa là không thuộc lời bài hát, chỉ nhớ phần giai điệu gọi là " chơchâp”. Loại hình ca hát của người Rơ Ngao gồm có: " Hri Loông” ( Hát ru ). " Hri 'nhoi” ( Hát đồng dao ) " Hri hơnhông, hri cheo hoặc hri trôm” ( Hát đối đáp, dạy bảo con cái ). " Hmoi”( Hát khóc )… 1. Hri Loông ( Hát ru ) : - Hát ru của người Rơ Ngao gắn liền trong sinh hoạt hàng ngày của các bậc ông bà, cha mẹ anh chị, chú bác, cô dì. Là người có quan hệ họ hàng gần gũi mật thiết với người được ru. Nếu người thân đi vắng hay đi làm xa, người được ru chưa cai sữa mẹ được thì người ru phải đi theo, gần thì phải dỗ ở nhà. - Hát ru của người Rơ Ngao được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1:Từ trẻ sơ sinh cho đến khi em bé biết ngồi. Giai đoạn 2: Bé biết bò cho đến khi biết đứng tập đi chập chững. Giai đoạn 3: Bé biết đi cho đến khi biết theo cha mẹ đi xa. -Cách thể hiện bài hát cũng khúc giai điệu ấy, giữa người hát ru và người được ru có mối quan hệ như thế nào, người được ru là em hay con cháu, thì người hát ru phải tự mình xử lý cách xưng hô. Giai đoạn 2 : Lời bài hát dành cho người hát ru là ông bà, cha mẹ, cô chú. Mừng cho bé biết ngồi,bò , chập chững tập đi. Giai đoạn 3 : Lời bài hát dành cho người hát ru chủ yếu là cha mẹ, cô chú… khuyên con cháu không nên đi theo bố mẹ đi suối hay lên rừng. 2. Hri 'Nhoi( Hát đồng dao ) : Ngày xưa người Rơ Ngao thường có câu : " 'Nhoi thây dê, lơlê thây hul”( Chọc cho chán, ghẹo cho tức ); thường xảy ra hàng ngày ở trẻ con. Mỗi khi họ thấy, biết một người nào đó làm những việc không phải, lập tức một người trong nhóm hát trước và mọi người cùng hát theo, cứ như thế họ hát đi hát lại để cho người kia thấy xấu hổ việc mình đã trót làm. Nếu có tức giận, cùng lắm chỉ rượt đuổi cho trẻ con phân tán, song họ vẫn co cụm cùng nhau để tiếp tục ghẹo " lơlê " từ xa cho đến khi thấy người kia ôm mặt khóc thì họ mới kéo nhau đi chơi nơi khác. " Hri 'nhoi” là một khúc nhạc ngắn thường lặp đi lặp lại, chỉ thay vào đó về nội dung sự việc xảy ra. 3. Hri Hơ’Mon, HơNhoông, Cheo, Troôm : Hri Hơ'mon, Hri hơnhoông, Cheo hay Trôm là loại hình sinh hoạt ca hát mà người Rơ Ngao sử dụng để tâm sự với riêng mình, với bạn bè, người thân,người yêu hay dạy bảo con cái không nên làm những việc sai trái. - Hri Hơ'mon là loại hình hát kể sử thi rất phổ biến với người Rơ Ngao, sử dụng giai điệu để hát kể truyện xưa như: Bô Pơtău, Rok, Xet, Bia Rang Hu, Rang Mă, Giông, Giâ…Hầu như plei nào cũng có ít nhất từ 2 đến 3 nghệ nhân giỏi hát kể. Khi chiều tối sau khi đi làm về, mọi người tắm rửa cơm nước xong xuôi, chuẩn bị chăn chiếu đến nghe hát kể. Nếu câu truyện dài thì ngủ lại, còn sức khoẻ nghệ nhân yếu thì phải về ngủ nhà, tối mai lại tiếp tục đến nghe… Xuất phát từ hát kể Hri Hơ'mon , sau này họ dùng giai điệu đó để đặt lời và hát trong sinh hoạt tiếp xúc hàng ngày, đó là loại hình Hơnhoông. - Hri Cheo có thể sử dụng để dạy bảo con cái, đăc biệt đây là loại hình ca hát để đối đáp với nhau khi bên ché rượu cần. Ngày xưa người Rơ Ngao thường sử dụng Hri Cheo để thi với nhau, câu từ ví von bên nào hết trước đồng nghĩa với người đó không tìm ra câu trả lời, thì người đó phải thua cuộc. Độ khó của Hri Cheo phức tạp hơn loại hình ca hát khác. - Hri Troôm : Đây là loại hình ca hát ít khi người Rơ Ngao sử dụng ở nhà. Khi biết, thấy con cái mình làm những việc không tốt đẹp, trái với sự mong muốn của cha mẹ, dạy bảo trong nhà sợ người khác nghe thấy con mình hư, cha mẹ xấu hổ thay, nên họ chọn nơi xa nhà và vắng người. Nơi tốt nhất họ chọn là khi đi làm rẫy, ở đó người lớn có thể bộc lộ hết sự quan tâm dạy bảo của mình với con cái bằng cách hát Hri Troôm. Theo lời các cụ kể : “… ngày xưa khi nghe tiếng kêu của con vượn trong rừng, các cụ bắt chước làm thành giai điệu Troôm bây giờ, và chúng ta nghe phần mở đầu loại hình này đều xuất phát từ tiếng kêu của con vượn. - Hri Hmoi ( Hát khóc ) Chỉ sử dụng duy nhất khi có người chết, bình thường tuyệt đối không đùa giỡn với giai điệu này. Ngày xưa, nếu ai đó có cãi hoặc đánh nhau nhẹ, người bên kia cãi hay đánh không lại, đành lấy hát Hmoi người thắng cho bõ tức giận, thế thì người Hmoi sẽ bị phạt vì đã xem người thắng là ma. Vì vậy mỗi lần nghe giai điệu này là họ biết ngay trong làng có người mất. Ngày xưa, thân nhân hay bà con gần với người chết nếu đến thăm mà không biết hát khóc thì họ xem người đó không có lòng thương tiếc người. Nhạc sỹ: A Duh Sưu tầm, giới thiệu. Về trang trước Gửi emailTin tức liên quan
- Trải nghiệm văn hóa Giẻ-Triêng tại Làng du lịch cộng đồng Đắk Răng (27/08/2024)
- Gặp gỡ những người trở về từ Chiến thắng Đăk Pék (16/05/2024)
- Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek được xếp hạng di tích quốc gia (15/05/2024)
- Kon Tum - Chuyển đổi số để tăng tốc phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn (26/03/2024)
- Huyện Đăk Hà: 30 năm xây dựng và phát triển (13/03/2024)
- Lịch sử hình thành
- Điều kiện tự nhiên
- Đơn vị hành chính
- Dân số và lao động
- Bản đồ hành chính
- Tỉnh ủy
- Ủy ban nhân dân tỉnh
- Các sở, ban, ngành
- UBND các huyện, thành phố
- Hệ thống theo dõi CĐĐH
- Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính
- Hệ thống đánh giá Bộ chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Hệ thống quản lý VB&ĐH
- Văn bản chỉ đạo điều hành
- Thư điện tử công vụ
- Lịch công tác UBND tỉnh
- Tài liệu họp
- Báo cáo hiện trạng môi trường và Bộ chỉ thị môi trường
- Báo cáo kinh tế - xã hội
- Dự án hoàn thành
- Dự án đang triển khai
- Dự án chuẩn bị đầu tư
- Dự án kêu gọi đầu tư
- Đấu thầu, mua sắm công
- Quy hoạch xây dựng, đô thị
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quy hoạch thu gom, tái chế, xử lý chất thải
- Chương trình, đề tài khoa học
- Kết quả nghiệm thu
- Đề tài/Dự án đã đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN
- Trang chủ
- Liên hệ
- Góp ý
- Sơ đồ cổng
- RSS
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH KON TUM Giấy phép số 08/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kon Tum cấp ngày 20/12/2019 Quản lý kỹ thuật: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Kon Tum, số 70 Lê Hồng Phong, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum. Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Đăng Trình - Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Điện thoại hỗ trợ: 0260.3797799; Email: bbtcongttdt@kontum.gov.vn
Đang truy cập: 95 . Tổng lượng truy cập: 98.532.517
Từ khóa » đàn K'ni
-
Đàn K'Ni – Nét Riêng Của Các Tộc ít Người Tây Nguyên
-
K'ny – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đàn K'ni - Hiệp Hội Lữ Hành Việt Nam
-
Độc Tấu Đàn K'Ni Giai Điệu Tây Nguyên - Văn Thảo [Official]
-
Độc đáo K'ni - Báo Gia Lai điện Tử - Tin Nhanh
-
Thế Dân Độc Tấu Đàn K'Ni
-
Ngũ Tấu "Hòn Vọng Phu"- Sự Giao Thoa Giữa Phương Đông ...
-
Đàn K'ni Wikipedia, Bách Khoa Toàn Thư Mở
-
K'ny – Cây đàn Biết Hát Của Người Giarai | Đọt Chuối Non
-
Đàn K'ni - BAOMOI.COM
-
Âm Thanh đại Ngàn: Trường Tồn Cùng Dân Tộc (Bài 1)
-
K'ny - Wikiwand
-
Những Nỗ Lực đưa âm Sắc Bản địa Ra Thế Giới