Kaizen Là Gì? Hướng Dẫn 7 Giai đoạn Của Quy Trình Cải Tiến Liên Tục
Có thể bạn quan tâm
Không có thông báo nào.
- Home
- Sôi nổi
- Đang hot
- Mới nhất
- Podcast
- Jobs
- Đăng ký
- Đăng nhập
Top Pick
BrandAgencyStartupCreative
Creative CampaignCreative FilmsCreative PackagingCreative Print AdsArt & DesignFeatured
LongformStoriesQuan điểm
English Content
Newsletter
Đăng ký Advertising Vietnam
Tạo tài khoản để cùng chia sẻ những câu chuyện tuyệt vời, cá nhân hoá trang chủ của bạn và theo dõi những chủ đề, tác giả mà bạn yêu thích.
Tiếp tụcĐã có tài khoản? Đăng nhập
Hoặc
Liên kết với Facebook Liên kết với Google Đăng nhậpTôi chưa có tài khoản? Đăng ký
Quên mật khẩu?Hoặc
Liên kết với Facebook Liên kết với GoogleQuên mật khẩu
Khi bạn đã gửi yêu cầu đặt lại mật khẩu của mình, bạn sẽ nhận được một email có mật khẩu mới của bạn.
GửiĐã có tài khoản? Đăng nhập
Hoặc
Liên kết với Facebook Liên kết với GoogleOpinion
Kaizen là gì? Hướng dẫn 7 giai đoạn của quy trình cải tiến liên tụcQuyền Vũ
Theo dõiFounder | Vũ Digital
13 Thg 12 2021
Báo cáo bài viết
Quyền Vũ
Founder
Vũ Digital
Theo dõi 10Sao chépKaizen là phương pháp luận 7 giai đoạn với mục tiêu tạo ra sự cải tiến liên tục, mô hình Kaizen dựa trên triết lý thành quả to lớn sẽ đến từ những cải thiện nhỏ.
Kaizen là phương pháp cải tiến từ thấp lên cao, trái ngược với những phương pháp giải quyết triệt để hoặc mô hình áp đặt từ trên xuống dưới. Phương pháp luận Kaizen là mô hình nền tảng của sản xuất tinh gọn (lean manufacturing) và là con đường thành công của tập đoàn Toyota (The Toyota Way).
Kaizen được áp dụng chủ yếu trong các nhà máy sản xuất nhằm giảm thiểu tối đa sai sót và giảm thiểu lãng phí, giúp tăng năng suất, tăng trách nghiệm và khuyến khích người lao động sáng tạo để tạo ra sự đổi mới trong mọi công việc.
Ý nghĩa từ Kaizen
Kaizen là một từ ghép của hai từ trong tiếng Nhật, có thể được hiểu là “thay đổi tốt hơn” hoặc “cải tiến”. Tuy nhiên ý nghĩa chính của từ Kaizen chính là “cải tiến liên tục”.
Lược sử hình thành Kaizen
Kaizen được ứng dụng đầu tiên bởi Nhật Bản, cụ thể là việc thúc đẩy nền kinh tế của Nhật Bản sau thế chiến thứ hai.
Thẻ Job Methods JM, nguồn: allaboutlean.com
Tuy được ứng dụng và rất thành công tại Nhật Bản, điểm khởi đầu của Kaizen lại đến từ Hoa Kỳ, phương pháp cải tiến hiệu quả công việc thông qua cải tiến từng giai đoạn nhỏ được xây dựng và phát triển tại Hoa Kỳ với tên là chương trình Training Within Industry (TWI Job Methods).
Thay vì tập trung vào giải quyết những vấn đề lớn, phương pháp này khuyến nghị các tổ chức liên tục đưa ra những cải tiến nhỏ, chú trọng đến những giải pháp cải tiến có thể được hoàn thành trong ngày. Lý giải cho phương pháp này bắt nguồn từ thế chiến thứ hai, thời điểm này không có thời gian và nguồn lực cho những sáng tạo và thay đổi lớn trong việc sản xuất các thiết bị phục vụ cho chiến tranh.
Bản chất của phương pháp Training Within Industry là cải thiện, năng suất của lực lượng lao động và phát triển những công nghệ có sẵn.
Sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ xây dựng kế hoạch Marshall với mục tiêu xây dựng lại ngành công nghiệp Nhật Bản và Training Within Industry là một thành phần trong kế hoạch hỗ trợ lịch sử này.
Homer Sarasohn thành viên IEEE Life, kỹ sư Hoa Kỳ và Charles Protzman (người điều hành hệ thống điện thoại Nhật Bản), hai kỹ sư đã phát triển một chương trình đào tạo quản lý vào năm 1949 – 1950.
Poster TWI – từ những năm 1940, nguồn: systems2win.com
Một nhóm kỹ sư khác phụ trách kinh tế và khoa học (ESS) cũng nhận nhiệm vụ nâng cao kỹ năng quản lý của Nhật Bản là Edgar McVoy đã đưa Lowell Mellen đến Nhật Bản hướng dẫn, đào tạo và chuyển giao chương trình Training Within Industry (TWI). Năm 1951, nhóm ESS đã sản xuất một bộ phim đào tạo giới thiệu ba chương trình “J” (Job Instruction, Job Methods and Job Relations) thuộc TWI, tạm dịch: “Hướng dẫn công việc, Phương pháp công việc và Quan hệ công việc” với tiêu đề “Cải tiến trong bốn bước”. (Kaizen eno Yon Dankai ), đây là nguồn gốc của Kaizen.
Sir. William Edwards Deming (ngày 14 tháng 10 năm 1900 – 20 tháng 12 1993), nguồn: internet
Tiến sĩ W. Edwards Deming, một nhà khoa học thống kê, đã đến Nhật Bản với mục tiêu điều tra dân số sau thế chiến thứ hai, ông đã truyền dạy quy trình kiểm soát và thống kê khoa học tới các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản hàng đầu. Thông điệp mà Deming đưa ra là
Bằng cách cải thiện chất lượng sẽ dẫn tới giảm chi phí giúp tăng năng suất và tăng thị phần.
Tiến sĩ W. Edwards Deming cũng cho rằng
Việc kiểm soát chất lượng sản phẩm nên được đặt vào tay của người công nhân trong mọi dây chuyền sản xuất.
Vì cống hiến trong việc giới thiệu và phổ biến Kaizen tại Nhật Bản, năm 1960 Thiên hoàng Nhật Bản đã trao Huân chương bảo vật thiêng liêng cho ông William Edwards Deming.
Người đưa Kaizen đến phương Tây và phổ biến phương pháp luận này tới toàn cầu là ông Masaaki Imai với cuốn sách Kaizen: chìa khoá thành công cạnh tranh của Nhật Bản, xuất bản năm 1986.
10 nguyên tắc Kaizen
Thực hiện phương pháp luận Kaizen đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo ra tư duy phù hợp với toàn bộ công ty, nên 10 nguyên tắc dưới đây được xem là chuẩn mực đạo đức khi áp dụng mô hình này.
- Hãy loại bỏ những giả thuyết
- Luôn chủ động giải quyết vấn đề
- Đừng thỏa mãn những thứ hiện hữu
- Từ bỏ chủ nghĩa hoàn hảo, thay vào đó là thái độ thích nghi
- Đưa ra giải pháp khi phát hiện sai lầm
- Tạo ra môi trường làm việc trao quyền cho mọi người đóng góp
- Không chấp nhận yêu cầu, thay vào đó hãy hỏi tại sao 5 lần để có thể làm tốt hơn
- Lắng nghe thông tin và ý kiến từ nhiều nguồn để đưa ra quyết định
- Sử dụng tư duy sáng tạo để tối ưu chi phí bằng cách đưa ra cải tiến nhỏ
- Không bao giờ ngừng cải tiến
7 giai đoạn Kaizen
Mô hình Kaizen 7 giai đoạn.
Kaizen dựa trên triết lý mọi thứ đều có thể cải thiện và không có gì là hoàn hảo, luôn có cách để làm tốt hơn. Kaizen bắt đầu bằng việc xác định các vấn đề và cơ hội, sau đó đưa ra các giải pháp và triển khai – sau đó làm lại quá trình một lần nữa để tìm ra các vấn đề chưa được giải quyết. Mô hình Kaizen bao gồm bảy được để thực hiện cải tiến liên tục.
- Thu hút nhân viên tham gia: truyền thông và thu hút sự tham gia của mọi nhân viên, bao gồm cả việc kêu gọi sự giúp đỡ trong việc xác định và tìm ra các vấn đề hiện hữu. Giai đoạn này thường được sử dụng phương pháp tổ chức nhóm hoặc các cá nhân có nghiệm vụ thu thập và phân tích thông tin từ các nhóm tham gia.
- Tìm ra vấn đề: Sử dụng dữ liệu phản hồi thu thập được trong giai đoạn 1, đưa ra danh sách các vấn đề tiềm tàng.
- Đưa ra giải pháp: Khuyến khích nhân viên đưa ra mọi giải pháp sáng tạo, mọi ý tưởng dù là bình thường đến điên rồ nên được trân trọng. Tạo một cuộc thi là lựa chọn giải pháp chiến thắng từ những ý tưởng cải tiến được nêu ra. Hãy đảm bảo bạn tôn trọng mọi cải tiến từ mọi người, rất có thể người đưa ra giải pháp không tốt hôm nay sẽ là người chiến thắng trong tương lai, hãy cẩn trọng và giữ lửa cho mọi nhân viên.
- Thử nghiệm các giải pháp: triển khai các giải pháp đã được xác định tại giai đoạn 3, ứng dụng các giải pháp này với tệp nhân viên đã tham gia. Tạo ra các chương trình thử nghiệm và lưu trữ số liệu, bạn cũng có thể chia nhỏ các giải pháp để thử nghiệm.
- Phân tích dữ liệu: trong nhiều khoảng thời gian khác nhau, hãy liên tục kiểm tra tiến độ với kế hoạch cụ thể, những người quản lý cấp cao hãy tự thực hiện giai đoạn này, kiểm chứng và đối chiếu thực tế sẽ đem đến nhiều bài học đáng giá. Đưa ra kết luận về mức độ thành công của sự thay đổi.
- Chuẩn hoá và tối ưu: trong quá trình triển khai giải pháp, có thể xuất hiện sai số hoặc nhược điểm của giải pháp, bạn có thể cải thiện và làm tốt hơn. Hãy mau chóng điều chỉnh và loại bỏ tối đa những nhược điểm này để đạt được kết quả tối ưu nhất.
- Lặp lại lại giải pháp đã chuẩn hóa và tối ưu: khi chấp nhận giải pháp Kaizen, lúc này bạn cần triển khai lại quy trình, bắt đầu lại từ bước một để một lần nữa kiểm tra các giải pháp mới có phát sinh vấn đề hay không, nếu không còn, bạn có thể triển khai chúng ra toàn bộ hệ thống.
Ví dụ Kaizen thực hiện kéo dài 1 tuần
Dưới đây là một ví dụ điển hình cho một kế hoạch Kaizen 1 tuần:
- Ngày 1: xác định mục tiêu Kaizen, lập bảng nội dung các vấn đề hiện tại, đưa ra kết quả mong muốn. Tạo các chỉ số đo lường.
- Ngày 2: xem xét các nguyên nhân gốc rễ gây ra vấn đề và thăm dò những giải pháp khả thi. Họp nội bộ và đạt được sự đồng thuận cao về giải pháp cải tiến sẽ được thực hiện. Xây dựng và ban hành chính sách triển khai.
- Ngày 3: Thực hiện các cải tiến
- Ngày 4: Kiểm tra các cải tiến. Đo lường kết quả với các chỉ số đã đưa ra tại ngày 1 và đưa ra các điều chỉnh nếu cần thiết. Chuẩn hóa tài liệu và chính sách triển khai.
- Ngày 5: Đào tạo nhân viên về các quy trình làm việc theo tiêu chuẩn mới. Thông báo mục tiêu và những thay đổi trong tổ chức, Ghi nhận và khen thưởng những thành viên đã đóng góp và giải pháp cải tiến thành công.
Ưu và nhược điểm Kaizen
Có rất nhiều lý do ủng hộ cho mô hình và phương pháp luận Kaizen đem lại lợi thế to lớn cho tổ chức. Tuy nhiên, có một số trường hợp mà mô hình này không phù hợp, một số ưu và nhược điểm của Kaizen bao gồm:
Ưu điểm của Kaizen:
- Phương pháp Kaizen tạo ra sự cải thiện từ từ, mang đến khái niệm thay đổi nhẹ nhàng và dễ chịu hơn với những phương pháp triển khai hàng loạt hoặc đồng bộ.
- Kaizen yêu cầu xem xét kỹ lưỡng các quy trình để giảm thiểu kết luận sai lầm và tránh lãng phí.
- Với ít sai sót, ứng dụng Kaizen không cần giám sát và kiểm tra nhiều
- Tinh thần đội ngũ được cải thiện vì Kaizen ủng hộ việc trao quyền và tôn trọng mọi ý kiến
- Tinh thần đồng đội gia tăng khi mọi người đưa ra vấn đề của mình và được tổ chức giải quyết tập thể.
- Dịch vụ khách hàng tốt hơn khi nhân viên nhận thức rõ hơn về các các vấn đề và nhu cầu của khách hàng cần giải pháp để cải thiện.
- Hệ thống được xây dựng nhằm đưa ra cải tiến trong ngắn hạn và cả dài hạn.
Nhược điểm của Kaizen:
- Khó ứng dụng với một doanh nghiệp gia đình hoặc doanh nghiệp có một văn hoá thương hiệu tập trung, kiểm soát quyền lực. Với những doanh nghiệp này cần thay đổi văn hoá thương hiệu trước tiên.
- Kaizen cần được áp dụng liên tục và không ngừng nghỉ, những kế hoạch Kaizen được thực hiện rồi dừng lại hoặc ngắt quãng sẽ tạo ra cảm xúc hụt hẫng, buông bỏ, bất hợp tác trong nội bộ doanh nghiệp.
Kết luận:
Kaizen là một phương pháp luận được tạo ra với mục tiêu cải tiến liên tục các ngành công nghiệp, mô hình này đã được kiểm chứng và thành công với rất nhiều doanh nghiệp toàn cầu. Mô hình Kaizen nên được hiểu là một mô hình tuần hoàn, có thể áp dụng với mọi doanh nghiệp, mọi lĩnh vực với mục tiêu cải thiện hiệu suất, văn hoá và môi trường làm việc.
Nguồn bài viết: Vũ Digital
vudigitalkaizenThíchBình luận LưuChia sẻEditor's Picks
Google Year In Search 2024: Thể thao lên ngôi trong xu hướng tìm kiếm của thế giới và Việt Nam, xu hướng văn hoá đại chúng chuyển mình mạnh mẽ
Triển vọng mới trong lĩnh vực marketing âm nhạc: WPP và Universal Music Group công bố hợp tác, tạo điều kiện cho thương hiệu kết nối văn hóa âm nhạc toàn cầu
Điểm tin tuần: Omnicom đàm phán mua lại Interpublic Group (IPG); Tinder công bố báo cáo tổng kết xu hướng hẹn hò 2024
7 tin tức truyền thông quảng cáo được quan tâm hàng đầu trong năm 2024: Hiện tượng “túi mù” lan rộng khắp Việt Nam, sức hút "đỉnh nóc, kịch trần" của Anh Trai Say Hi và Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai
Sau YouTube, Nielsen hợp tác TikTok ra mắt công cụ đo lường hiệu quả quảng cáo đa nền tảng
Bình luận (0)
Bình luậnXem thêm bình luậnBáo cáo vi phạm
Bạn có thể báo cáo bài viết với các vấn đề sau:
Spam Tục tĩu Nội dung sai, giả mạo, công kích Vi phạm bản quyềnĐọc thêm về Nội Quy của Advertising Vietnam. Nếu bạn cần báo cáo về bản quyền hãy gửi email về [email protected]
HủyGửiXác nhận
thoátĐồng ýBáo cáo vi phạm
Bạn có thể báo cáo bài viết với các vấn đề sau:
Spam Tục tĩu Nội dung sai, giả mạo, công kích Vi phạm bản quyềnĐọc thêm về Nội Quy của Advertising Vietnam. Nếu bạn cần báo cáo về bản quyền hãy gửi email về [email protected]
HủyGửiCùng chuyên mục
Gen Z là nhân sự “thư giãn”: Những chuyến du lịch là lý do để Gen Z thức dậy đi làm mỗi ngày
Thế hệ Gen Z đang tạo ra một xu hướng mới trong cách họ tiếp cận công việc và cuộc sống: làm việc không chỉ vì trách nhiệm, mà còn để theo đuổi những trải nghiệm đáng giá. Một nghiên cứu của HSBC mang tên “HSBC One 2024 – Decoding Gen Z” đã cho thấy rằng với Gen Z tại Hồng Kông, du lịch chính là động lực hàng đầu thúc đẩy họ làm việc mỗi ngày, vượt xa những mục tiêu truyền thống như sở hữu nhà cửa hay lập gia đình.
Kim Yến
Content Writer
Advertising Vietnam
Theo dõi bởi 62 người
Theo dõiKim Yến
18 Thg 12 2024
41Bếp trưởng Hoàng Tùng: Ẩm thực duy mĩ từ sự sáng tạo vượt ranh giới
Fine-dining (Ẩm thực cao cấp) là trải nghiệm mà cùng một lúc có thể đánh thức cả 5 giác quan của thực khách, từ âm thanh, điểm nhìn đến chạm nếm mùi vị món ăn và sau cùng là cảm xúc. Nhưng riêng với Hoàng Tùng, khái niệm này chưa bao giờ dừng lại ở đó.
Mỹ Tăng
Advertising Vietnam
Theo dõi bởi 33 người
Theo dõiMỹ Tăng
16 Thg 12 2024
30🎧 Ứng dụng A.I trong quảng cáo: Mặt tốt, mặt xấu và những thách thức | Leadership Talks Mùa 2 #8
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang làm thay đổi cách mọi người làm marketing. Nhưng liệu AI có phải là một công cụ hữu ích giúp các nhà quảng cáo đạt được mục tiêu hay là một mối đe dọa tiềm ẩn? Trong tập mới nhất của chương trình Leadership Talks, chị Corina Trang Lương từ DoubleVerify đã đào sâu vào vấn đề này, mang đến những thông tin thiết thực về thị trường quảng cáo tại Việt Nam.
Đan Thúy
Advertising Vietnam
Theo dõi bởi 4 người
Theo dõiĐan Thúy
17 Thg 12 2024
10🎧 Digital Marketer: Vượt ngàn chông gai giữa thời đại kỹ thuật số | Người Kể Chuyện Nghề #8
Digital Marketing không đơn thuần là chạy số hay chỉ hoạt động trên nền tảng kỹ thuật số. Trong tập 8 series Người Kể Chuyện Nghề, chị Vivian Phạm - Integrated Marketing Communications Senior Manager đã mang đến một bức tranh rõ nét về công việc của một Digital Marketer, từ cơ hội, thách thức đến kỹ năng cần thiết để chinh phục được vị trí này.
Đan Thúy
Advertising Vietnam
Theo dõi bởi 4 người
Theo dõiĐan Thúy
13 Thg 12 2024
10Advertising Vietnam MXH Chia sẻ về quảng cáo
Giấy phép ĐKKD số 0314185496 do Sở KH & ĐT cấp ngày 06/01/2017.
Giấy phép MXH số 398/GP-BTTTT ký ngày 17/09/2020.
You Might like
Longform
Agency
Brand
Creative Campaign
Creative Films
Explore
About Us
Agency Jobs
Branding & Design Agency
Digital Marketing Agency
Video Production Agency
Privacy Policy
Follow Us
Get instant advertising news update?
© Advertising Vietnam - All rights reserved
Creative ShowcaseDanh Bạ Agency Việt NamThông Tin Media KitBáo Giá AdJobBáo Giá BookingTừ khóa » Thuyết Kaizen Là Gì
-
[Infographic] Kaizen Là Gì? 5s Là Gì? - Blog Của Mr. Logistics Việt Nam
-
Kaizen Là Gì? Ví Dụ Về Kaizen? Hướng Dẫn Cách Triển Khai Kaizen ...
-
Kaizen Là Gì? Ứng Dụng 10 Nguyên Tắc Kaizen Trong Doanh Nghiệp
-
Kaizen – Wikipedia Tiếng Việt
-
KAIZEN LÀ GÌ? NHỮNG LỢI ÍCH TỪ VIỆC ÁP DỤNG KAIZEN ?
-
Kaizen Là Gì? Vai Trò Của Kaizen Trong Quản Trị Doanh Nghiệp - Tanca
-
Kaizen Là Gì? 10 Nguyên Tắc Của Triết Lý Kaizen Trong Doanh Nghiệp
-
Phương Pháp Cải Tiến Kaizen Là Gì? Lợi ích Từ Việc áp Dụng Kaizen?
-
Kaizen Là Gì? Cách áp Dụng Phương Pháp Kaizen Trong Doanh ...
-
Kaizen Là Gì? Đặc điểm, Lợi ích, Nguyên Tắc Và Tất Tần Tật Những điều ...
-
Kaizen Là Gì? 5 Lợi ích Mà Phương Pháp Kaizen Mang Lại - Sapo
-
Kaizen Là Gì? Nguồn Gốc, Văn Hóa Và Cách Sử Dụng Kaizen Hiệu Quả
-
Kaizen Là Gì ? Ưu Nhược điểm Và Quy Trình Cải Tiến Liên Tục
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Lợi ích Của Kaizen