Kanban (Hệ Thống Kéo) - Viện Kaizen Viet Nam
Có thể bạn quan tâm
Mô tả đơn giản một hệ thống sản xuất “kéo” là kiểm soát dòng chảy của công việc trong suốt quá trình của một nhà máy bằng việc chuyển tải nguyên vật liệu vào sản xuất như khách hàng yêu cầu, chỉ khi cần thiết. Mặt khác, hệ thống “đẩy” sẽ chuyển tải nguyên vật liệu vào sản xuất theo dự đoán số lượng được khách hàng yêu cầu và vật liệu trở thành sẵn có. Các dạng hệ thống “đẩy” bao gồm hệ thống MRP (Material Requirement Planning / Manufacturing Resource Planning) - Kế hoạch yêu cầu nguyên vật liệu/Kế hoạch sản xuất nguồn tài nguyên). Điều cần phải lưu ý rõ ràng ở thời điểm này là Kanban không phải là một hệ thống lịch trình sẵn có mà là một hệ thống kiểm soát sản xuất.
Kanban cung cấp một số lợi ích
Giảm hàng tồn kho và sự lỗi thời của sản phẩm
Khi các bộ phận đã được hợp thành sẽ không được chuyển giao cho đến khi thật sự cần thiết, điều này giúp giảm không gian lưu trữ. Nếu thiết kế sản phẩm hoặc thành phần của sản phẩm cần được nâng cấp thì việc nâng cấp sẽ được diễn ra trong khâu sản phẩm cuối cùng càng sớm càng tốt. Vì như thế sẽ không có sản phẩm tồn kho hoặc các thành phần/sản phẩm lỗi thời.
Giảm chất thải và phế liệu
Với Kanban, các sản phẩm và các thành phần chỉ được sản xuất khi cần thiết. Điều này giúp loại bỏ sản xuất thừa. Nguyên liệu thô không được giao cho đến khi cần thiết, giảm thiểu chất thải và cắt giảm chi phí lưu trữ.
Cung cấp sự linh hoạt trong sản xuất
Nếu có sự sụt giảm đột ngột nhu cầu cho một sản phẩm, Kanban, đảm bảo bạn không bị mắc kẹt với hàng tồn kho dư thừa. Điều này mang đến cho bạn sự linh hoạt để nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi của nhu cầu.
Gia tăng đầu ra
Dòng chảy của Kanban (thẻ, thùng, pallet – thùng gỗ chứa hàng,…) sẽ dừng lại nếu gặp vấn đề trong sản xuất. Điều này làm cho các vấn đề có thể nhìn thấy một cách nhanh chóng, cho phép các vấn đề được sửa chữa càng sớm càng tốt. Kanban làm giảm thời gian chờ đợi bằng cách làm cho nguồn cung cấp dễ tiếp cận hơn và phá vỡ các rào cản hành chính. Điều này dẫn đến sự gia tăng trong sản xuất.
Giảm tổng chi phí bởi
- Ngăn chặn sản xuất vượt giới hạn (lố).
- Phát triển các trạm làm việc linh hoạt.
- Giảm chất thải và phế liệu.
- Tối thiểu thời gian chờ và chi phí vận chuyển.
- Giảm lượng hàng tồn kho và các chi phí ở mức quá tải.
- Giảm chi phí hàng tồn kho.
Từ khóa » Hệ Thống Sản Xuất Kéo Là Gì
-
Hệ Thống Kéo Pull System Là Gì? Chiến Lược Kéo Trong Quản Lý Hàng ...
-
Mô Hình Sản Xuất Kéo (Pull-Through Production) Là Gì? So Sánh Với ...
-
Mô Hình Sản Xuất Kéo Là Gì? Ưu điểm Và Nhược ... - Luật Dương Gia
-
Kéo Các Tính Năng Hệ Thống, ưu điểm Và Nhược điểm, Ví Dụ
-
HỆ THỐNG ĐẨY, HỆ THỐNG KÉO VÀ THẺ KANBAN - LinkedIn
-
SẢN XUẤT KÉO & ĐẨY - Lean Manufacturing Blog
-
Hệ Thống Kéo Là Gì - Học Tốt
-
Kéo & đẩy Trong Quản Trị Sản Xuất - PACE
-
Tìm Hiểu Mô Hình Sản Xuất đẩy Và Kéo (phần 1)
-
Kanban Là Gì? (Hệ Thống Kéo)-Công Cụ Lean Hữu ích
-
Pull System Là Gì? Áp Dụng Pull System Như Thế Nào? - TPM
-
Chiến Lược Kéo Và Đẩy (Pull Và Push) Là Gì?
-
Chiến Lược Kéo Và đẩy Trong Chuỗi Cung ứng - LOGISTICS VIỆT NAM
-
Hệ Thống Kéo đẩy Trong Logistics - Bản Chất Và Sự Khác Biệt