Kế Hoạch 5 Năm - Trương Ngọc Nghĩa

  • Home
  • Giới thiệu
  • Bài tập NMCNTT1
  • Lịch Làm Việc
  • Thế chiến II
  • Kế hoạch 5 năm

Kế Hoạch 5 năm

Khoa Công nghệ thông tin Đại học Khoa học Tự Nhiên – ĐHQG TPHCM Họ và tên: Trương Ngọc Nghĩa MSSV: 1412346 KẾ HOẠCH TRONG 5 NĂM TỚI Để trở thành sinh viên năm nhất trường đại học khoa học tự nhiên – Đại học quốc gia thành phố HCM thì không chỉ riêng em mà nhiều bạn khác đã phải trải qua năm cuối cấp THPT và một kì thi khá căng thẳng và áp lực. Nhưng để học tập và thích nghi tốt trong môi trường đại học, xa hơn nữa là có thể tìm được một công việc phù hợp với chuyên ngành của bản thân thì theo em, không những bản thân phải có kiến thức chuyên môn mà còn phải có được các kĩ năng mềm cần thiết khác, những kĩ năng này em sẽ liệt kê sau. Kế hoạch phấn trong 5 năm năm tới của em sẽ được phân ra thành các kế hoạch con theo từng năm và các kế hoạch con đó sẽ được tiếp tục chia nhỏ theo từng giai đoạn riêng biệt. Và các kế hoạch này chỉ mang tính chất tương đối và có thể sẽ thay đổi do các nguyên nhân khách quan nào đó, nhưng dĩ nhiên, em sẽ cố gắng thực hiện kế hoạch này ở một mức độ chính xác cao nhất có thể. Kế hoạch này sẽ theo 5 bước S.W.O.T. Sau đây là kế hoạch trong 5 năm tới của em: Mục tiêu của em sau 5 năm nữa chắc chắn sẽ phải tốt nghiệp đại học, trở thành một lập trình viên có đầy đủ kiến thức chuyên môn và khả năng để thích nghi với xã hội, sau đó nếu may mắn thì em sẽ tìm được một công việc phù hợp với bản thân, có thể bắt đầu sự nghiệp cho bản thân mình. Có lẽ em khó có thể hình dung một cách chính xác về bản thân mình trong tương lai nhưng chắc chắn một điều, đó không còn là cậu sinh viên ngố còn lạ lẫm với nhiều thứ nữa mà là một thanh niên tự tin, có đầy đủ kiến thức chuyên môn lẫn các kĩ năng trong cuộc sống. Sau đây là kế hoạch chi tiết của em: 1.Năm thứ nhất: Mục tiêu của em sau năm nhất là có một bảng điểm tương đối tốt và có được các kĩ năng mềm cơ bản như tư duy sáng tạo, thuyết phục,…. Do năm nhất chủ yếu học về các môn đại cương nên sẽ có nhiều thời gian rỗi để có thể nâng cao kiến thức chuyên ngành của mình. Các điểm mạnh của em khi bước vào đại học (Strengths): ·Kiến thức chưa bị bão hoà và còn có thể tiếp thu nhiều kiến thức mới. ·Có khả năng học các môn tự nhiên như Toán và Vật Lí khá tốt, đồng thời có trình độ Anh Văn khá ổn. ·Có tâm lí thoải mái khi đậu được vào đại học mình mong muốn. Đồng thời nhận thức rõ được trách nhiệm và có niềm đam mê ngành Công nghệ thông tin. ·Có tâm lí thoải mái muốn được thêm nhiều kiến thức mới. ·Tính cách hoà đồng, dễ gần, vui vẻ, tương đối hoạt bát,… Các điểm yếu của em khi bước vào đại học (Weaknesses): ·Chưa có khả năng làm việc và học tập theo phương pháp khoa học do còn chưa thoát khỏi thói quen học tập theo kiểu phổ thông. ·Hạn chế về các mối quan hệ. ·Thiếu các kinh nghiệm học tập và làm việc trong mội trường đại học. ·Không có kinh nghiệm sống xa gia đình. Cơ hội có được (Opportunities): ·Khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, có nhiều thời gian rỗi. ·Học hỏi được nhiều kĩ năng hay kinh nghiệm mới. ·Cơ hội có được nhiều kiến thức mới, đặc biệt là các kiến thức chuyên ngành giúp ích cho bản thân sau này. ·Tham gia vào các câu lạc bộ và đội tình nguyện để nâng cao các kĩ năng xã hội cho bản thân. Thách thức cần vượt qua (Threats): ·Áp lực khi học tập ở bậc đại học. ·Phải thích nghi nhanh với môi trường mới, nếu không sẽ bị tụt lại phía sau. ·Sống cuộc sống xa gia đình, phải tự chăm sóc cho bản thân, không còn lệ thuộc vào gia đình nữa. ·Phải từ bỏ đi các thói quen làm việc lỗi thời thời phổ thông. Năm nhất đại học là thời gian khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, đây là một thuận lợi rất lớn cho em, do đó, em sẽ dành phần lớn thời gian để khắc phục các điểm yếu như mở rộng các mối quan hệ xã hội và học tập các kinh nghiệm. Đồng thời phát huy các điểm mạnh như nâng cao trình độ ngoại ngữ, tự tìm hiểu về các kiến thức sẽ được học trong năm tiếp theo và các thông tin liên quan đến ngành, tích cực tham gia vào hoạt động do trường hoặc khoa tồ chức, một câu lạc bộ của khoa hoặc một đội tình nguyện trong trường. Dĩ nhiên việc học tập sẽ không thể bị xao nhãng, thời gian học tập các môn đại cương và các môn nhập môn của ngành vẫn sẽ được em sắp xếp thời gian một cách tối ưu nhất, sao cho em vừa có thể học được các kiến thức trên lớp, vừa có thể tích luỹ cho bản thân các kinh nghiệm trong cuộc sống ngoài xã hội. Khắc phục các điểm yếu: Mở rộng các mối quan hệ xã hội: em sẽ kết bạn với nhiều bạn mới, đây có lẽ là một việc gần như tất yếu đối với mỗi tân sinh viên khi vào môi trường đại học. Sau khi trải qua gần một tháng học quốc phòng, em đã làm quen được phần lớn các bạn trong lớp, và đã có được những người bạn thân của mình. Sau đó, em sẽ lập các nhóm học tập để có thể học tập hiệu quả và tăng khả năng làm việc, hoà đồng với bạn bè, đồng thời có được thêm các kinh nghiệm cần thiết cho bản thân. Ngoài tạo dựng các mối quan hệ bạn bè, em sẽ tập giao tiếp với những người lớn hơn như thầy cô, học hỏi về cách nói chuyện, cách xưng hô cho phù hợp,... làm quen đồng thời học tập kinh nghiệm của các bậc đàn anh, đàn chị đi trước (làm sao để có thể thích nghi tốt trong môi trường đại học đầy áp lực,…). Tập trung học tập các môn Kĩ năng mềm để tăng khả năng giao tiếp và tự tin khi đứng trước đám đông. Thông qua cuộc thi Bản Lĩnh IT, em đã biết được trong khoa CNTT trường ta có các anh như anh Tân (Tùn Tùn), anh Duy, anh Tú, anh Toàn,…là những thành viên năng nổ trong công tác Đoàn và và có thành tích học tập rất đáng nể. Sau khi làm được những điều này, các điểm yếu của em phần nào đã được khắc phục. Phát huy các điểm mạnh: Nâng cao trình độ ngoại ngữ: cụ thể là Anh Văn, dù điểm thi Anh Văn đầu khoá của em là 8.0, được miễn học Anh Văn 1 nhưng em vẫn đi học và cảm thấy đây là một quyết định rất đúng đắn. Quá trình giao tiếp trong lớp hoàn toàn bằng tiếng Anh, đây là môi trường rất thuận lợi để em nâng cao hai kĩ năng quan trọng là nghe và nói. Ngoài ra, em sẽ tự học tiếng Anh tại nhà những lúc rãnh rỗi, tập hát các bài hát tiếng Anh, xem phim có ngôn ngữ tiếng Anh để luyện kĩ năng nghe và phát âm sao cho giống với người bản xứ. Tết này, có lẽ em sẽ được giao tiếp với người bản xứ lần đầu tiên trong đời do người cậu của em sẽ dẫn hai người bạn Mỹ về quê chơi Tết. Do đó, em sẽ không thể bỏ lỡ cơ hội này, từ giờ cho đến Tết này, việc luyện nghe và nói tiếng Anh sẽ được em đặt ưu tiên lên hàng đầu. Ngoài tiếng Anh ra, tiếng Nhật sẽ là một lựa chọn tốt theo xu thế của ngành ta. Tuy nhiên, có lẽ việc học tiếng Nhật sẽ được dời lại trong các năm tiếp theo. Tìm hiểu các kiến thức sẽ được học trong các năm tiếp theo: Cụ thể, em sẽ chọn chuyên ngành Công nghệ phần mềm do đây là lựa chọn của em từ năm lớp 10. Đây vừa là sở thích của em, vừa có các điều kiện khách quan khác để em theo ngành do có các bậc đàn anh đàn chị đã đi trước em trong ngành này. Do đó, thời gian trong năm nhất em sẽ tập trung tìm hiểu về xu hướng phát triển phần mềm hiện nay, đồng thời chú ý đến các môn rèn luyện tư duy logic như Toán rời rạc, xem thêm các tài liệu nói về các ngôn ngữ lập trình thông dụng ngoài C/C++ như Java, .NET, PHP,… Phát huy các tính cách có sẵn: Phát huy khả năng thuyết phục người khác bằng cách tập luyện qua các trường hợp nhỏ nhặt nhất, ví dụ trong một cuộc tranh luận, em sẽ thuyết phục người nghe đi theo suy nghĩ của mình, dĩ nhiên, thuyết phục chứ không cố chấp, nếu đó là một suy nghĩ chưa đúng vấn đề thì phải dừng lại kịp thời. Tuyệt đối không cáu bẳn mà hảy cảm ơn khi người khác tìm ra lỗi của mình, và biết nói “Xin lỗi!” khi cần thiết. Tham gia vào các câu lạc bộ của khoa hay đội CTXH: Hiện tại, em đang là đội viên đội CTXH, ngoài ra sau Tết này, em sẽ phỏng vấn tham gia vào câu lạc bộ BEE (câu lạc bộ nâng cao tiếng Anh của trường), đây là một câu lạc bộ mà em bắt buộc phải tham gia do nhu cầu trau dồi Anh Văn. Hiện tại em cũng đã tham gia vào giải thi đấu bóng đá do trường tổ chức, đây là một hoạt động nâng cao thể lực để có sức khoẻ tốt để theo đuổi ngành. Vượt qua thách thức: Cố gắng tập trung vào việc học, cố gắng thích nghi dần với cuộc sống xa gia đình, tập lối sống tự lập, hạn chế nhờ vả người khác và cố gắng thực hiện các công việc của mình bằng chính sức mình. 2.Năm thứ hai: Áp dụng phương pháp S.W.O.T, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của em phần lớn sẽ tương tự như năm nhất. Khi qua năm hai em phải có trong mình ít nhất là các kiến thức cơn bản cần thiết cho năm 3, nắm được xu hướng của ngành, có được vốn Anh văn cần thiết, đồng thời giữ được sức khoẻ tốt để bước tiếp vào năm 3. Điểm mạnh (Strengths): ·Có được phần nào sự chuẩn bị cần thiết về các kiến thức từ năm nhất. ·Đã dần thích nghi với cách làm việc và học tập ở bậc đại học. ·Quen dần với các áp lực nặng mà sinh viên ngành ta phải đối mặt. Điểm yếu (Weaknesses): ·Các mối quan hệ xã hội chưa đủ rộng và sâu. ·Kĩ năng đọc hiểu tiếng Anh học thuật và Anh văn chuyên ngành còn kém. Cơ hội (Opportunities): ·Thi thử Toeic. ·Giành các suất học bổng. ·Tham gia các chương trình gặp gỡ doanh nghiệp để làm rõ ràng thêm về xu hướng nguồn nhân lực hiện nay của các doanh nghiệp, từ đó chọn được đường đi đúng cho mình. Thách thức (Threats): ·Thời gian rãnh rỗi không còn nhiều như ở năm nhất. ·Các kiến thức đòi hỏi phải sự tập trung cao độ để nắm bắt được. ·Mật độ các đồ án phải thực hiện xuất hiện ngày càng nhiều, đòi hỏi phải có các nhóm học tập để giúp nhau cùng tiến. ·Có thể sẽ không nắm bắt được các kiến thức cần thiết cho năm 3. Khắc phục các điểm yếu: Nâng cao khả năng ngoại ngữ: Sau khi rèn luyện Anh văn giao tiếp ở năm nhất, vấn đề đặt ra là việc rèn luyện Anh văn học thuật ở năm hai, do yêu cầu đòi hỏi cần có vốn Anh văn cần thiết về các từ ngữ chuyên ngành để có thể tham khảo các tài liệu cần thiết cho việc nâng cao kiến thức nhưng được viết bằng tiếng Anh. Do đó, việc nâng cao kĩ năng đọc hiểu trong năm hai được em đặt lên hàng đầu. Việc tham gia vào câu lạc bộ BEE của trường mở ra thêm các cơ hội mới để thử sức bản thân em với các cuộc thi lớn như Toeic, IELTS,…Là điều kiện để biết được chỗ đứng của bản thân và đề ra hướ Tạo thêm nhiều các mối quan hệ xã hội: Là thành viên đội công tác xã hội, nên có lẽ việc tạo dựng thêm nhiều mối quan hệ xã hội khác trong năm hai không phải là một điều khó khăn lắm. Nhưng quan hệ được tạo ra phải đáp ứng được các yêu cầu của em đặt ra đó là ‘rộng’ và ‘sâu’. ‘Rộng’ tức là phải có được nhiều bạn bè, những người có thể giúp được mình phần nào đó trong những việc sau này, những bạn bè đó phải thuộc nhiều trường khác nhau, nhiều khoa khác nhau. Việc kết bạn sẽ thông qua mạng xã hội hay đời thực, thông qua việc kết bạn với bạn bè của bạn bè, từ đó mở rộng các mối quan hệ ra. ‘Sâu’ tức là phải có một mục đích liên kết mỗi mối quan hệ lại, em sẽ hết sức tránh các trường hợp kết bạn xong rồi nhưng lại không biết nhau ngoài đời, hoặc không biết gì về nhau. Phát huy các điểm mạnh: Tiếp tục dành thời gian để nghiên cứu các kiến thức chuyên ngành của mình, cụ thể là lĩnh vực Công nghệ phần mềm. Xây dựng thói quen “làm-sai-sửa”, phát huy từ việc chịu chấp nhận cái sai từ năm nhất. Thành lập thói quen “không bất ngờ trước mọi áp lực mới” và sẵn sàng đương đầu với nó. Tiếp tục nâng cao các kĩ năng mềm như kĩ năng tư duy sáng tạo, thuyết trình thông qua các buổi làm việc nhóm, các chuyến đi công tác xã hội,… Nắm bắt các cơ hội: Sẵn sàng làm đơn xin xét học bổng nếu thấy có đủ khả năng. Dĩ nhiên, điều này chưa thể nói trước được nhưng em sẽ cố gắng làm nó thành sự thật mặc dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt. Tham gia các buổi gặp gỡ giữa sinh viên và doanh nghiệp để nắm bắt các nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong doanh nghiệp, từ đó tiếp tục hoạch định con đường rõ ràng tiếp theo. Đồng thời, tiếp tục theo dõi xu hướng phát triển của ngành, về các tiềm lực, cụ thể trong lĩnh vực phần mềm, để có thể giữ nguyên hoặc thay đổi kịp thời hướng đi của bản thân. Vượt qua thách thức: Cố gắng phân chia thời gian hợp lí giữa việc học tập và rèn luyện. Ít nhất một tuần phải có một trận bóng đá. Cố gắng giành thời gian cho việc đọc thêm các tài liệu tham khảo để có thể có kiến thức nền tảng cho năm 3. Phát triển các nhóm học tập từ năm nhất đến mức độ Normal hoặc Performing để có thể hoàn thành tốt các đồ án và hỗ trợ nhau nắm bắt các kiến thức trên lớp. 3.Năm thứ ba: Năm thứ 3 sẽ có một sự thay đổi đó chính nơi học tập sẽ được dời lên cơ sở Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hồ Chí Minh. Trong năm 3, việc nắm vững các kiến thức chuyên ngành là điều tất yếu. Bên cạnh đó, ngoại ngữ thứ hai cũng cần phải trau dồi đó là tiếng Nhật. Ngoài ra, em còn phải có được phần nào các định nghĩa tương đối về khoá luận, về các cách trình bày, khả năng thuyết trình, biện luận trước người khác để chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp trong năm học sau. Áp dụng phương pháp S.W.O.T : Điểm mạnh (Strengths): ·Quen với việc học tập bằng các phương pháp hiện đại ở bậc đại học. ·Có khả năng đọc hiểu các tài liệu tham khảo băng tiếng Anh một cách khá ổn. ·Nắm bắt được nhu cầu tuyển dụng nhân lực của doanh nghiệp. ·Hiểu rõ xu thế phát triển của ngành. Điểm yếu (Weaknesses): ·Hạn chế về số ngoại ngữ biết được. ·Chưa quen với các cơ sở vật chất và điều kiện sống ở cơ sở mới. ·Chưa thể hoà nhập tốt vào lối sống đô thị giữa lòng thành phố. Cơ hội (Opportunities): ·Tiếp xúc với trang thiết bị hiện đại của cơ sở mới, hoà nhập vào lối sống hiện đại, không ngừng nghỉ của thành phố. ·Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ xã hội. ·Tham dự nhiều hoạt động tuổi trẻ trong lòng thành phố. Thách thức (Threats): ·Tìm kiếm nhà trọ. ·Quen với lối sống gần như không ngủ ở nội thành. ·Thích nghi với giao thông thành phố. Điều tiên quyết là tìm được một nhà trọ đáp ứng các nhu cầu sau: an toàn, gần trường, giá cả phải chăng,… Đây có lẽ sẽ là một lựa chọn khó khăn với nhiều người nhưng với riêng em, vấn đề này có thề được giải quyết nhẹ nhàng do em sẽ ở nhờ nhà cậu của em trong suốt hai năm thứ 3 và năm cuối. Khắc phục điểm yếu: Tăng cường Ngoại ngữ: Em sẽ học thêm Tiếng Nhật, nhưng có lẽ sẽ dừng lại ở mức giao tiếp được trong cuộc sống đời thường. Việc học thêm tiếng Nhật sẽ được sắp xếp vào buổi tối, do đó, sẽ có nhiều khả năng lịch làm việc theo như ở năm hai bị thay đổi ít nhiều. Việc trau dồi tiếng Anh sẽ tiếp tục được đẩy mạnh thông qua các hoạt động trong câu lạc bộ BEE. Đồng thời, một khoá học IELTS sẽ là một lựa chọn không tồi cho em tại thời điểm này. Và dĩ nhiên, nếu có cơ hội tham gia thi, em sẽ sẵn sàng thử sức. Tập quen dần với cơ sở vật chất và lối sống mới ở thành thị, quen với giao thông phức tạp trong thành phố. Tập quen dần với ánh đèn đường, quen với việc đi học các ca đêm, xây dựng thói quen hạn chế ngủ vùi (nướng) bằng cách đặt báo thức thật to. Phát huy điểm mạnh: Tiếp tục tăng cường học tập các môn chuyên ngành và ứng dụng vào thực tế. Bên cạnh đó, dành thời gian viết một phần mềm theo ý thích của mình, cố gắng sử dụng các kiến thức của bản thân để viết ra nó, sau kiểm tra kĩ càng rổi đưa cho người thân dùng thử rôi chờ phản hồi, cần tôn trọng các phản hồi đó như là một lời khuyên hữu ích để có thể giúp mình hoàn thành khoá luận sau này. Tăng cường đọc các tài liệu tham khảo để làm tiền đề cho khoá luận tốt nghiệp trong năm sau, do đã có được khả năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành tương đối tốt nên việc này bây giờ sẽ nhẹ đi rất nhiều. Tiếp tục nâng cao kĩ năng mềm, bao gồm thuyết trình và biện luận, thông qua các hoạt đông làm việc của các nhóm và nhờ các bạn chỉnh sửa giúp mình. Hiểu rõ được xu thế phát triển của ngành, đồng thời nắm bắt rõ yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, em sẽ có các bước tính toán về sau. Nắm bắt cơ hội : Không chỉ gói gọn ở việc tìm bạn, tìm anh chị hay tiền bối như ở các năm trước, đến năm 3, em sẽ nhờ người thân giới thiệu cho các người bạn, các đồng nghiệp của anh chị của em làm việc trong ngành để cùng nhau trao đổi, hiểu rõ nhau, từ đó có thể rút ra cho riêng bản thân các kinh nghiệm sơ đẳng khi làm việc trong các doanh nghiệp. Khi vào nội thành, sẽ có rất nhiều các hoạt đông thường niên sẽ diễn ra như các lễ hội âm nhạc, các đêm Rock Storm không thể bỏ qua, nhưng việc tham gia các đêm nhạc này sẽ được đặt sau việc hoàn thành các đồ án hay deadline. Tóm lại, trong năm 3, việc nắm vững các kiến thức chuyên ngành là điều tất yếu. Ngoài ra, em còn phải có được phần nào các định nghĩa tương đối về khoá luận, về các cách trình bày, khả năng thuyết trình, biện luận trước người khác. 4.Năm thứ tư: Đây là năm học với nhiều thách thức mới, là bước ngoặt của cuộc đời em. Do đó, mọi sự chuẩn bị kĩ lưỡng đã được thực hiện ở các năm trước đó. Mục tiêu của em trong năm học này là tốt nghiệp khoá học 4 năm của mình với điểm số khá trở lên – một mục tiêu không dễ để thực hiện nhưng em sẽ cố gắng hết mình. Sau khi tốt nghiệp, vấn đề kiến thức và các kĩ năng giao tiếp được đặt lên hàng đầu do nhu cầu xin việc làm ở năm tiếp theo. Các điểm mạnh (Strengths): ·Có được những khái niệm cơ bản về khoá luận và trình bày khoá luận do đã chuẩn bị từ các năm trước đó. ·Có nhiều mối quan hệ bạn bè, tiền bối, anh chị,… ·Các kĩ năng cần thiết trong xã hội. Các điểm yếu (Weaknesses): ·Dễ bị khớp khi đứng trước hội đồng (ai cũng sẽ bị như thế). Cơ hội (Opportunities): ·Tìm hiểu về cách viết đơn xin việc và các tác phong khi xin việc. ·Có được tấm bằng tốt nghiệp, trở thành cử nhân và bước đầu lập nghiệp cho bản thân. ·Tiếp xúc trực tiếp các doanh nghiệp, nắm bắt rõ nhu cầu và xu thế. ·Đạt các suất học bổng. Thách thức (Threats): ·Làm việc với cường độ cao trong thời gian dài. ·Tính chính xác trong bài khoá luận tốt nghiệp. ·Áp lực đặt nặng. ·Các vấn đề về sức khoẻ. ·Tập trung, bình tĩnh khi đứng trước hội đồng. ·Khả năng xấu nhất: Trượt khoá luận. Vượt qua các thách thức: Với những điều đã chuẩn bị từ các năm trước, hi vọng khi vào năm 4, những điều đó sẽ giúp ích được cho em trong việc bảo vệ luận án tốt nghiệp của mình. Dĩ nhiên, việc làm việc với cường độ cao trong thời gian dài dưới một áp lực cực lớn là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bồi bổ cơ thể và chăm tập thể dục thể thao bằng các hoạt đông nhẹ nhàng như chạy bộ, gập thân, hít đất, sẽ là một lựa chọn phù hợp đối với em trong thời kì căng thẳng này. Ngoài ra, có một bể nuôi cá sẽ làm giảm phần nào stress mà cơ thể phải gánh chịu. Về tính chính xác trong bài khoá luận, em cần phải tham khảo nhiều tài liệu và các nguồn thông tin, đồng thời đảm bào về tính chính xác của từng thông tin đó. Hiện tại nói trước về những điều này có vẻ hơi xa vời nhưng trước mắt, tầm nhìn của em về năm thứ tư là như vậy. Để tự tin, bình tĩnh đứng trước hội đồng thì có lẽ phải luyện cho mình một “thần kinh thép” ngay từ những năm trước. Trường hợp không may trượt khoá luận, sẽ phải bắt đầu lại và đơn nhiên, các sai lầm cũ không được phép mắc phải nữa. Song song với qua trình làm khoá luận, cần theo dõi sát các xu thế trong ngành và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp. Đồng thời tìm hiểu về các kĩ năng viết đơn xin việc, các kĩ năng phỏng vấn cũng như tác phong làm việc hiện đại. 5.Năm thứ năm: Nếu thành công trong việc bảo vệ khoá luận tốt nghiệp trong năm trước đó thì đến năm thứ 5, em sẽ trở thành một cử nhân Công nghệ thông tin hay một lập trình viên có đầy đủ khả năng và trình độ để đi xin việc, bắt đầu sự nghiệp cho bản thân mình và bước đầu tạo lập các mối quan hệ phức tạp hơn trong xã hội. Với những kiến thức đã tích luỹ trong suốt bốn năm đại học và khả năng chịu áp lực cao được rèn luyện theo năm tháng trong suốt thời sinh viên, có lẽ lúc này không còn có một áp lực nào có thể đánh gục được em nữa. Nếu nay mắn xin được một công việc phù hợp với chuyên ngành của mình, điều quan trọng nhất là giữ được công việc đó và cố gắng từng bước thăng tiến trong sự nghiệp. Đến lúc này, phương pháp S.W.O.T sẽ được áp dụng, còn bây giờ không thể do em không thể nhìn thấy chắc chắn bản thân trong 5 năm tới sẽ như thế nào, do phương pháp này cần các điều rõ ràng và chắc chắn nên trước mắt, kế hoạch 5 năm tới của em là như thế. Cảm ơn thầy cô đã đọc bài của em. Chúc thầy cô một ngày làm việc hiệu quả. ---- Hết----

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Trang chủ Đăng ký: Bài đăng (Atom)

Me && TheLegendaryTank

Me && TheLegendaryTank

Wikipedia

Kết quả tìm kiếm Unknown Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Lưu trữ Blog

  • ▼  2014 (3)
    • ▼  tháng 12 (1)
      • Cuộc chiến tàn khốc nhất và những bộ phim

Từ khóa » Kế Hoạch Phát Triển Bản Thân Sau Khi Tốt Nghiệp đại Học