Kế Hoạch ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học
Có thể bạn quan tâm
Cùng với “làn sóng” thời đại công nghệ số, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ngày càng được Bộ Giáo Dục và Đào tạo đẩy mạnh, nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục. Từ đó tạo ra những kết nối hiệu quả giữa học sinh, sinh viên với đội ngũ giảng viên. Bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về lợi ích, vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học và những ứng dụng thực tế của công nghệ trong giảng dạy nhé!
Mục Lục
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?
- Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Vì sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?
- Ưu điểm và Nhược điểm của công nghệ thông tin trong dạy học
- Ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
- Nhược điểm
- Một số dạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phổ biến
- Ứng dụng soạn thảo giáo án
- Ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến
- Ứng dụng hệ thống quản lý giáo dục LMS
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy mang lại lợi ích gì?
- Hỗ trợ người dạy trong việc tạo bài giảng và dạy học
- Thích nghi với ứng dụng công nghệ số
- Mở các lớp học online
- Nguồn kiến thức đa dạng
- Nâng cao chất lượng dạy học
- Những kỹ năng giáo viên cần có khi ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là gì?
Ứng dụng công nghệ trong dạy học là việc sử dụng các trang thiết bị, cơ sở vật chất công nghệ,… nhằm cải thiện quá trình dạy và học, mang lại lợi ích cho cả giáo viên và học sinh. Ngoài ra, ứng dụng CNTT trong dạy học còn được thể hiện bằng việc áp dụng các công cụ hỗ trợ thiết kế bài giảng như: Word, Excel. Powerpoint,…
Mục đích chính của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cải thiện và nâng cao quá trình giảng dạy và học tập thông qua sự tích hợp và tận dụng các công nghệ số. Theo đó:
- Giúp giáo viên dễ dàng trình bày nội dung đào tạo một cách sinh động và tương tác, tạo ra môi trường học tập sôi động và hấp dẫn.
- Tạo ra không gian cho học sinh học tập linh hoạt, phát triển các kỹ năng cần thiết. Đồng thời, giúp học viên có thể học bất cứ nơi nào và bất cứ lúc nào.
Thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Hiện nay, toàn ngành giáo dục đã xác định ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là 1 trong 9 nhóm nhiệm vụ triển khai trọng tâm, dựa trên Nghị quyết số 29 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT.
Những thống nhất mà nghị quyết đạt được bao gồm:
- Giáo viên toàn ngành là đối tượng được huy động tham gia, đóng góp, chia sẻ học liệu vào kho học liệu số của toàn ngành.
- Đóng góp hàng nghìn bài giảng điện tử E-learning chất lượng.
- Mở rộng kho luận văn tiến sĩ với gần 7000 luận văn.
- Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm với quy mô trên 31000 câu hỏi cho đủ ngành nghề, môn học.
Trong đó, ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học hiện nay được chia thành 4 cấp độ như sau:
- Mức độ 1: Đây được xem là mức cơ bản, sử dụng công nghệ thông tin vào mục đích sưu tầm tài liệu, in soạn giáo án,…
- Mức độ 2: Sử dụng công nghệ thông tin bằng việc dùng slide, tivi kết hợp với việc ghi chếp trên bảng đen truyền thống.
- Mức độ 3: Người dạy sử dụng công cụ hỗ trợ xuyên suốt buổi học bằng máy chiếu.
- Mức độ 4: Ứng dụng công nghệ vào toàn bộ hoạt động dạy và học, tài liệu được cung cấp thông qua các ứng dụng hỗ trợ.
Vì sao phải ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học?
Hiện nay, so với nhiều nền giáo dục khác trên thế giới, nền giáo dục Việt Nam vẫn còn khá truyền thống và đi theo lối mòn cũ. Dẫn đến tình trạng học sinh bị thụ động trong việc học, thiếu đi tư duy sáng tạo và mất đi hứng thú trong việc tìm hiểu các kiến thức mới.
Để cải thiện tình trạng này, việc ứng dụng cntt trong dạy học đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới về phương thức giảng dạy, tạo ra những bài giảng sáng tạo, sống động và nâng cao chất lượng giảng dạy. Qua đó giúp kích thích sự tò mò, sáng tạo ở trẻ và hiệu quả tiếp thu cũng được nâng cao đáng kể.
Không chỉ vậy, hiệu quả từ việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng hỗ trợ giáo viên trong nhiều khâu về chuẩn bị và truyền tải kiến thức, giúp cải thiện hiệu suất hiệu quả hơn. Có thể nói, vai trò của công nghệ thông tin trong dạy học là không thể phủ nhận, nhất là trong thời đại công nghệ số như hiện nay.
Ưu điểm và Nhược điểm của công nghệ thông tin trong dạy học
Nắm rõ những ưu điểm – nhược điểm của việc ứng dụng CNTT trong dạy và học sẽ giúp giáo viên nâng cao tinh thần sáng tạo nội dung, khắc phục những vấn đề còn hạn chế trong việc áp dụng hình thức giảng dạy này.
Ưu điểm của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học
Việc ứng dụng cntt trong dạy học sẽ mang đến rất nhiều lợi ích thiết thực cho cả người giảng dạy và người học. Về chi tiết:
- Tạo ra môi trường học tập tương tác, thúc đẩy sự tham gia của học viên thông qua các ứng dụng, diễn đàn trực tuyến, và các công cụ tương tác khác.
- Công nghệ giúp mở rộng quy mô giáo dục và cung cấp nguồn kiến thức đa dạng thông qua internet, giúp học viên tiếp cận thông tin từ khắp nơi trên thế giới.
- Ứng dụng công nghệ trong dạy học giúp giáo viên tạo ra bài giảng sinh động và tương tác, cung cấp phương tiện trực quan và thú vị để truyền đạt kiến thức.
- Cung cấp khả năng tiếp cận các nguồn kiến thức đa dạng và giúp học viên tự chủ trong quá trình học tập.
- Ứng dụng CNTT giúp tự động hóa quá trình đánh giá và theo dõi tiến trình học tập, cung cấp phản hồi nhanh chóng và chi tiết.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm bên trên, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học vẫn còn tồn tại một vài những nhược điểm nhất định như:
- Tạo ra khoảng cách giữa người có khả năng tiếp cận công nghệ và những người không có. (Những giáo viên lớn tuổi sẽ khó tiếp cận nền tảng công nghệ số).
- Nhiều địa phương chưa có đủ ngân sách để triển khai việc tiếp cận công nghệ thông tin.
- Mặc dù có tương tác trực tuyến, nhưng có thể thiếu đi tương tác cá nhân mà giảng dạy truyền thống mang lại.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể làm tăng nguy cơ mất chủ quan trong việc đánh giá, đặc biệt là trong việc đánh giá các kỹ năng mềm và sự sáng tạo.
- Người học chưa tiếp cận công nghệ bao giờ sẽ cần nhiều thời gian trong việc sử dụng nó.
Một số dạng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học phổ biến
Dưới đây là những dạng ứng dụng CNTT trong dạy và học được sử dụng rộng rãi để nâng cao hiệu quả học tập và tương tác giữa giáo viên và học viên.
Ứng dụng soạn thảo giáo án
Việc ứng dụng cnnt trong xây dựng bài giảng, giáo án sẽ giúp giáo viên tối ưu về thời gian và xây dựng được các bài giảng chất lượng, đa dạng và tiện lợi hơn, nhờ vào các phần mềm chuyên dụng hiện nay.
Trong đó, Powerpoint là công cụ có thể cung cấp đầy đủ các tính năng để giáo viên có thể tạo ra những bài thuyết trình, slide trình chiếu phục vụ cho bài học. Các hiệu ứng chuyển động cũng được kết hợp với nhiều nội dung khác nhau để tạo nội dung phong phú, ấn tượng, giúp học sinh tiếp thu bài tốt hơn.
Bên cạnh đó, theo đặc thù môn học mà các giáo viên có thể biết một số phần mềm bổ trợ:
- Các phần mềm hỗ trợ soạn giáo án môn Toán: Mathcad, Sketpad, Latex, MATHEMATICA v3.0,…
- Phần mềm hỗ trợ soạn thảo các bộ môn Lý, Hoá, Sinh: Novoasoft Science Word 6.0, CHEM LAB 2.0, bộ Crocodile,…
- Phần mềm hỗ trợ soạn bài giảng điện tử theo chuẩn E-Learning: Adobe Presenter, Lecture Maker,…
Ứng dụng trong giảng dạy trực tuyến
Việc xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học phát triển đã mở ra triển vọng rất lớn trong việc đổi mới hình thức dạy học. Trong đó, đáng chú ý nhất chính là phương pháp giáo dục trực tuyến Elearning.
Về chi tiết, học sinh giáo viên không cần phải gặp mặt trực tiếp mà vẫn đảm bảo buổi học trực tuyến được diễn ra suôn sẻ và tương tác thông qua các tính năng chat nhóm, gọi,… Ngoài ra những phần mềm Elearning còn tích hợp các chức năng nổi trội như giao bài tập, tạo bài thi online, chấm điểm tự động, đánh giá,… giúp đảm bảo mọi hoạt động trong lớp học đều được diễn ra đầy đủ và đảm bảo.
Ứng dụng hệ thống quản lý giáo dục LMS
CNTT có sức mạnh thay đổi việc quản lý giáo dục thông qua các ứng dụng quản lý học tập LMS chất lượng, giúp tối ưu hóa tới 99% nghiệp vụ giáo dục bằng các tính năng vượt trội như: Quản lý giáo viên, sinh viên, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử,.. Qua đó giúp tối ưu về quy trình quản lý toàn bộ hệ thống cho các trường học, cơ sở kinh doanh giáo dục.
Hiện nay, MONA EduCenter là một trong các ứng dụng quản lý trung tâm giáo dục chất lượng được hơn 180+ đơn vị giáo dục sử dụng và đánh giá cao. Sử dụng phần mềm MONA EduCenter giúp tạo ra cách tiếp cận mới trong công tác quản lý giáo dục trường học hiện nay, hiện đại và tức thời. Những ưu điểm nổi bật mà phần mềm MONA EduCenter mang lại:
NHẤN NÚT DƯỚI ĐÂY ĐỂ TRẢI NGHIỆM DÙNG THỬ MONA EDUCENTER Hoặc liên hệ với MONA qua thông tin sau:
|
Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy mang lại lợi ích gì?
Việc tích hợp công nghệ thông tin trong giảng dạy mang lại những lợi ích to lớn về tính hiệu quả, sự linh hoạt, và cơ hội mở rộng cho quá trình học tập.
Hỗ trợ người dạy trong việc tạo bài giảng và dạy học
Ứng dụng CNTT vào giáo dục giúp mở ra kho tàng kiến thức phong phú cho cả người dạy và người học. Sử dụng công cụ hỗ trợ soạn giảng giúp giáo viên dễ dàng tạo ra bài giảng điện tử sinh động và lưu trữ trên Ebook, thư viện trực tuyến của website,…
Các phần mềm soạn bài giảng online này còn cung cấp những phương tiện trực quan và thú vị để truyền tải kiến thức đến cho học viên. Theo đó, giáo viên cũng có thể dễ dàng điều chỉnh các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, giúp các bạn dễ dàng hiểu và tiếp thu bài giảng.
Thích nghi với ứng dụng công nghệ số
Việc học sinh được tiếp cận với những ứng dụng công nghệ thông tin từ sớm sẽ giúp các em dễ thích nghi và hiểu rõ những giá trị mà việc đổi mới phương pháp này mang lại. Và đây cũng chính là những mầm non chinh phục những công nghệ số hiện đại hơn trong tương lai.
Ngoài ra, tiếp cận nền tảng số từ sớm cũng chính là điều kiện để giúp các em nâng cao sự sáng tạo, tăng tư duy về phán đoán, phân tích,… Đồng thời cũng tạo điều kiện cho sự đổi mới trong hoạt động giảng dạy của giáo viên.
Mở các lớp học online
Nhờ vào độ hiệu quả của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo viên có thể mở các lớp học/ khóa học trực tuyến. Điều này giúp mở rộng quy mô giảng dạy, tối ưu nhiều thời gian và công sức so với việc tìm địa điểm mở lóp như trước kia.
Đối với học sinh, ứng dụng CNTT vào học tập giúp tạo ra khả năng học tập từ xa, học viên có thể tham gia vào quá trình học tập mọi lúc, mọi nơi, tăng tính linh hoạt và thuận tiện. Ngoài ra, còn giúp học viên nâng cao tinh thần tự học thông qua các tài nguyên lưu trữ trực tuyến, bài giảng video,…
Bên cạnh đó, sử dụng CNTT trong việc giảng dạy cũng sẽ giúp người dạy – người học tiết kiệm tối đa chi phí in ấn tài liệu, đề kiểm tra,… Đồng thời, việc áp dụng các phần mềm thi online chất lượng cũng hỗ trợ giáo viên trong việc quản lý đề thi, chấm thi, đánh giá kết quả học tập chính xác nhanh chóng nhất.
Nguồn kiến thức đa dạng
Các kiến thức mới được cập nhật thường xuyên và nhanh chóng. Theo đó, kiến thức không chỉ dừng lại ở trong tài liệu sách vở mà giờ đây với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, bạn có thể dễ dàng tìm hiểu thông qua các nguồn chất lượng trên internet.
Giáo viên và học viên có thể truy cập vào nhiều nguồn thông tin và tài liệu học tập để bổ sung kiến thức. Tạo sự chủ động trong việc nghiên cứu tài liệu ở trước và sau của bài giảng dạy học trên lớp. Điều này cũng giúp các bạn học sinh dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức.
Nâng cao chất lượng dạy học
Chuyển đổi số trong giáo dục được thực hiện mạnh mẽ như ngày nay đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác ươm mầm thế thệ tương lai cho đất nước.
Với những ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy, buộc phải có sự liên kết chặt chẽ giữa 3 yếu tố: nhà trường – nhà quản lý – nhà doanh nghiệp. Theo đó, mô hình sẽ thúc đẩy hoạt động dạy học có thể diễn ra mọi lúc, mọi nơi, giúp người có thể chủ động quyết định nội dung, phương pháp học tập theo nhu cầu của bản thân.
Những kỹ năng giáo viên cần có khi ứng dụng công nghệ trong giảng dạy
Khi giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, họ cần trang bị nhiều kỹ năng để tạo ra một môi trường học tập hiệu quả. Theo đó, các kỹ năng mà giảng viên cần trang bị là:
- Hiểu biết và sử dụng thành thạo các công cụ và ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến như: Ứng dụng di động, phần mềm dạy học trực tuyến, hệ thống quản lý học tập (LMS).
- Kỹ năng tạo bài giảng điện tử sinh động và hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu giảng dạy.
- Kỹ năng tương tác và giao tiếp trong môi trường trực tuyến. Sử dụng hiệu quả các công cụ chat, diễn đàn, video họp, và email để duy trì sự kết nối với học viên.
- Theo dõi tiến trình học tập của học viên thông qua dữ liệu và phản hồi, điều chỉnh phương pháp giảng dạy để đáp ứng nhu cầu cụ thể của các em.
- Kỹ năng quản lý lớp học trực tuyến hiệu quả, bao gồm việc theo dõi sự tham gia, giảng dạy theo thời gian, và quản lý các tài liệu và bài kiểm tra trực tuyến.
- Kỹ năng xử lý các vấn đề kỹ thuật và sẵn sàng áp dụng các ý tưởng mới, công nghệ mới để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trên đây là chi tiết về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, cũng như những vai trò, lợi ích của việc ứng dụng cntt trong dạy học. Qua đó chúng ta có thể thấy, công nghệ thông tin là sự kết nối, hỗ trợ và nâng cao hiệu quả trong nền giáo dục hiện nay.
- Google+
Từ khóa » Nội Dung Quản Lý ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin
-
ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Nhà Trường - Tài Liệu Text
-
Bộ GDĐT Ban Hành Thông Tư Quy định ứng Dụng CNTT Trong Quản ...
-
[DOC] Hoạt động ứng Dụng CNTT Trong Công Tác Quản Lý Cán ... - Bộ Nội Vụ
-
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Các Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước
-
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý điều Hành Tại Các ...
-
Quản Lý Nhà Nước Về Công Nghệ Thông Tin Và ứng Dụng Thực Tế
-
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ...
-
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Là Gì? - Ngân Hàng Pháp Luật
-
[PDF] BÁO CÁO Tình Hình ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin, Phát Triển Chính ...
-
Đẩy Mạnh ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Công Tác Phục Vụ ...
-
Giải Pháp đẩy Mạnh ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Thư Viện ...
-
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Dạy Học ở Các Nhà Trường Phổ ...
-
Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Quản Lý Bệnh Viện
-
Tiêu Chí đánh Giá Nhóm 4 - Đơn Vị Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin