Kê Huyết đằng: Tác Dụng, Cách Dùng, Ngâm Rượu Chữa đau Nhức
Có thể bạn quan tâm
Trong Đông y, kê huyết đằng là vị thuốc nổi tiếng với công dụng chữa đau nhức xương khớp, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, thông kinh lạc, bổ huyết.
Vậy huyết đằng là gì? Kê huyết đằng chữa bệnh gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả từ dược liệu này? Cùng Omega3.vn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nó.
- Đặc điểm cây Kê huyết đằng
- Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
- Thành phần hóa học trong dược liệu
- Công dụng của Kê huyết đằng
- Liều dùng – Cách dùng vị thuốc Kê huyết đằng
- Một số bài thuốc có chứa Kê huyết đằng
- Lưu ý khi dùng dây huyết đằng
Đặc điểm cây Kê huyết đằng
Kê huyết đằng là thảo dược được biết đến với nhiều tên gọi như: trư huyết đằng, huyết phong, mã nhung đằng, cửu tần phong,…
- Thuộc họ đậu (Fabaceae).
- Tên khoa học: Millettia reticulata.
Dây huyết đằng thuộc là dây leo dạng gỗ, có thân to, khỏe. Khi trưởng thành có thể cao đến 10m. Vỏ ngoài có màu nâu nhạt. Khi cắt ngang phần thân thấy có nhiều vòng tròn kề nhau và có lớp nhựa màu đỏ chảy ra.
Lá huyết đằng mọc kép, có khoảng 5 đến 7 lá chét. Mỗi lá dài từ 7cm – 15cm, rộng 6 – 10cm. Lá này có dạng hình trứng, có cuống ngắn. Với lá còn non thường có một lớp lông tơ mịn.
Hoa mọc thành cụm ở nách lá, có màu tím điểm vàng đặc trưng. Cụm hoa hình chùy dài 15cm. Cây ra hoa khoảng từ tháng 3 – tháng 5 hằng năm.
Quả mọng, có hình trứng, cũng mọc thành chùm. Khi chín quả chuyển sang màu đen.
Xem thêm: Hạt sành – Giải pháp chữa đau dạ dày vô cùng hiệu quả
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản
Theo nghiên cứu, thân cây là nơi chứa nhiều hoạt chất nhất. Do đó, người ta chỉ thu hoạch phần thân to, chắc vỏ, màu vàng tươi để làm thuốc.
Thông thường, dược liệu có thể thu hoạch quanh năm. Nhưng thời điểm tốt nhất là vào đầu tháng 8 – 10.
Chế biến: Sau khi thu hoạch đem rửa sạch. Loại bỏ lá và cành, để trong mát vài ngày cho nhựa se lại.
Ngoài ra, bạn nên chia dược liệu làm hai loại là dây lớn và dây bé để dễ chế biến hơn.
- Đối với dây bé chỉ cần ngâm nước trong 1 – 2 giờ.
- Còn dây lớn thì cần ngâm trong 3 ngày.
- Khi ngâm xong lấy dược liệu chặt khúc hoặc thái phiến rồi đem phơi nắng.
Bảo quản: Vị thuốc kê huyết đằng rất dễ bị mốc nên cần bỏ vào hũ hoặc túi kín. Để ở nơi thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Vào những lúc thời tiết thay đổi, độ ẩm không khí cao nên đem kê huyết đằng sấy khô để hạn chế hư hại.
Thành phần hóa học trong dược liệu
Y học hiện đại đã tiến hành phân tích các hoạt chất có trong vị thuốc này. Kết quả cho thấy, dược liệu chứa rất nhiều thành phần hữu ích trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh như: Milletol, Tanin, Chất nhựa, Glucozit, Beta Sitosterol, 4-tetrahydroxy chalcone, Protocatechuic acid, 5 Alpha-Stigmastane-3 Beta, Epicatechin, Daucosterol.
Công dụng của Kê huyết đằng
– Tác dụng của kê huyết đằng trong Đông y:
Theo cuốn Trung dược học, huyết đằng có vị đắng, tính ôn. Chủ trị các bệnh về xương và huyết như đau nhức xương khớp, tê bì tay chân, giúp khí huyết lưu thông, chữa bệnh kinh nguyệt không đều.
– Tác dụng cây huyết đằng trong y học hiện đại:
Ngày nay, các nghiên cứu y học hiện đại đã phát hiện nhiều lợi ích sức khỏe mà kê huyết đằng mang lại như:
- Bảo vệ gan: Một số hoạt chất trong kê huyết đằng có tác dụng giảm chất độc trong gan. Nó hoạt động bằng cách tăng hoạt tính enzym chống oxy hóa. Từ đó hạn chế nhiều căn bệnh gây hại cho gan.
- Tác dụng của cây huyết đằng tốt cho tim mạch: Việc dùng nước sắc từ thảo dược này sẽ mang đến nhiều lợi ích cho tim. Đồng thời nó còn làm giảm huyết áp khá hiệu quả.
- Ngăn ngừa tình trạng viêm khớp do hợp chất Formaldehyde gây ra. Công dụng giúp kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả.
- Ngoài ra, vị thuốc còn tác động tích cực đến hệ thần kinh. Giúp người sử dụng an thần, ngủ ngon và sâu giấc, hạn chế các cơn đau đầu, mệt mỏi.
Xem thêm: Dây tơ hồng vàng – Dây leo “ký sinh” nhiều công dụng ngỡ ngàng
Liều dùng – Cách dùng vị thuốc Kê huyết đằng
Theo kinh nghiệm dân gian, dược liệu kê huyết đằng được dùng làm thuốc theo nhiều cách khác nhau như nấu cao, sắc uống, ngâm rượu.
Ngoài dùng độc vị, bạn cũng có thể kết hợp nó với một số thảo dược chữa xương khớp khác để tăng hiệu quả bài thuốc.
Dù huyết đằng có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhưng không nên sử dụng quá 30g mỗi ngày. Chỉ tăng liều lượng từ từ nếu thấy chưa hiệu quả.
Một số bài thuốc có chứa Kê huyết đằng
Cây kê huyết đằng mang lại rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh. Bên cạnh chữa trị một số bệnh về máu, đau nhức xương nó còn hỗ trợ trị một vài bệnh lý khác.
Ngoài cách sử dụng thông thường bạn có thể dùng cây huyết đằng ngâm rượu để nâng cao hiệu quả bài thuốc. Theo đó bệnh tình cũng nhanh chóng được cải thiện.
Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ kê huyết đằng. Mời bạn đọc cùng tham khảo:
Chữa phong thấp, gân xương đau nhức
Vị thuốc kê huyết đằng được biết đến với khả năng trị phong thấp, đau nhức gân xương rất hiệu quả. Để chữa bệnh này bạn có thể tham khảo các bài thuốc sau:
Bài 1: Kê huyết đằng 20g, Bạch chỉ 4g, Thiên niên kiện 6g, Cốt toái bổ, Tỳ giải, Cẩu tích, Ngưu tất mỗi vị 20g. Lấy tất cả đem rửa sạch rồi sắc uống.
Bài 2: Dây huyết đằng 12g, Cây mua núi 12g, Dây đau xương 10g, Rễ phòng kỷ 10g, Rễ gối hạc 12g, Vỏ thân ngũ gia bì 10g. Tất cả dược liệu đem thái nhỏ rồi phơi khô để ngâm rượu uống. Mỗi ngày sử dụng 50ml, chia làm 2 lần, uống trong ngày.
Điều trị đau mỏi lưng gối
Dùng bài thuốc: Kê huyết đằng 16g, Tục đoạn 16g, Hương thảo, Cẩu tích, Dây đau xương mỗi thứ 12g. Sắc tất cả các vị trên, uống hàng ngày.
Mỗi ngày dùng 1 thang, chia làm 2 – 3 lần. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 6 tháng sẽ thấy hiệu quả.
Chữa huyết hư gây đau đầu, các khớp xương đau mỏi
Bài thuốc: Tâm Sen 4g, Kê huyết đằng 20g, Huyền sâm, Mạch môn, hạt Muồng sao, Ngưu tất mỗi loại 15g. Lấy các vị thuốc trên rửa sạch, để ráo rồi sắc thuốc uống.
Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt
Bài thuốc 1: Kê huyết đằng 16g, Ích mẫu 16g, Sinh địa 12g, Nghệ, Đào nhân, Xuyên khung 8g. Sắc thuốc này uống mỗi ngày đến khi bệnh khỏi hẳn.
Bài thuốc 2: 16g Kê huyết đằng, 10g Ngưu tất, 6g Nghệ vàng và 12g Ích mẫu. Sắc tất cả các vị thuốc trên để uống. Mỗi ngày 1 thang, dùng liên tục từ 5 đến 10 ngày.
Xem thêm: Tác dụng phụ của thuốc ký ninh?
Chữa thiếu máu, hư lao
Cách ngâm rượu cây huyết đằng để chữa thiếu máu, hư lao.
Chuẩn bị: Kê huyết đằng khô 200g. Lấy tán nhỏ rồi ngâm với 1 lít rượu trong 7 – 10 ngày. Hằng ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 25ml.
Có thể dùng riêng hoặc phối thêm với các vị thuốc khác như Thục địa, Hà thủ ô, Đan sâm (liều lượng bằng nhau).
Lưu ý khi dùng dây huyết đằng
Nhìn chung kê huyết đằng là vị thuốc rất lành tính, không độc và chưa ghi nhận có tác dụng phụ. Dù vậy trước khi sử dụng thảo dược này để chữa trị bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Sử dụng liên tục trong thời gian dài có thể làm cơ thể táo bón hoặc khô họng.
- Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn thận khi sử dụng kê huyết đằng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
- Đặc biệt không dùng quá liều lượng mà bài thuốc đã quy định.
Trên đây là những thông tin về cây huyết đằng có tác dụng gì cũng như đặc điểm và các bài thuốc trị bệnh hiệu quả. Hy vọng những chia sẻ mà Omega3.vn mang lại sẽ có ích với bạn. Đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé!
Thông tin mua hàng
Omega Việt Nam – Vì sức khỏe cộng đồng
Địa chỉ: 62/1/28 Trương Công Định, P14, Q. Tân Bình, TPHCMTừ khóa » Công Dụng Kê Huyết đắng
-
Kê Huyết đằng: Dây Thuốc đỏ Màu Máu - YouMed
-
Kê Huyết Đằng - Công Dụng Và 9 Bài Thuốc Hay Từ Dược Liệu
-
Những Bài Thuốc Trị Bệnh Hiệu Quả Từ Cây Kê Huyết đằng
-
Kê Huyết đằng Chữa đau Nhức
-
Kê Huyết đằng
-
Kê Huyết Đằng - Công Năng Và Chủ Trị
-
Kê Huyết đằng: Hình ảnh, Tác Dụng, Cách Dùng, Ngâm Rượu Chữa Bệnh
-
Cây Cỏ Máu - Kê Huyết đằng | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Vị Thuốc Hồng đằng (huyết đằng) | BvNTP
-
Công Dụng Của Cây Huyết đằng Và Những Sự Thật ít Người Biết
-
Kê Huyết Đằng -Tác Dụng Và Bài Thuốc Trị Bệnh Từ Dược Liệu
-
Cây Kê Huyết đằng Những Bài Thuốc Trị Bệnh Vô Cùng Hiệu Quả | Blog
-
KÊ HUYẾT ĐẰNG ( CỎ MÁU )
-
Kê Huyết đằng: Thuốc Bổ Huyết