Kể Lại Câu Chuyện Lý Tự Trọng Lớp 5 Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng gồm 5 mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 5 có thêm nhiều ý tưởng mới, biết cách chắt lọc những ý hay để kể lại câu chuyện theo tranh, kể lại toàn bộ câu chuyện Lý Tự Trọng thật hay.
Qua câu chuyện Lý Tự Trọng đã mang lại cho chúng ta những bài học bổ ích, ngợi ca người anh hùng tuổi nhỏ mà chí lớn, yêu nước, có lí tưởng cách mạng cao đẹp, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:
Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng lớp 5 hay nhất
- Kể lại từng đoạn câu chuyện Lý Tự Trọng
- Kể câu chuyện Lý Tự Trọng theo tranh
- Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng
- Kể chuyện Lý Tự Trọng hay nhất
- Kể lại toàn bộ câu chuyện Lý Tự Trọng
Kể lại từng đoạn câu chuyện Lý Tự Trọng
Tranh 1: Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ. Anh được tổ chức cách mạng giác ngộ và gửi ra nước ngoài học tập.
Tranh 2: Về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển.
Tranh 3: Lý Tự Trọng rất nhanh trí, gan dạ và bình tĩnh trong công việc. Nhiều lần, anh thoát khỏi sự vây bủa của lũ mật thám Pháp.
Tranh 4: Trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu đồng chí nên bị giặc bắt.
Tranh 5: Trước toà án thực dân, anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.
Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca.
Kể câu chuyện Lý Tự Trọng theo tranh
Tranh 1: Lý Tự Trọng là một thiếu niên rất sáng dạ, quê ở Hà Tĩnh. Anh tham gia cách mạng rất sớm và được cử đi nước ngoài học tập.
Tranh 2: Trở về nước, anh được cấp trên giao nhiệm vụ chuyển nhận thư từ, tài liệu, trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Anh đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
Tranh 3: Một lần, Lý Tự Trọng chuyển tài liệu từ tàu biển lên, giặc giữ lại chực khám. Anh ôm tài liệu nhảy xuống biển, lặn qua gầm tàu trốn thoát
Tranh 4: Lần khác, trong một buổi mít-tinh, anh đã bắn chết tên mật thám để cứu một cán bộ của ta nên bị giặc bắt.
Tranh 5: Trước toà án thực dân, anh dõng dạc vạch mặt đế quốc và tuyên truyền cách mạng, quyết tâm bảo vệ con đường làm cách mạng của mình.
Tranh 6: Trước khi chết, Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh mới 17 tuổi.
Kể lại câu chuyện Lý Tự Trọng
Lí Tự Trọng sinh ra trong một gia đình yêu nước ở Hà Tĩnh. Anh là người thông minh, sáng dạ. Năm 1928, anh gia nhập tổ chức cách mạng và được cử ra nước ngoài học tập. Trở về nước vào mùa thu năm 1929, anh được tổ chức giao nhiệm vụ liên lạc, nhận, chuyến thư từ, tài liệu với các tổ chức Đảng bạn bè qua đường tàu biển. Làm việc ở Sài Gòn, anh đóng vai người nhặt than ở bến cảng, ơ đây, bọn mật thám đông như ruồi, nhưng nhờ nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, anh đã hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được giao. Có lần, tài liệu quá nhiều, anh phải gói lại vào chiếc màn buộc sau xe. Một tên đội Tây gọi lại đòi khám, anh giả vờ nhảy xuống cởi bọc ra nhưng kì thực là đế buộc lại cho chắc hơn. Tên đội chờ lâu, sốt ruột quăng xe bên vệ đường, lúi húi tự mở bọc. Thừa cơ, anh vồ lấy xe của nó, phóng đi. Lần khác, anh đưa tài liệu từ dưới tàu lên, lính đòi khám. Anh nhảy tùm xuống nước lặn qua gầm tàu trốn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, một cán bộ ta đang nói chuyện với công nhân và đồng bào thì tên mật thám Pháp Lơ-grăng ập đến định bắt anh cán bộ. Lí Tự Trọng lập tức nổ súng tiêu diệt tên mật thám cứu nguy cho người cán bộ. Nhưng anh đã bị giặc bắt. Chúng tra tấn anh rất dã man nhưng không moi được tin tức gì ở anh cả. Những người coi ngục rất khâm phục anh, kiêng nể anh. Họ gọi anh là “Ông Nhỏ”.
Trước tòa án, anh dõng dạc vạch mặt bọn thực dân và tuyên truyền cách mạng. Có một luật sư bào chữa cho anh, nói rằng anh chưa đến tuổi thành niên nên hành động và suy nghĩ chưa chín chắn. Anh gạt phắt và lớn tiếng trước tòa:
- Tôi hành động có suy nghĩ. Mọi việc tôi làm đều vì mục đích cách mạng. Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác.
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử anh vào một ngày cuối năm 1931. Trước pháp trường, anh hiên ngang hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy anh vừa tròn 17 tuổi đời.
Kể chuyện Lý Tự Trọng hay nhất
Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở Hà Tĩnh. Anh giác ngộ cách mạng rất sớm và được tổ chức đưa ra nước ngoài học tập. Vốn thông minh, anh học rất giỏi, nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Mùa thu năm 1929, Lý Tự Trọng về nước. Các đồng chí lãnh đạo giao cho anh nhiệm vụ liên lạc, chuyển nhận thư từ, tài liệu tới các tổ chức Đảng ở nước bạn qua đường tàu biển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác, anh đã đóng vai người nhặt than ở bến cảng Sài Gòn.
Có lần, anh buộc chặt gói tài liệu giấu trong một chiếc màn đằng sau xe đạp rồi thong thả đạp xe trên đường. Bất ngờ, tên đội sếp Tây gọi lại đòi khám. Lý Tự Trọng xuống xe, vờ lúi húi cởi dây nhưng thực ra là buộc chặt hơn. Chờ lâu sốt ruột, tên đội Tây quăng xe bên vệ đường, tự tay mở bọc. Lý Tự Trọng liền nhảy lên xe đạp của hắn, phóng rất nhanh, mất hút. Lần khác, anh chuyển tài liệu từ tàu biển lên, bị bọn lính giữ lại định khám. Anh nhảy ùm xuống nước, lặn qua gầm tàu, trốn thoát.
Đầu năm 1931, một cán bộ ta đang tuyên truyền trước đông đảo công nhân và dân chúng trong một cuộc mít-tinh thì tên thanh tra mật thám Pháp tên là Lơ-grăng ập tới, định bắt. Lý Tự Trọng nhanh tay rút súng bắn chết hắn, cứu thoát đồng chí của mình. Riêng anh, vì chạy không kịp nên đã bị giặc bắt.
Trong tù, anh bị chúng tra tấn dã man, chết đi sống lại nhưng chúng không moi được từ anh bất cứ bí mật nào của phong trào cách mạng. Đám cai ngục người Việt khâm phục gọi anh là “ông Nhỏ”.
Chính quyền thực dân Pháp đưa Lý Tự Trọng ra xử trước toà. Anh không hề run sợ mà lớn tiếng vạch trần bản chất xâm lược của chúng và biến vành móng ngựa thành nơi tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa nói rằng vì anh còn nhỏ nên hành động thiếu suy nghĩ. Anh khẳng định là mọi việc của mình đều xuất phát từ suy nghĩ, cân nhắc chín chắn: ‘'Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng giải phóng dân tộc ra khỏi ách áp bức, nô lệ của thực dân, phong kiến. Không thể có con đường nào khác".
Bất chấp sự phản đối của dư luận và báo chí, thực dân Pháp đã xử bắn Lý Tự Trọng vào một ngày cuối năm 1931. Trước khi chết, người anh hùng thiếu niên ấy vẫn hát vang bài Quốc tế ca. Lý Tự Trọng ngã xuống vì quê hương, đất nước lúc anh mới 17 tuổi.
Kể lại toàn bộ câu chuyện Lý Tự Trọng
Lý Tự Trọng quê ở Hà Tĩnh, sống trong một gia đình yêu nước. Ông tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài vào năm 1928. Ông nói thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh.
Ông về nước vào mùa thu năm 1929, được giao nhiệm vụ làm liên lạc, chuyển và nhận thư tài liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển. Để công việc được thuận lợi hơn, ông đóng vai người nhặt than ở bến Sài Gòn.
Có lần ông Trọng mang một bọc truyền đơn, gói vào chiếc màn buộc sau xe. Đi qua phố, một tên đội Tây gọi lại đòi khám, ông nhảy xuống vờ cởi bọc ra, kì thật buộc lại cho chặt hơn. Tên đội sốt ruột, quẳng xe bên lề đường, lúi húi tự mở bọc. Nhanh trí, ông vồ lấy xe của nó, nhảy lên chạy mất. Lần khác, ông chuyển tài liệu từ tàu biển lên, lính giặc giữ lại trực khám, ông nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trốn thoát.
Đầu năm 1931, trong một cuộc mít tinh, cán bộ ta đang nói chuyện trước đông đảo đồng bào, tên thanh tra mật thám Lơ – grăng ập tới, định bắt cán bộ. Lý Tự Trọng rút súng lục bắn chết tên mật thám. Không trốn kịp, ông bị giặc bắt.
Giặc tra tấn ông rất dã man khiến ông chết đi sống lại nhưng chúng không moi được bí mật gì ở ông.
Trong nhà giam, ông được người coi ngục rất khâm phục và kiêng nể. Họ gọi thân mật là "Ông Nhỏ".
Trước tòa án, ông dõng dạc vạch mặt bọn đế quốc và tuyên truyền cách mạng. Luật sư bào chữa cho ông nói ông chưa đến tuổi thành niên hành động thiếu suy nghĩ. Ông lập tức đứng dậy nói:
- Tôi chưa đến tuổi thành niên thật, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không thể có con đường nào khác…
Thực dân Pháp bất chấp dư luận và luật pháp, xử tử ông vào một ngày cuối năm 1931.
Trước khi chết, ông hát vang bài Quốc tế ca. Năm ấy, ông mới 17 tuổi.
Từ khóa » Nghe Kể Chuyện Lý Tự Trọng Lớp 5
-
Lý Tự Trọng - Tiếng Việt 5 - Kể Chuyện Con Nghe - HOCMAI - YouTube
-
Tuần 1: Kể Chuyện LÝ TỰ TRỌNG Tiếng Việt Lớp 5 - YouTube
-
Lý Tự Trọng - Kể Chuyện Lớp 5 - YouTube
-
Kể Chuyện: Lý Tự Trọng Trang 9 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Kể Chuyện Lý Tự Trọng Lớp 5 Trang 9 | Giải Tiếng Việt Lớp 5 Tập 1
-
Kể Chuyện: Lý Tự Trọng Trang 9 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - Tìm đáp án
-
Soạn Bài Kể Chuyện Lý Tự Trọng, Tiếng Việt Lớp 5
-
Kể Chuyện: Lý Tự Trọng - Soạn Tiếng Việt 5 - CungHocVui
-
Giải Bài Kể Chuyện: Lý Tự Trọng
-
Giải Bài Kể Chuyện: Lý Tự Trọng | Giải Tiếng Việt 5 Tập 1
-
Giáo án Tiếng Việt 5 Tuần 1 Bài: Lý Tự Trọng - TaiLieu.VN
-
Kể Chuyện: Lý Tự Trọng Trang 9 SGK Tiếng Việt 5 Tập 1 - Tài Liệu Hay
-
Giáo án Tiếng Việt Lớp 5 - Kể Chuyện: LÝ TỰ TRỌNG - TailieuXANH
-
Giáo án Kể Chuyện Lớp 5 - Tuần 1 - Bài: Lý Tự Trọng