Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Mà Em Biết Hay Nhất | Văn Mẫu 4
Có thể bạn quan tâm
Để kể câu chuyện vầ tính tự trong này thì đầu tiên các em cần làm đó là hiểu thế nào là tự trọng, qua đó mới nhận biết xung quanh em có những câu chuyện nào thể hiện tính tự trọng này, hoặc em đã được nghe kể lại về những tấm gương có lòng tự trọng...
Cùng Đọc tham khảo những nội dung sau để sẵn sàng kể câu chuyện nhé:
1. Thế nào là tự trọng?
– Nghĩa của từng tiếng trong từ:
+ Tự: chính mình.
+ Trọng: tôn trọng.
– Nghĩa chung: Tự trọng chính là tự tôn trọng bản thân, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
2. Tìm những câu chuyện về lòng tự trọng.
Các câu chuyện có thể nói về:
– Quyết tâm vươn lên, không chịu thua kém bạn bè (như cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục– Tiếng Việt 3, tập hai).
– Sống bằng lao động của mình, không ăn bám hoặc dựa dẫm vào người khác (như chàng Mai An Tiêm trong câu chuyện cổ tích Sự tích dưa hấu,…).
3. Kể lại câu chuyện trong nhóm, trong lớp.
– Giới thiệu câu chuyện: Trước khi đứng trước nhóm hoặc lớp thì các em cần giới thiệu qua câu chuyện mà mình muốn kể: tên câu chuyện, các nhân vật
– Kể chuyện: Bố cục câu chuyện được kể cần theo nội dung 3 phần
+ Mở đầu câu chuyện.
+ Diễn biến câu chuyện (kể các sự việc theo đúng thứ tự).
+ Kết thúc câu chuyện
Một số câu chuyện về lòng tự trọng hay mà em có thể tham khảo
Câu chuyện 1: Lòng tự trọng của cậu bé bán vé số
Sáng chủ nhật tuần trước, mẹ chở tôi đi ăn sáng ở một tiệm phở trên đường Lý Thái Tổ. Khách ăn khá đông, ngồi kín cả mấy dãy bàn phía trong nên mẹ con tôi phải ngồi ở chiếc bàn ngoài cùng, sát vỉa hè.
Lúc hai tô phở thơm ngon vừa được bưng ra thì một cậu bé trạc mười tuổi, trên tay cầm một xấp vé số tiến lại gần chỗ mẹ tôi, cất tiếng mời:
- Cô ơi! Mua mở hàng giùm con mấy tờ lấy hên đi cô!
Mẹ tôi vốn là người ít khi mua vé số nhưng trước vẻ ngây thơ và tội nghiệp của cậu bé, mẹ cũng mua hai tờ và đưa cho cậu bé năm ngàn đồng, bảo khỏi phải trả lại tiền thừa.
Cậu bé loay hoay tìm trong mớ tiền lẻ, lấy ra một ngàn rồi đưa trả mẹ tôi bằng cả hai tay:
- Cháu gửi lại cô ạ!
Mẹ tôi khen cậu bé ngoan, tuy nhỏ mà đã có lòng tự trọng.
Xem thêm: Kể chuyện về người có tấm lòng nhân hậu lớp 4
Câu chuyện 2: Lòng tự trọng từ sự trung thực
Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
"Người lớn: 30.000 đồng
Trẻ em trên 5 tuổi: 10.000 đồng
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí"
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.
Câu truyện về lòng tự trọng này có thể nói chính là tấm gương của người bố vô cùng quan trọng để con cái có thể noi thoi.
Một đề tài tương tự: Kể câu chuyện về lòng nhân ái
Câu chuyện 3: Lòng tự trọng thể hiện trong việc giữ lời hứa
Mai và An học cùng lớp với nhau. Hôm nay, đến lớp An nhận được thông báo nộp tiền quỹ lớp. An vốn dĩ nhà nghèo nên không mấy khi cậu có tiền sẵn trong người. Nên An đã quyết định vay tiền của Mai để nộp cho cán bộ lớp. Biết An là học sinh ngoan lại nhà nghèo nên Mai ngay lập tức đồng ý cho bạn mượn. Khi nộp xong An quay lại cảm ơn bạn và hứa ba ngày nữa sẽ trả lại tiền. Đi học về, An định sẽ xin mẹ tiền trả Mai, nhưng An vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và bố về khoản tiền nợ mà bác Tư sắp phải trả. Nghĩ lại, An không muốn xin mẹ nữa, để mẹ đỡ phải lo thêm. An quyết định tranh thủ tan học đi bắt một ít cua để bán lấy tiền. Đúng như hẹn, ba ngày sau, An trả Mai 20 nghìn tiền đã vay nộp quỹ. Mai nghĩ thầm, An quả là một bạn học sinh có lòng tự trọng.
Đề văn kể chuyện tương tự: Kể câu chuyện về tính trung thực
Câu chuyện 4: Tướng Trần Bình Trọng - Tấm gương lòng tự trọng của cha ông ta
Lịch sử Việt Nam ghi nhận những vua quan, danh tướng, chiến sĩ kiệt xuất đã đổ bao công sức, hy sinh để giữ gìn non sông gấm vóc nước ta. Bên cạnh các vị quốc tướng, công thần khác, danh tướng Trần Bình Trọng cũng đã lưu danh sử sách bằng khí phách khẳng khái ngoan cường và lòng tự trọng cao cả của mình.
Năm 1285, quân Nguyên Mông ồ ạt sang xâm lược nước ta. Thế giặc mạnh như thác lũ khiến triều đình và quân dân phải cân nhắc khi tham gia trận chiến. Để bảo toàn và đảm bảo chiến thắng, Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã thực hiện chiến dịch “vườn không nhà trống”. Triều đình sơ tán về Nam Định. Toàn bộ lực lượng quân đội và nhân dân rút vào rừng sâu trấn thủ nơi hiểm yếu, bỏ mặc thành trì vắng lặng, làng xóm không người. Hưng Đạo Vương chờ thế giặc suy giảm vì phong thổ, hao mòn lương thực, đạn dược sẽ phản công. Trên đường rút lui của vua, bãi sông Thiên Mạc là điểm mấu chốt để chặn giặc, lừa giặc. Tướng Trần Bình Trọng được giao chỉ huy trấn giữ bãi sông này đè chặn đường tiến quân của giặc.
Trần Bình Trọng sinh năm 1259, người xã Bảo Thái, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông kết hôn với công chúa, tước Bảo Nghĩa Hầu.
Thế giặc rất mạnh, Trần Bình Trọng cho quân đóng trại ở bờ sông Thiên Mạc, kiên quyết ngăn giặc vượt qua sông xuôi thuyền về Nam. Sau nhiều ngày chiến đấu, lực lượng quân lính hao mòn. Lúc này, hai vua Trần đã đến Nam Định. Cánh quân của Trần Bình Trọng chỉ còn là một đội quân nhỏ. Quân giặc đông hàng vạn tên vây đánh đội quân cảm tử, Trần Bình Trọng bị giặc bắt. Biết Trần Bình Trọng là danh tướng, giỏi võ nghệ, thông thạo binh thư, giặc ra sức thu phục ông hàng, hòng biến ông thành kẻ bán nước, dẫn đường cho chúng cướp nước ta. Trần Bình Trọng im lặng không đáp. Tướng giặc ngọt ngào phủ dụ:
- Có muốn làm Vương đất Bắc không?
Trần Bình Trọng quát:
- Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm Vương đất Bắc!
Biết không thể thu phục được ông, giặc trói chặt ông ở bãi sông, chờ nước triều dâng cao dìm ông chết. Tuy bị giặc giết hại nhưng khí phách trung liệt của Trần Bình Trọng đã làm rung động đã lòng quân thù. Tướng chỉ huy giặc lúc ấy ngửa mặt than: “Danh tướng nước Nam trung liệt như thể, ta e thôn tính nước Nam còn nhiều việc khó.”.
Trần Bình Trọng mất, vua Trần Nhân Tông phong ông là Bảo Nghĩa Vương. Trần Bình Trọng bị quân giặc giết hại nhưng khí phách và lòng tự trọng của ông sống mãi nghìn thu.
Tấm gương trung liệt của Trần Bình Trọng làm xúc động hàng triệu trái tim con người và là tấm gương sáng chói cho chúng em noi theo. Em hứa rèn luyện phẩm chất cách mạng, lòng tự trọng của mình, không vì bất kì mối tham lợi nào mà quên đi danh dự người Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Hết -
Trên đây là một số câu chuyện về tính tự trọng mà các em có thể tham khảo và kể lại, đừng quên còn kho tài liệu tập làm văn lớp 4 với các chủ đề trong chương trình học nữa các em nhé!
Từ khóa » Kể 1 Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 9
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 Chọn Lọc
-
Top 6 Bài Văn Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 Mới Nhất
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Mà Em Biết
-
Top 10 Bài Văn Mẫu Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 Chọn Lọc
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Mà Em đã được Nghe được đọc ...
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Mà Em đã được Nghe, được đọc
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 4, 9 ❤️️15 Mẫu Hay
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng (8 Mẫu) - Tập Làm Văn Lớp 4
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Lớp 9 Hay ý Nghĩa - Viết Văn Học Trò
-
Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Mà Em Biết Siêu Hay
-
3 Bài Văn Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Mà Em đã được Nghe ...
-
Em Hãy Kể Lại Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng - Văn Mẫu Học Sinh
-
Top 10 Bài Văn Kể Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng (lớp 9) Hay Nhất
-
Hay Kể Lại Một Câu Chuyện Về Lòng Tự Trọng Mà Em đã đọc đã Nghe ...