Kể Tên 5 Giới Sinh Vật đặc điểm Của Từng Giới - Hỏi Đáp

Chỉ cần nghe về giới sinh vật là có thể thấy được nó mang hàm nghĩa rất rộng. Vậy theo bạn, giới sinh vật là gì? Phân chia giới sinh vật như thế nào? Bài viết dưới đây của DINHNGHIA.VN sẽ làm rõ hơn về vấn đề này, giúp các bạn có cái nhìn mới lạ về giới sinh vật.

Nội dung chính Show
  • GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI
  • Khái niệm giới
  • Hệ thống phân loại 5 giới
  • Kể tên 5 giới sinh vật đặc điểm của từng giới
  • Giới sinh vật là gì?
  • Có bao nhiêu giới sinh vật?
  • Đặc điểm chung của mỗi giới sinh vật
  • Giới khởi sinh (Monera)
  • Giới nguyên sinh (Protista)
  • Giới nấm (Fungi)
  • Giới thực vật (Plantae)
  • Giới động vật (Animalia)

GIỚI VÀ HỆ THỐNG PHÂN LOẠI 5 GIỚI

Khái niệm giới

- Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình tự nhỏ dần: giới, ngành, lớp, bộ, họ, chi (giống), loài.

- Giới trong sinh học là một đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Hệ thống phân loại 5 giới

- Giới Khởi sinh.

- Giới Nguyên sinh.

- Giới Nấm.

- Giới Thực vật.

- Giới Động vật.

Kể tên 5 giới sinh vật đặc điểm của từng giới

1. Giới Khởi sinh (Monera)

- Gồm những sinh vật nhân sơ, kích thước nhỏ 1 – 5 $ \mu m$ (micrômet).

- Môi trường sống: trong đất, nước, không khí, trên cơ thể sinh vật khác.

- Phương thức sống: hoại sinh, kí sinh, một số có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ.

- Đại diện: vi khuẩn, vi sinh vật cổ (sống ở 00C – 1000C, độ muối 25%).

2. Giới Nguyên sinh (Protista)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, một số loài có diệp lục.

- Sống dị dưỡng (hoại sinh), hoặc tự dưỡng.

- Đại diện: tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh (trùng đế giày, trùng biến hình).

3. Giới Nấm (Fungi)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đơn bào hoặc đa bào, cấu trúc dạng sợi, thành tế bào chứa kitin, không có lục lạp, lông, roi.

- Sống dị dưỡng: kí sinh, hoại sinh hoặc cộng sinh.

- Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.

4. Giới Thực vật (Plantae)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sinh vật tự dưỡng, sống cố định, có khả năng quang hợp, cảm ứng chậm.

- Đại diện: rêu, quyết trần, hạt trần, hạt kín.

5. Giới Động vật (Animalia)

- Sinh vật nhân thực, cơ thể đa bào.

- Sống dị dưỡng, có khả năng di chuyển, khả năng phản ứng nhanh.

- Đại diện: ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp, động vật có xương sống.

Giới sinh vật là gì?

Giới sinh vật là đơn vị phân loại lớn nhất, bao gồm các ngành sinh vật có chung những đặc điểm nhất định. Hệ thống phân loại của giới sinh vật từ thấp đến cao được sắp xếp cụ thể như sau: Loài (species) -> Chi (genus) -> Họ (family) -> Bộ (ordo) -> Lớp (class) -> Ngành (division) -> Giới (regnum).  

Có bao nhiêu giới sinh vật?

Việc phân chia giới sinh vật tùy thuộc vào kiến thức hiểu biết qua các thời kỳ. Vào thế kỷ XVIII, dựa trên tiêu chí dễ quan sát về hình thái giải phẫu của các bộ phận của cơ thể, Cac Line – ông tổ của ngành phân loại học đã chia tất cả các sinh vật thành 2 giới: giới thực vật và giới động vật.

Đến thế kỷ XIX, khi phát hiện ra các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, các nhà sinh học đã xếp vi khuẩn, tảo, nấm vào giới thực vật và xếp nguyên sinh động vật vào giới động vật.

Đến thế kỷ XX, khi nghiên cứu sâu về cấu tạo hiển vi cũng như phương thức dinh dưỡng đã xếp các sinh vật thành 4 giới: giới vi khuẩn, giới nấm, giới thực vật (gồm tảo và thực vật) và giới động vật (gồm nguyên sinh động vật và động vật).

Từ năm 1969, hệ thống phân loại 5 giới do nhà sinh thái người Mỹ R.H.Whitaker đề xuất đã được công nhận rộng rãi, bao gồm: Giới khởi sinh – Monera (gồm vi khuẩn), giới nguyên sinh – Protista (gồm động vật nguyên sinh và tảo), giới nấm – Fungi, giới thực vật – Plantae, giới động vật – Animalia.

Đặc điểm chung của mỗi giới sinh vật

Giới khởi sinh (Monera)

  • Đại diện: vi khuẩn.
  • Đặc điểm cấu tạo: tế bào nhân sơ, đơn bào, bé nhỏ (1 – 5 mm).
  • Phương thức sinh sống: hoại sinh, ký sinh, tự dưỡng, dị dưỡng…
  • Phân bố: vi khuẩn phân bố rộng rãi.

Giới nguyên sinh (Protista)

  • Tảo, nấm nhầy, động vật nguyên sinh… là những đại diện tiêu biểu
  • Tảo: thuộc sinh vật nhân thực, đơn hoặc đa bào, sắc tố quang hợp, quang tự dưỡng, sống ở nước.
  • Nấm nhầy lại  là sinh vật nhân thực, dị dưỡng, hoại sinh. Cơ thể của nấm nhầy tồn tại ở 2 pha: pha đơn bào giống trùng amip, và pha hợp bào là khối chất nhầy chứa nhiều nhân.
  • Động vật nguyên sinh: đa dạng, là những sinh vật nhân thực, dị dưỡng hoặc tự dưỡng.

Giới nấm (Fungi)

  • Đại diện: nấm men, nấm sợi, nấm đảm, địa y.
  • Đặc điểm chung: tế bào nhân thực, cơ thể đa bào phức tạp, cấu trúc dạng sợi, phần lớn thành tế bào có chứa kitin.
  • Sinh sản: hữu tính và vô tính nhờ bào tử.
  • Sống dị dưỡng, hoại sinh, sống cố định.

Giới thực vật (Plantae)

  • Rêu, quyết, hạt trần, hạt kín là các ngành tiêu biểu của giới thực vật
  • Đặc điểm: đa bào phức tạp, tế bào nhân thực, có khả năng quang hợp, sống tự dưỡng, có thành tế bào được cấu tạo bằng xenlulozơ.
  • Vai trò: cung cấp thức ăn cho giới động vật, điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, sạt lở, lũ lụt, hạn hán, giữ nguồn nước ngầm, cung cấp các sản phẩm phục vụ nhu cầu của con người.
  • Sống tự dưỡng, quang hợp, sống cố định.

Giới động vật (Animalia)

  • Gồm các ngành: thân lỗ, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, da gai, động vật có dây sống.
  • Đặc điểm: đa bào phức tạp, nhân thực, dị dưỡng, có khả năng di chuyển, phản ứng nhanh, cơ thể có cấu trúc phức tạp, chuyển hóa cao.
  • Giới động vật có vai trò to lớn giúp góp phần làm cân bằng hệ sinh thái, cung cấp thức ăn, nguyên liệu cho con người.

Từ khóa » đặc điểm Các Giới Sinh Vật Là Gì