Kế Toán Các Khoản Phải Nộp Cho Nhà Nước Tại đơn Vị Hành Chính, Sự ...
Có thể bạn quan tâm
- Thời sự
Nội dung phản ánh của Tài khoản 333
Theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính, Tài khoản 333 - các khoản phải nộp Nhà nước được sử dụng ở đơn vị hành chính, sự nghiệp (HCSN) là tài khoản loại 3. Loại tài khoản này phản ánh các nghiệp vụ thanh toán nợ phải trả giữa đơn vị HCSN với các đơn vị, tổ chức, cá nhân bên ngoài về quan hệ mua, bán, cung cấp vật tư, hàng hóa, dịch vụ...; Về các quan hệ thanh toán giữa đơn vị với Nhà nước về số thuế phải nộp…
Đối với Tài khoản 333 - các khoản phải nộp Nhà nước sử dụng ở đơn vị HCSN được sử dụng để phản ánh các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước, các khoản phí, lệ phí đơn vị đã thu và các khoản khác phải nộp cho Nhà nước (nếu có)... Theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Tài khoản 333 có 6 tài khoản cấp 2, cụ thể:
- Tài khoản 3331 - Thuế giá trị gia tăng (GTGT) phải nộp: Tài khoản này sử dụng cho các đơn vị HCSN có hoạt động sản xuất, kinh doanh để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước (NSNN) của hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3, gồm: Tài khoản 33311- Thuế GTGT đầu ra (phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ bán ra) và Tài khoản 33312 - Thuế GTGT hàng nhập khẩu (phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của hàng nhập khẩu).
- Tài khoản 3332 - Phí, lệ phí: Phản ánh các khoản phí, lệ phí mà đơn vị được phép và có trách nhiệm thu, nộp cho Nhà nước theo chức năng hoạt động của đơn vị và tình hình nộp vào NSNN.
- Tài khoản 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Chỉ sử dụng ở những đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để phản ánh số thuế TNDN phải nộp và tình hình nộp thuế TNDN của các hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), dịch vụ phải nộp thuế TNDN.
- Tài khoản 3335 - Thuế TNCN: Phản ánh thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khấu trừ tại nguồn tính trên thu nhập của người chịu thuế và tình hình nộp vào NSNN.
- Tài khoản 3337 - Thuế khác: Phản ánh các khoản thuế khác đơn vị phải nộp, đã nộp, còn phải nộp như: Thuế môn bài, thuế đất, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Tài khoản 3338 - Các khoản phải nộp nhà nước khác: Phản ánh các khoản khác phải nộp và tình hình thanh toán các khoản phải nộp khác cho Nhà nước như: Khoản nộp tiền thu phạt; Thu tiền bồi thường; Tiền thu bán hồ sơ thầu xây dựng cơ bản (XDCB) sau khi trừ chi phí cho lễ mở thầu nếu còn thừa phải nộp vào NSNN; Chênh lệch thu lớn hơn chi tiền thanh lý, nhượng bán TSCĐ (đối với các cơ quan đơn vị theo quy định sau khi trừ chi phí thanh lý, nhượng bán phần còn lại phải nộp NSNN)....
Phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu
Để nắm rõ và sử dụng Tài khoản 333 một cách hiệu quả, chính xác, bài viết giới thiệu phương pháp hạch toán kế toán một số hoạt động kinh tế thường dùng liên quan đến các khoản phải nộp cho Nhà nước tại đơn vị HCSN, cụ thể:
Kế toán thuế GTGT phải nộp NSNN ở đơn vị HCSN
Thứ nhất, kế toán thuế GTGT ở các đơn vị HCSN được khấu trừ thuế:
- Khi bán hàng hóa, dịch vụ được khấu trừ thuế GTGT, kế toán lập Hóa đơn GTGT và phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...(tổng giá thanh toán)
Có TK 333 - Các khoản phải nộp nhà nước (33311)
Có TK 531 - Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ.
- Khi phát sinh các khoản thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,... (tổng giá thanh toán)
Có TK 333 - Các khoản phải nộp nhà nước (33311).
Có TK 711 - Thu nhập khác (7111).
- Đối với trường hợp cho thuê TSCĐ theo phương thức thuê hoạt động trả tiền thuê từng kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê:
+ Nếu bên đi thuê trả tiền thuê từng kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 333 - Các khoản phải nộp nhà nước (33311) (thuế GTGT tính trên số tiền nhận trong kỳ)
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ (số tiền cho thuê TSCĐ phải thu từng kỳ chưa có thuế GTGT).
+ Nếu bên đi thuê trả trước tiền thuê cho nhiều kỳ, khi nhận tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,... (tổng số tiền nhận trước)
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33311)
Có TK 338- Phải trả khác (3383).
+ Định kỳ tính và ghi nhận doanh thu cho thuê theo số tiền cho thuê TSCĐ phải thu từng kỳ, ghi:
Nợ TK 338- Phải trả khác (3383)
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ.
- Khi nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, thiết bị, hàng hóa, TSCĐ nhập khẩu (chưa có thuế GTGT), ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,...
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3337)
Có các TK 111, 112, 331,...
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
+ Trường hợp nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, TSCĐ để dùng cho hoạt động SXKD, dịch vụ theo phương pháp khấu trừ GTGT, ghi:
Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33312).
+ Trường hợp nhập khẩu vật tư, thiết bị, hàng hóa, TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD hàng hóa, dịch vụ theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211,...
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33312)
Có các TK 111, 112, 331,...
- Khi nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33312)
Có các TK 111, 112.
- Trường hợp hàng bán bị trả lại (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế), phản ánh số tiền thu của số hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ (giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33311)
Có các TK 111, 112, 131,...
- Cuối kỳ, kế toán tính toán xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
+ Bù trừ giữ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3331)
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
+ Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3331)
Có các TK 111, 112,...
Cần lưu ý rằng, nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ, kết chuyển theo số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ với số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ phản ánh trên TK 133 để tiếp tục khấu trừ kỳ sau, hoặc được hoàn theo quy định của pháp luật về thuế.
- Trường hợp đơn vị được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoàn lại số thuế GTGT đầu vào, khi nhận được tiền NSNN trả lại, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Thứ hai, kế toán thuế GTGT ở các đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- Khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, kế toán phản ánh các khoản thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ.
- Cuối kỳ, kế toán tính thuế GTGT phải nộp tính trên phần GTGT do cơ quan thuế xác định, ghi:
Nợ TK 531- Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33311).
- Khi nộp thuế GTGT vào NSNN, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (33311)
Có các TK 111, 112,...
Kế toán thuế TNDN
- Định kỳ, đơn vị tự xác định số thuế TNDN phải nộp theo quy định của pháp luật về thuế, ghi:
Nợ TK 821- Chi phí thuế TNDN.
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3334).
- Khi nộp thuế TNDN vào NSNN, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3334).
Có các TK 111, 112,...
- Cuối năm, xác định số thuế TNDN phải nộp:
+ Trường hợp số thuế TNDN thực tế phải nộp lớn hơn số tạm nộp hàng quý trong năm thì số chênh lệch phải nộp thêm, ghi:
Nợ TK 821- Chi phí thuế TNDN.
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3334).
+ Trường hợp số thuế TNDN tạm nộp hàng quý trong năm lớn hơn số thuế TNDN thực tế phải nộp thì số chênh lệch, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3334).
Có TK 821 - Chi phí thuế TNDN.
Kế toán phí, lệ phí
- Xác định số tiền thu phí, lệ phí đơn vị phải nộp NSNN theo quy định, ghi:
Nợ TK 337- Tạm thu (3373).
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3332).
- Khi nộp tiền thu phí, lệ phí vào NSNN, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3332)
Có các TK 111, 112.
Kế toán thuế TNCN
- Định kỳ, tạm tính số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của người lao động, ghi:
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3335).
- Khi đơn vị chi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài (kể cả nhà thầu nước ngoài) phải xác định số thuế TNCN phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:
Nợ các TK 154, 241, 611, 612... (tổng số thanh toán).
Có TK 333 - Các khoản phải nộp nhà nước (3335) (số thuế TNCN phải khấu trừ tại nguồn).
Có các TK 111, 112,...(số tiền thực trả).
- Khi nộp thuế TNCN vào NSNN thay cho người có thu nhập cao, ghi:
Nợ TK 333- Các khoản phải nộp nhà nước (3335) (chi tiết thuế TNCN).
Có các TK 111, 112.
Một số vấn đề cần lưu ý
Việc sửa đổi, bổ sung một số tài khoản dẫn đến những thay đổi trong công tác hạch toán kế toán đòi hỏi cán bộ kế toán tại các đơn vị HCSN phải cập nhật nhanh chóng và kịp thời. Cần lưu ý rằng, đối với Tài khoản loại 3 nói chung và Tài khoản 333 nói riêng, mọi khoản nợ phải trả của đơn vị HCSN phải được hạch toán chi tiết theo từng nội dung phải trả, cho từng đối tượng, từng lần trả và chi tiết theo các yếu tố khác theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Kế toán phải theo dõi chặt chẽ từng khoản nợ phải trả và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tránh tình trạng để chiếm dụng vốn, hoặc để nợ nần dây dưa, đồng thời phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định thanh toán, thu nộp ngân sách, thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp và các khoản phải trả, phải cấp… Do vậy, các đơn vị HCSN cần chủ động tính và xác định các khoản thuế phải nộp cho Nhà nước và phản ánh kịp thời vào sổ kế toán về các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước. Việc kê khai và nộp thuế đầy đủ là nghĩa vụ của từng đơn vị…
Bên cạnh đó, để triển khai thực hiện các quy định về Tài khoản 333 nói riêng, cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra công tác kế toán tại các đơn vị HCSN. Chú trọng tổ chức tập huấn, trao đổi về những điểm mới, đáng chú ý của hệ thống tài khoản nhằm đảm bảo quy định pháp luật được thực thi một cách đúng đắn, nghiêm túc.
Tài liệu tham khảo:
- Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015;
- Chính phủ (2006), Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
- Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp;
- Sở Tài chính Hải Dương (2018), Tài liệu tập huấn chế độ hành chính sự nghiệp.
Từ khóa » Tk 33311 Là Gì
-
Hệ Thống Tài Khoản - 333. Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước.
-
Hạch Toán Tài Khoản 333 - Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước
-
TÀI KHOẢN 333 - THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ ... - Dtech
-
KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 333 - THUẾ VÀ CÁC KHOẢN ...
-
Cách Hạch Toán Tài Khoản 3331 – Thuế GTGT Phải Nộp Theo Thông ...
-
Trường Hợp Kế Toán Thuế GTGT đầu Ra – Tài Khoản 33311
-
Cách Hạch Toán Thuế GTGT Phải Nộp - Luật Việt An
-
Hệ Thống Tài Khoản - 333. Thuế Và ... - Phần Mềm Kế Toán CNS.NET
-
Tìm Hiểu Tài Khoản 333 - Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước
-
Kết Cấu Nội Dung Tài Khoản 333 - Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà ...
-
Phân Biệt Tài Khoản 333.1 Và 333.1.1 để Thể Hiện Số Tiển Thuế đã Nộp ...
-
Hướng Dẫn Công Tác Kế Toán HTX
-
TÀI KHOẢN 333 - THUẾ VÀ CÁC KHOẢN ... - Bộ Bàn Ghế Văn Phòng
-
Sơ đồ Chữ T Tài Khoản 333"Thuế Và Các Khoản Phải Nộp Nhà Nước"