Kem Béo Thực Vật Trong Trà Sữa ảnh Hưởng đến Hệ Sinh Dục? - Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Đồ uống khiến giới trẻ "phát sốt"
Trưa 19/7, men theo cung đường Hoàng Sa uốn lượn dọc kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, chúng tôi dừng chân trước quán trà sữa hai ngăn, địa chỉ đang gây sự chú ý của giới trẻ Sài thành bởi là nơi đầu tiên ở đô thị này bán trà sữa 2 ngăn. Chúng tôi gọi trà sữa hai ngăn với một ngăn là “trà sữa trân châu”, ngăn còn lại là “hồng trà hương bạc hà”, giá 38.000 đồng/ly. Hương vị “thức uống thời thượng” này không lạ với chúng tôi là mấy, bởi nó cũng giống các loại trà sữa khác, chỉ là chiếc ly “không giống ai” mà thôi.
Quán khá vắng vào buổi trưa nên chúng tôi có dịp trò chuyện với ông chủ trẻ. “Chị ruột của em ở bên Đài Loan có quen với chỗ sản xuất loại ly hai ngăn nên mua gửi về và gợi ý em làm thử xem được không. Em thấy lạ nên chỉ mới thử nghiệm thôi, nào ngờ mạng xã hội lan truyền nhanh quá, khiến em cũng bất ngờ”, chủ quán chia sẻ cởi mở. "Bán đắt thì tốt chứ rắc rối gì?”, chúng tôi hỏi. Chủ quán gãi đầu: “Chiều chiều, nhiều người đến gây tắc đường khiến em bị mấy anh ở phường nhắc nhở, đành bán đến 18h là đóng cửa thôi. Cán bộ Y tế dự phòng quận cũng đến làm việc về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. May mà em mua đồ xịn, toàn bộ nguyên liệu, dụng cụ pha chế của công ty hẳn hoi nên chứng từ đầy đủ. Có điều, quán của em chưa có chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm vì mới bán thử nên phía cơ quan chức năng đang hướng dẫn em đăng ký hoàn thiện chứng nhận này”.
Chủ quán cũng thẳng thắn thừa nhận: "Một ly trà hai ngăn giá 38.000 đồng là quá đắt so với mặt bằng chung 15.000 đồng/ly.Tuy nhiên, cái ly hai ngăn mua từ Đài Loan về đến mình đã hơn 10.000 đồng, nguyên liệu xịn nên giá thành cao. Dù bị chê là đắt nhưng tính ra, mỗi ly em lời chưa được 4.000 đồng”.
Không nên dùng nhiều
Một nghiên cứu tại Đức cho thấy, trà đen có khả năng giúp huyết áp khỏe mạnh. Tuy nhiên có một loại protein chứa trong sữa, được gọi là caseins lại ngăn chặn khả năng này của trà khi pha sữa vào nhau. Hoạt chất caseins có trong sữa sẽ làm giảm tác dụng của trà. Nói cách khác, uống trà với sữa sẽ làm trà mất khả năng bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim mạch. TS Verena Stangl, Giáo sư tim mạch tại Bệnh viện Charite ở Berlin nhận định trên tạp chí European Heart Journal: Kết quả nghiên cứu về mối liên hệ trà- sữa đã lý giải vì sao nước Anh lại có tỷ lệ người mắc bệnh tim cao, mặc dù đây là một trong những quốc gia có nhiều người uống trà nhất thế giới bởi 98% người uống trà ở Anh đã pha thêm sữa.
Thực tế tại TPHCM, với mức giá “thượng vàng hạ cám” từ 10.000 - 38.000 đồng/ly thì vấn đề chất lượng trà sữa rất khó kiểm chứng. Gần đây, cơ quan chức năng ở TP Hà Nội đã xử phạt một nhãn hiệu trà sữa có tiếng nhưng sử dụng nguyên liệu chế biến không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước đó, tại Đà Nẵng, cơ quan chức năng cũng loan tin xử phạt nhiều tiệm trà sữa vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm. Sốc hơn nữa, hồi tháng 11/2015, nhiều cơ quan truyền thông đưa tin tại Trung Quốc đã xuất hiện hạt trân châu (một thành phần chính trong trà sữa) được làm từ... vỏ xe cũ. Thông tin này đã khiến những ai "khoái khẩu" món đồ uống này đều giật mình.
BS Trúc Thanh (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cảnh báo: Ngoài những thương hiệu trà sữa có uy tín thì đa phần các cửa hàng bán trà sữa lẻ sử dụng nguyên liệu để pha chế có nguồn gốc từ Trung Quốc. Khi uống nhiều loại trà sữa không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài, hóa chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể gây bệnh. Ở một số cửa hàng, trà sữa được pha chế từ tinh trà. Đây không phải là loại trà tự nhiên mà bột trà. Loại tinh trà này được chế tạo từ các chất tổng hợp hóa học. Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn, người sử dụng dùng ít thì không nguy hại. Song khi các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc dùng nhiều sẽ làm tổn thương nội tạng. Khi dùng quá nhiều, chắc chắn sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan và thận. Không những thế, các hoạt chất này còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ nếu dùng quá nhiều.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: Trong trà sữa có chứa nhiều kem béo thực vật, một chất gây hại cho sự phát triển của trẻ. Kem béo thực vật nhìn rất giống sữa cả khi hòa cùng nước, nhưng trên thực tế nó lại không hề chứa sữa. Kem béo thực vật có chứa chất béo chuyển hóa rất khó bị phân hủy sau khi vào cơ thể, cũng khó để được chuyển hóa ra bên ngoài. Những chất béo thông thường sẽ được chuyển hóa trong vòng 7 ngày, trong khi đó chất béo chuyển hóa thì cần 50 ngày, thậm chí lâu hơn sau khi đi vào cơ thể. Dùng quá nhiều chất béo chuyển hóa có thể làm tăng nguy cơ hen suyễn, tiểu đường, dị ứng và các bệnh khác. Quan trọng hơn nó sẽ làm hỏng các mạch máu, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, cũng như có tác động xấu đến sự phát triển về sinh dục của giới trẻ.
Tổ chức Y tế thế giới khuyên: Mỗi người chỉ nên nạp không quá 2g chất béo chuyển hóa vào cơ thể trong một ngày, trong khi đó một ly trà sữa 500ml rất dễ vượt qua giới hạn này.
T.B
Theo Thanh Giang
Gia đình & Xã hội
Từ khóa » Kem Béo Thực Vật Có Hại Không
-
Bệnh Viện Singapore Cảnh Báo Về Tác Hại Của Trà Sữa - VnEconomy
-
Giải đáp Những Thắc Mắc Về Kem Béo Thực Vật Và Các ứng Dụng Của ...
-
Kem Béo Thực Vật Gây Hại Cho Sự Phát Triển Của Trẻ | LILY
-
Sự Thật Về Kem Béo Rich's – Nguyên Liệu Chuyên Dùng để Nấu Trà Sữa
-
Kem Béo Thực Vật Có Hại Không
-
Bột Kem Béo Có Hại Không? Những Ai Không Nên Dùng Thường Xuyên?
-
Những Thực Phẩm Chứa Nhiều Chất Béo Chuyển Hóa Gây Hại Cho Tim
-
Kem Béo Thực Vật Là Gì Và Những điều Cần Biết Về Kem Béo Thực Vật
-
Bột Kem Béo Có Hại Không? Những Bí Mật Chưa Từng được Bật Mí
-
Kem Béo Thực Vật Trong Trà Sữa ảnh Hưởng Sự Phát Triển Của Trẻ
-
Kem Béo Thực Vật Là Gì Và Những điều Cần Biết Về ...
-
10 ứng Dụng Của Kem Béo Thực Vật Cremé Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Bột Béo Là Gì? Bột Béo Dùng để Làm Gì? Lưu ý Khi Dùng Và Cách Bảo ...