Kem Dipolac G điều Trị Bệnh Gì? Có Những Lưu ý Gì Khi Sử Dụng
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Dipolac G là thuốc gì?
- Kem Dipolac G được chỉ định điều trị trong các bệnh lý nào?
- Sử dụng kem Dipolac G như thế nào?
- Những trường hợp nào không được sử dụng kem Dipolac G?
- Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc
- Lưu ý gì trước khi bắt đầu dùng thuốc kem Dipolac G?
- Lưu ý khi chỉ định kem Dipolac G ở phụ nữ có thai và cho con bú
Kem Dipolac G có công dụng gì? Dùng trong bệnh lý gì? Cách dùng thế nào và những điểm cần lưu ý? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dược sĩ Bùi Kim Hoàng.
Tên thành phần hoạt chất: Betamethasone dipropionate, Gentamicin và Clotrimazole.
Dipolac G là thuốc gì?
Tuýp bôi Dipolac G phối hợp 3 chất kháng viêm, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn lần lượt là betamethasone dipropionate, clotrimazole và gentimicin. Betamethasone là một corticosteroid có tác dụng kháng viêm, chống ngứa và gây co mạch. Gentamicin có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ đối với một số loại vi khuẩn. Clotrimazole có tác dụng kìm hãm và diệt một số chủng nấm.
Tuýp bôi Dipolac G là dạng kem bôi ngoài da, khả năng hấp thu vào hệ tuần hoàn rất thấp, hầu như không có. Thuốc chỉ nên được dùng khi có đơn của bác sĩ.
Bạn bị viêm da và có nhu cầu sử dụng kem bôi Dipolac G? Xem ngay video Hé lộ 6 sự thật về thuốc bôi Dipolac G dưới đây!
Biên tập bởi: YouMed
Kem Dipolac G được chỉ định điều trị trong các bệnh lý nào?
Dipolac G được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Tổn thương hoặc viêm ngoài da do: dị ứng, do nhiễm khuẩn hoặc vi nấm.
- Nấm kẽ tay, kẽ chân.
- Nấm móng hoặc viêm quanh móng do Candida albicans.
- Viêm âm đạo do vi khuẩn Candida albicans.
- Bệnh vẩy nến.
- Viêm da tiếp xúc, viêm da thần kinh, chàm, viêm da bã nhờn, viêm da do tiếp xúc với nắng, viêm ngứa vùng sinh dục.
- Hăm hay đỏ da ở nách, bẹn, mông, các kẽ tay, kẽ chân.
- Viêm da do bị côn trùng cắn, bị chấy rận đốt.
- Các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da nguyên phát hoặc thứ phát do các vi khuẩn nhạy cảm với gentamicin.
- Các bệnh nấm da do các chủng vi nấm nhạy cảm với clotrimazole.
Sử dụng kem Dipolac G như thế nào?
- Thoa lên vùng bị tổn thương một lớp mỏng
- Sử dụng 2 – 3 lần/ngày cho đến khi lành hẳn.
- Người bệnh nên ngưng dùng nêu có triệu chứng mẫn cảm với thuốc hoặc bị ngứa.
Những trường hợp nào không được sử dụng kem Dipolac G?
- Dị ứng với bắt kỳ thành phần nào của thuốc (Betamethasone dipropionate, Gentamicin và Clotrimazole).
- Những bệnh nhân bị viêm da do bệnh lao.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc
Bất kỳ một thuốc nào cũng có thể có tác dụng phụ. Tuy nhiên, không phải ai cũng sẽ trải qua các tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ thường gặp có thể gặp phải như:
Tác dụng tại chỗ
- Cảm giác nóng rát, ngứa, kích thích ơ da.
- Da bị khô, giảm sắc tố da.
- Teo da.
- Viêm da do dị ứng.
- Rậm lông.
Tác dụng toàn thân
Kem Dipolac G có thể gây cường vỏ thượng thận nếu dùng kéo dài hoặc bôi trên diện rộng.
Khi bạn gặp phải những triệu chứng trên, bạn hãy báo với bác sĩ.
Lưu ý gì trước khi bắt đầu dùng thuốc kem Dipolac G?
- Chỉ dùng ngoài da.
- Tuyệt đối không bôi lên mắt và vùng da xung quanh mắt. Bạn cũng không bôi lên vùng da mặt trong thời gian dài.
- Nếu không thấy có cải thiện trên da sau khi bôi, nên trao đổi với bác sĩ của bạn để tìm đúng nguyên nhân. Tránh tình trạng tiếp tục bôi kéo dài vì corticosteroid có thể che lấp dấu hiệu nhiễm khuẩn lan rộng.
- Việc thoa thuốc trên diện tích da rộng và băng kín vùng thoa có thể làm tăng hấp thu thuốc vào máu qua da, gây ra các tác dụng phụ.
- Nếu có các triệu chứng nhiễm khuẩn lan rộng, bạn cần nói với bác sĩ để phối hợp điều trị với kháng sinh đường uống có tác dụng toàn thân.
- Trẻ em dùng kem Dipolac G lâu dài với liều cao có thể gây tác dụng xấu đến tuyến thượng thận (gây ức chế hoạt động của tuyến này) do nồng độ corticosteroid trong máu tăng cao.
Lưu ý khi chỉ định kem Dipolac G ở phụ nữ có thai và cho con bú
Lưu ý ở phụ nữ có thai
Hiện tại, không có nghiên cứu nào khẳng định corticosteroids bôi ngoài da gây quái thai trên phụ nữ mang thai. Dipolac G chỉ nên sử dụng trong thời gian mang thai khi đã được cân nhắc, đánh giá lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn đối với bào thai. Các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng kem Dipolac G trong thời gian mang thai.
Lưu ý ở phụ nữ cho con bú
- Corticosteroids dùng đường toàn thân có thể tiết ra trong sữa mẹ và gây chậm phát triển, cản trở sản xuất corticosteroids nội sinh ở trẻ sơ sinh.
- Hiện tại vẫn chưa rõ corticosteroids bôi ngoài da có thể hấp thu vào cơ thể một lượng đủ để có thể phát hiện trong sữa mẹ hay không.
- Vì thế, các bác sĩ không khuyến cáo sử dụng Dipolac G trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Dipolac G là kem bôi ngoài da có 3 hoạt chất chính betamethasone dipropionate, gentimicin và clotrimazole có tác dụng kháng viêm, kháng nấm và chống nhiễm khuẩn. Người bệnh nên đi khám và sử dụng kem Dipolac G đúng liều lượng và thời gian quy định, tránh sử dụng kéo dài vì có thể gây nhiễm khuẩn lan rộng.
Từ khóa » Kem Bôi Da Dipolac Có Tác Dụng Gì
-
Thuốc Dipolac: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng | Vinmec
-
Thuốc Bôi Da Dipolac: Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và Chống Chỉ định
-
Dipolac G® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Dipolac G Tuýp 15g Trị Vẩy Nến, Viêm Da Tiếp Xúc
-
Kem Bôi Da Dipolac – Công Dụng Và Cách Dùng Chi Tiết - PlasmaKare
-
Dipolac G - Ampharco (Việt Nam)
-
Kem Bôi Trị Nấm Da Dipolac G Tuýp 15g-Nhà Thuốc An Khang
-
Tìm Hiểu Tác Dụng Của Thuốc Dipolac G®
-
Thuốc Bôi Ngoài Da Dipolac: Thành Phần, Công Dụng Và Những Lưu ý ...
-
Thuốc Dipolac G Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Thuốc Dipolac G 15g: Chỉ định, Liều Dùng Và Lưu ý Sử Dụng
-
Kem Bôi Dipolac: Công Dụng, Cách Dùng Và Đối Tượng Sử Dụng
-
Những Thông Tin Về Thuốc Dipolac
-
Kem Bôi Da Dipolac Có Tác Dụng Gì?