Những Thông Tin Về Thuốc Dipolac
Có thể bạn quan tâm
- Thuốc Warfarin là thuốc gì?
- Thông tin bổ ích về Thuốc N-Acetylcystein
- Giảm thiểu các triệu chứng về rối loạn tiêu hóa: Thuốc YSPbiotase
Thuốc Dipolac thuộc nhóm thuốc điều trị bệnh da liễu.
Dạng bào chế: Kem bôi da.
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 15g kem bôi da.
Thành phần: Betamethasone dipropionate, clotrimazole, gentamicin sulfate.
1. Tác dụng của thuốc Dipolac
Thành phần của thuốc Dipolac có chứa các hoạt chất dùng để điều trị viêm nấm da, nhiễm khuẩn da, các loại nấm tay, nấm móng, nấm chàm… Hoặc bị viêm da hay bị viêm ngứa phần hậu môn. Là loại thuốc chỉ cần sử dụng trong thời gian ngắn là đẩy lùi bệnh 1 cách nhanh chóng.
Để biết thêm các tác dụng khác không được liệt kê của thuốc bạn nên đọc kỹ tờ hướng dẫn sử dụng, hoặc hỏi những người có trình độ chuyên môn để được giải đáp.
2. Liều dùng và cách sử dụng thuốc Dipolac
Cách sử dụng
- Thuốc Dipola chỉ sử dụng để bôi ngoài da tuyệt đối không được nuốt.
- Vùng da bị tổn thương bạn cần vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng da đó. Sau đó sử dụng một lượng kem vừa đủ thoa lên làn da một lớp mỏng. Mỗi ngày sử dụng thoa nhẹ nhàng lên làn da khoảng 2 – 3 lần.
- Bạn cũng phải đảm bảo an toàn và vệ sinh sạch sẽ sau khi dùng tay bôi bận cần rửa thật sạch thuốc.
- Sử dụng đúng với thời gian bác sĩ kê đơn, nếu bạn sử dụng quá nhiều sẽ gây ra một số tổn thương đến da.
- Cũng không nên tự ý dừng thuốc khi cảm thấy đỡ hơn việc dừng thuốc phải đúng theo quy trình nếu không kiên trì bạn sẽ có thể bị tái phát và nhiễm trùng nặng hơn đó.
- Cần sử dụng đúng liều lượng và tần suất để đạt được kết quả điều trị tốt nhất.
Liều dùng
Khi sử dụng cho người lớn bạn nên bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương từ 2 – 3 lần/ngày.
Liều dùng đối với trẻ em chưa được nghiên cứu và xác định rõ ràng vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu muốn sử dụng cho trẻ nhỏ.
3. Tác dụng phụ của thuốc
Một số biểu hiện giúp bạn phát hiện được đã có tác dụng không mong muốn xảy ra:
- Các vấn đề về rối loạn điện giải, nước, cơ xương như: Loãng xương, teo cơ, hay tiêu hóa như viêm tụy, chướng bụng hay viêm loét dạ dày.
- Vấn đề về da nổi phát ban khắp cơ thể, dị ứng, nổi mề đay.
- Luôn luôn cảm thấy khó chịu với sự kích ứng làn da nóng, khô da, ngứa, dị cảm.
- Viêm nang lông, rậm lông.
- Nhiễm trùng thứ phát, bầm tím trên da.
- Hoặc người bệnh có thể gặp các vấn đề về thần kinh, ảnh hưởng đến thị giác.
4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Dipolac
Chống chỉ định sử dụng
- Có tiền sử dị ứng với nhóm aminoglycoside
- Eczema tai ngoài có thủng màng nhĩ
- Loét da.
Khi sử dụng thuốc Dipolac bạn cần lưu ý
- Tránh thoa lên vết thương, vùng da tổn thương, thoa diện rộng, không dùng băng ép.
- Trong quá trình sử dụng thuốc Dipolac có thể xảy ra dị ứng chéo trong nhóm aminoglycosid.
- Bạn đang mang thai hay đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ bằng sữa mẹ không được tùy tiện sử dụng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con.
- Người bệnh đang mắc một số bệnh lý nghiêm trọng khác.
- Dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trước khi sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn bạn cần hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ một cách chính xác. Đồng thời đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
5. Cách phòng chống các bệnh về da trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng của mùa hè khiến da tiết ra nhiều mồ hôi, bụi bẩn bám vào dễ gây ra các bệnh về da. Để phòng tránh những bệnh về da bạn có thể làm theo một vài cách dưới đây:
Duy trì lượng nước đủ cho cơ thể
Đây là một trong những cách phòng tránh các bệnh ngoài da vào mùa hè. Càng uống nhiều nước, cơ thể càng đào thải các độc tố tốt hơn và phục hồi da. Bạn có thể làm các món sinh tốt hoa quả tại nhà. Tránh đồ uống chứa caffein và đường.
Mặc quần áo thoải mái, chất liệu thoáng mát
Đây là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh bệnh ngoài da vào mùa hè. Da của bạn cần thở trong mùa hè. Vải tổng hợp có thể gây phát ban do nóng, vì những loại vải này không thoát nhiệt.Mặc đồ cotton giúp thấm mồ hôi và khiến bạn cảm thấy mát mẻ.
Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ
Da đẫm mồ hôi là nỗi khó chịu trong mùa hè và có thể khiến da bị phát ban và ngứa. Tắm 2-3 lần mỗi ngày trong mùa hè là cách hoàn hảo để tránh nổi mẩn đỏ trên da.
Hãy thường xuyên tắm gội để rửa trôi hết bụi bẩn, mồ hôi, vi khuẩn, bã nhờn bám trên da, nhất là sau một ngày làm việc mệt nhọc hoặc vừa tập thể dục thể thao ra nhiều mồ hôi. Dù vậy, bạn cũng không nên lạm dụng việc tắm gội vì có thể làm khô da, những ai mới đi ngoài nắng về cũng không nên tắm ngay vì dễ bị cảm.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Làn da vốn rất nhạy cảm, nhất là da mặt nên việc lạm dụng mỹ phẩm có thể gây viêm da, nám da, thậm chí là ung thư. Bạn chỉ nên sử dụng mỹ phẩm khi cần thiết nhất. Ngoài ra, các loại thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay cũng dễ gây dị ứng, viêm da đầu.
Chế độ ăn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng
Ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ để có một làn da khỏe mạnh. Các bệnh da liễu luôn gây ra cho người bệnh sự khó chịu, bất tiện. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì một chế độ ăn uống thiếu các dưỡng chất cần thiết chính là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ngoài da ở nhiều người. Những dưỡng chất để có một làn da khỏe mạnh:
- Vitamin: Giúp duy trì một làn da tươi tắn và ngăn ngừa các bệnh ngoài da một cách hiệu quả. Vitamin có nhiều trong rau xanh, trái cây tươi.
- Muối khoáng và các chất vi lượng khác: Có vai trò rất lớn trong việc góp phần vào sự tổng hợp enzyme, các nội tiết tố và kháng thể cho cơ thể chống lại các bệnh ngoài da thường gặp.
- Glucid và lipid: Giúp tổng hợp globulin trong cơ thể, giúp thành lập kháng thể để bảo vệ cơ thể, từ đó làm giảm sự mẫn cảm của da và giảm hiện tượng viêm của các mô. Glucid có nhiều trong các loại ngũ cốc đó là gạo, ngô, đỗ… và lipid có nhiều trong thịt, sữa, trứng, bơ và các chất béo khác.
Hãy thử sử dụng những cách giúp phòng tránh các bệnh về da trong mùa hè ở trên nhé bạn!
Các giảng viên trường Cao Đẳng Dược Đắk Lắk đã cung cấp kiến thức cần thiết về thuốc Dipolac cho bạn đọc. Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo không áp dụng tự uống thuốc. Để an toàn tốt nhất bạn nên đến thăm khám và điều trị theo liệu trình và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
https://credit-n.ru/offers-zaim/smsfinance/
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
-
Thuốc Halixol có tác dụng long đờm được sử dụng như thế nào?
-
Thuốc Benzylpenicillin sử dụng trong điều trị bệnh gì?
-
Thuốc Mebendazol có liều lượng sử dụng như thế nào?
Từ khóa » Kem Bôi Da Dipolac Có Tác Dụng Gì
-
Thuốc Dipolac: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu ý Khi Sử Dụng | Vinmec
-
Thuốc Bôi Da Dipolac: Tác Dụng, Cách Sử Dụng Và Chống Chỉ định
-
Kem Dipolac G điều Trị Bệnh Gì? Có Những Lưu ý Gì Khi Sử Dụng
-
Dipolac G® Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Dipolac G Tuýp 15g Trị Vẩy Nến, Viêm Da Tiếp Xúc
-
Kem Bôi Da Dipolac – Công Dụng Và Cách Dùng Chi Tiết - PlasmaKare
-
Dipolac G - Ampharco (Việt Nam)
-
Kem Bôi Trị Nấm Da Dipolac G Tuýp 15g-Nhà Thuốc An Khang
-
Tìm Hiểu Tác Dụng Của Thuốc Dipolac G®
-
Thuốc Bôi Ngoài Da Dipolac: Thành Phần, Công Dụng Và Những Lưu ý ...
-
Thuốc Dipolac G Có Tác Dụng Gì? Cách Sử Dụng Tốt Cho Sức Khỏe
-
Thuốc Dipolac G 15g: Chỉ định, Liều Dùng Và Lưu ý Sử Dụng
-
Kem Bôi Dipolac: Công Dụng, Cách Dùng Và Đối Tượng Sử Dụng
-
Kem Bôi Da Dipolac Có Tác Dụng Gì?