KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP ...

Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác được Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:

→ Tham khảo: Chế độ kế toán doanh nghiệp – Thông tư 200

images 6 - KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC

Bên Nợ gồm:

  • Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý;
  • Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị;
  • Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn;
  • Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản;
  • Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí tài chính;
  • Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại là thuê tài chính ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh
  • Kết chuyển chênh lệch giá bán lớn hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại là thuê hoạt động ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh;
  • Nộp vào Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp số tiền thu từ cổ phần hoá doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước;
  • Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước;
  • Các khoản đã trả và đã nộp khác.

>>> Xem thêm: Quy trình đăng ký thành lập công ty.

Bên Có gồm:

  • Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (ch­ưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay đư­ợc nguyên nhân;
  • Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lư­ơng của công nhân viên
  • Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, n­ước ở tập thể;
  • Kinh phí công đoàn vư­ợt chi đư­ợc cấp bù;
  • Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán;
  • Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ;
  • Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay;
  • Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê tài chính;
  • Số chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại của giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động;
  • Phản ánh tổng số tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước; Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
  • Vật tư, hàng hóa vay, mượn tạm thời, các khoản nhận vốn góp hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân;
  • Các khoản thu hộ đơn vị khác phải trả lại;
  • Các khoản phải trả khác.

Đồng thời Thông tư 200 còn quy định số dư bên Có gồm:

  • BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chư­a nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chư­a chi hết;
  • Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết;
  • Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán;
  • Số chênh lệch giá bán cao hơn giá trị hợp lý hoặc giá trị còn lại của TSCĐ bán và thuê lại chưa kết chuyển;
  • Phản ánh số tiền thu về bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước hoặc khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp còn phải trả đến cuối kỳ kế toán;
  • Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác.

Số dư bên Nợ (nếu có):

  • Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vư­ợt chi chưa được cấp bù.

>>> Xem thêm: Tài khoản 331 – Phải trả người bán

Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác có 8 tài khoản cấp 2:

  • Tài khoản 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết: Phản ánh giá trị tài sản thừa chư­a xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền. Trường hợp giá trị tài sản thừa đã xác định được nguyên nhân và có biên bản xử lý thì được ghi ngay vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 338 (3381).
  • Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị.
  • Tài khoản 3383 – Bảo hiểm xã hội: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm xã hội ở đơn vị.
  • Tài khoản 3384 – Bảo hiểm y tế: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm y tế ở đơn vị.
  • Tài khoản 3385 – Phải trả về cổ phần hoá: Phản ánh số phải trả về tiền thu bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước, Khoản chênh lệch giữa giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần lớn hơn giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp;
  • Tài khoản 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp: Phản ánh tình hình trích và thanh toán bảo hiểm thất nghiệp ở đơn vị.
  • Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: Phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm doanh thu chưa thực hiện của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Doanh thu chưa thực hiện gồm doanh thu nhận trước như: Số tiền của khách hàng đã trả trước cho một hoặc nhiều kỳ kế toán về cho thuê tài sản; Khoản lãi nhận trước khi cho vay vốn hoặc mua các công cụ nợ; Và các khoản doanh thu chưa thực hiện khác như: Khoản chênh lệch giữa giá bán hàng trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay, khoản doanh thu tương ứng với giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc số phải chiết khấu giảm giá cho khách hàng trong chương trình khách hàng truyền thống…

Không hạch toán vào tài khoản này các khoản:

– Tiền nhận trước của người mua mà doanh nghiệp chưa cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ;

– Doanh thu chưa thu được tiền của hoạt động cho thuê tài sản, cung cấp dịch vụ nhiều kỳ (doanh thu nhận trước chỉ được ghi nhận khi đã thực thu được tiền, không được ghi đối ứng với TK 131 – Phải thu của khách hàng).

  • Tài khoản 3388- Phải trả, phải nộp khác: Phản ánh các khoản phải trả khác của đơn vị ngoài nội dung các khoản phải trả đã phản ánh trên các tài khoản khác từ TK 3381 đến TK 3387.

Trong bất kỳ lúc nào, nếu bạn đang có bất cứ thắc mắc nào liên quan dịch vụ kế toán, dịch vụ kế toán thuế trọn gói, quyết toán thuế và các vấn đề khác có liên quan bạn có thể liên hệ tới TIM SEN thông qua tổng đài 028.71 069 069 – 0903 016 246 (24/7) để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH TIM SEN

1f3e2 - KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC Địa chỉ: Tòa nhà Hoàng Anh Safomec, Số 7/1 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Tp.HCM, Việt Nam.

260e - KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC Điện thoại: (028) 71 069 069 – Hotline : 0903 016 246

1f4e7 - KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ, PHẢI NỘP KHÁC Email: info@timsen.vn

Xem thêm các bài viết liên quan

  • Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
  • Tài khoản 336 – Phải trả nội bộ

Từ khóa » Hạch Toán Tài Khoản 3383