[Kết Nối Tri Thức] Giáo án Vật Lí 6 Bài 3: Sử Dụng Kính Lúp - Kenhgiaovien

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 3: SỬ DỤNG KÍNH LÚP

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học, HS sẽ:

- Nhận biết được cấu tạo và công dụng của kính lúp.

- Biết cách sử dụng và bảo quản kính lúp.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong học tập.

  1. Năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.

- Năng lực riêng:

  • Năng lực sử dụng kính lúp
  • Năng lực thực hành
  • Năng lực trao đổi thông tin.
  • Năng lực cá nhân của HS.
  1. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, hình thành phẩm chất chăm chỉ, có trách nhiệm…

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- Một số kính lúp cầm tay có số bội giác khác nhau.

  1. Đối với học sinh:

- Vở ghi, sgk

- Vài chiếc lá cây dùng làm vật mẫu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát một số vật nhỏ quen thuộc trong cuộc sống để HS bước đầu nhận ra tác dụng của kính lúp.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS quan sát thực hiện yêu cầu của GV
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV: Tổ chức cho HS dùng kính lúp quan sát các dòng chữ nhỏ trên trang sách, con bọ cánh cứng nhỏ, chiếc lá hoặc dấu vân tay của mình theo nhóm.

+ Yêu cầu HS mô tả những gì quan sát được qua kính lúp so sánh với khi nhìn trực tiếp.

- HS: Thực hiện yêu cầu của GV, mô tả theo quan sát

=> Nêu câu hỏi: Vậy kính lúp có tác dụng gì?

HS chưa cần trả lời, từ đó gv dẫn dắt vào bài mới.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về kính lúp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động quan sát trực tiếp một kính lúp đơn giản để HS tự tìm hiểu được cấu tạo và công dụng của kính lúp.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV Phát cho mỗi nhóm một kính lúp cầm tay và yêu cầu HS mô tả cấu tạo của nó.

+ Hướng dẫn HS quan sát một số kính lúp thông dụng trong Hình 3.1 SGK để nhận biết được bộ phận chính của kính lúp.

+ Yêu cầu HS nêu công dụng của kính lúp.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận.

+ GV quan sát, hướng dẫn HS

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.

+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới

GV: Các kính lúp đều có công dụng phóng to ảnh của một vật được quan sát từ 3 đến 20 lần

I. Tìm hiểu về kính lúp

Công dụng của kính lúp:

- Phục vụ học tập, nghiên cứu khoa học

- Dùng để đọc sách, soi mẫu vải, nghiên cứ tem, sửa chữa đồng hồ, sửa chữa vi mạch điện tử, ...

Trả lời câu hỏi:

- Đọc chữ nhỏ trong sách: Dùng kính lúp để bàn có đèn

- Sửa chữa đồng hồ: Dùng kính lúp đeo mắt.

- Soi mẫu vải: Dùng kính lúp cầm tay

Hoạt động 2: Sử dụng và bảo quản kính lúp

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động sử dụng kính lúp để quan sát rõ các vật nhỏ, HS sẽ tự khám phá được cách điều chỉnh kính lúp để nhìn rõ vật, nhận biết được sự khác biệt về kích thước của vật khi nhìn qua kính lúp so với khi quan sát trực tiếp bằng mắt thường.
  2. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh

Từ khóa » Giáo án Bài Kính Lúp Lớp 11