Kết Nối Với Thể Hệ Z Tại Việt Nam - SPN - Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Phát ...
Có thể bạn quan tâm
Mỗi thế hệ luôn có những nét đặc trưng và độc đáo, thể hiện được những cơ hội duy nhất cho những thương hiệu muốn tiếp cận, thu hút và biến họ thành những khách hàng tiêu dùng trung thành của mình. Trong thập kỷ vừa qua, thế hệ Millennials đã là thế hệ mà các thương hiệu luôn mong muốn kết nối bởi vì năng lực chi tiêu của họ đã dần dần phát triển. Tuy nhiên, đây chính là lúc các thương hiệu của ngành hàng tiêu dùng nhanh nên chuyển sự tập trung của mình sang thế hệ kế tiếp – thế hệ Z hoặc Gen Z. Tại sao lại như vậy? Hiện ở Việt Nam, tính đến năm 2025, thế hệ Z sẽ chiếm khoảng 25% lực lượng lao động quốc gia, và tương đương với khoản 15 triệu người tiêu dùng tiềm năng.
Nếu thương hiệu của bạn muốn thu hút đối tượng này, các bạn cần chú ý nhiều đến các đặc điểm sau đây. Những hiểu biết này được rút ra từ nghiên cứu Thế hệ Z – Người Tiêu Dùng Tương Lai mới nhất, để khám phá các điểm riêng biệt và tương đồng của thế hệ Z so với Millennials (từ 22 đến 35 tuổi).
PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI TRỞ THÀNH MỘT PHẦN THIẾT YẾU TRONG CUỘC SỐNG, TƯƠNG TỰ NHƯ HÌNH THỨC TRUYỀN THÔNG TRUYỀN THỐNG NHƯ TRUYỀN HÌNH.
Giống như thế hệ Millennials, thế hệ này dành một lượng thời gian đáng kể trên các trang mạng truyền thông xã hội và các nguồn video như Instagram, Facebook và YouTube. Tuy nhiên, cách tiếp cận của thế hệ Z đa dạng hơn. Trên Instagram, họ thể hiện bản thân mình hoặc đăng tải những hoạt động hàng ngày hoặc những sản phẩm mà họ sử dụng. Trên Zalo, họ gửi tin nhắn cho bạn bè và gia đình. Trên Facebook, họ thu thập thông tin, chia sẻ những khoảnh khắc thực tế hoặc bày tỏ ý kiến và niềm tin của họ. Trên YouTube, họ tìm kiếm nội dung hấp dẫn và giải trí. Nói cách khác, họ chia sẻ một số loại nội dung nhất định trên các kênh mạng xã hội cụ thể. Tất cả điều này có thể được thực hiện thông qua một cái chạm nhẹ, hoặc các tương tác nhỏ có thể xảy ra chỉ một vài giây thông qua chiếc điện thoại thông minh, đó là vật dụng cá nhân mà họ không thể sống thiếu. Tuy nhiên, thế hệ Z không chỉ có thể tiếp cận được trên các nền tảng truyền thông xã hội. Với 90% thế hệ Z xem truyền hình mỗi ngày, quảng cáo trên kênh truyền thông truyền thống có thể được sử dụng hiệu quả như việc đăng tải nội dung thông qua các kênh truyền thông xã hội. Vì vậy, việc nhìn nhận đúng thông điệp trên các phương tiện phù hợp vào đúng thời điểm là điều quan trọng.
90% ĐÁP VIÊN THẾ HỆ Z NÓI RẰNG HỌ XEM TRUYỀN HÌNH MỖI NGÀY.
HỌ LÀ MỘT THẾ HỆ CÓ NHIỀU ĐÒI HỎI HƠN CHO SẢN PHẨM HAY DỊCH VỤ.
Thế hệ gen Z là nhóm khách hàng lạc quan nhất và ít dè dặt nhất, có khả năng là do môi trường và điều kiện nuôi dưỡng. Thế hệ Z trưởng thành trong một thời kỳ thịnh vượng về kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, họ luôn đòi hỏi nhiều hơn. Gần một nửa số đáp viên có sự yêu thích thương hiệu thể hiện giá trị và văn hóa Việt Nam với yếu tố vượt thời gian hoặc cổ điển. Ngoài ra, họ quan tâm đến các vấn đề xã hội khác nhau bao gồm trách nhiệm xã hội, vấn đề môi trường và bình đẳng giới. Đối với những doanh nghiệp muốn thu hút nhóm này, hãy luôn sẵn sàng để tạo ra một thương hiệu đích thực với những giá trị độc đáo mà họ có thể cảm nhận.
GẦN MỘT NỬA CÁC THƯƠNG HIỆU THẾ HỆ Z ỦNG HỘ THƯƠNG HIỆU CÓ THỂ CHUYÊN CHỞ CÁC GIÁ TRỊ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM.
THẾ HỆ GEN Z CỞI MỞ VỚI NHỮNG TRẢI NGHIỆM MỚI
Thế hệ Z thích trải nghiệm những thương hiệu mới. Với 40% của thế hệ Z trong nghiên cứu luôn sẵn lòng thử các trải nghiệm thú vị ngay cả khi họ đã thường xuyên sử dụng thương hiệu quen thuộc, đây trở thành một cơ hội rất lớn cho các thương hiệu để thu hút thế hệ này với các trải nghiệm khách hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ thú vị, sáng tạo hay độc đáo. Hơn nữa, sự trung thành của thế hệ này đối với một thương hiệu là khá thấp do sự tò mò và tính ngẫu hứng của họ. Chỉ có một phần tư đáp viên thế hệ Z cho biết họ có xem xét một thương hiệu cẩn thận trước khi mua và họ không muốn chuyển đổi thương hiệu.
40% THẾ HỆ Z TRONG NGHIÊN CỨU LUÔN SẴN LÒNG CHO CÁC TRẢI NGHIỆM THÚ VỊ MẶC DÙ HỌ CÓ THƯƠNG HIỆU QUEN THUỘC THƯỜNG HAY SỬ DỤNG.
Tương lai đã chạm ngõ. Thế hệ Millennials đã chiếm đa số lực lượng lao động. Và chỉ không lâu sau, thế hệ Z dự kiến sẽ tạo ra một tác động đáng kể không kém.
Liệu các thương hiệu có quan tâm đối tượng người tiêu dùng Thế hệ Z không? Các thương hiệu có muốn xây dựng chiến lược truyền thông tiếp thị hiệu quả không? Hãy liên hệ với chúng tôi về thông tin của báo cáo “Thế hệ Z tại Việt Nam” và khi các thương hiệu cần tìm giải pháp để kết nối với thế hệ Z.
Nguồn: Nielsen Việt Nam
Từ khóa » Gen Z Tại Việt Nam
-
Thế Hệ Z đã Sẵn Sàng Cho Kỷ Nguyên Số? - PwC
-
Kết Nối Với Thế Hệ Z Tại Việt Nam - Nielsen
-
"Gen Z" - Thế Hệ Lao động Hiệu Quả Mới
-
Thế Hệ Trẻ Việt Nam đã Sẵn Sàng Cho Kỷ Nguyên Số? - Bao Kiem Toan
-
Thế Hệ Trẻ Nhất Việt Nam đang Chuẩn Bị Những Gì Cho Nền Kinh Tế Số
-
Thế Hệ Z ở Việt Nam Và Cách Họ Làm Việc | Vietcetera
-
Thế Hệ Gen Z ở Việt Nam - Báo Cáo Nghiên Cứu Thị Trường | Q&Me
-
7 đặc điểm Khiến Thế Hệ Gen Z Việt Nam, Dù Chưa Kiếm Ra Nhiều Tiền ...
-
Hiểu Rõ Hơn Thế Hệ Z Tại Việt Nam - Xu Hướng Tiếp Cận Hiệu Quả
-
Thế Hệ Z Tại Việt Nam đã Sẵn Sàng Cho Kỷ Nguyên Số?
-
Gen Z Là Gì? Thế Hệ Z Trong Mắt Các Gen Khác | Glints
-
Thế Hệ MillenialZ Tại Việt Nam Tiêu Dùng Và Mua Sắm Như Thế Nào?
-
Gen Z Là Gì? Thế Hệ Gen Z Có Gì đặc Biệt - TripleR
-
Gen Z - Thế Hệ Thống Trị Xu Hướng đầu Tư Tiêu Dùng Trong Tương Lai