Kết Quả Xét Nghiệm CK Toàn Phần Phản ánh điều Gì? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. CK là chất gì?
CK là tên viết tắt của một enzyme trong cơ thể là Creatine Kinase. Enzym này có vai trò xúc tác phản ứng:
Creatine + ATP <──> Creatine - phosphat + ADP
Đây là loại enzym có mặt ở màng trong ty thể, trong các sợi cơ và trong tế bào chất của cơ.
Có thể quan sát thấy enzym này đã xúc tác cho phản ứng tạo ra năng lượng ADP. Chính vì vậy, CK có vai trò đặc biệt trong việc cung cấp năng lượng cho các mô trong cơ thể, đặc biệt là mô cơ.
Ngoài ra, CK còn tham gia vào vận chuyển nhóm phosphat năng lượng cao từ ty thể vào tế bào chất, sử dụng trong hoạt động co cơ.
Hình 1: CK được tìm thấy ở các cơ, chủ yếu ở cơ tim
CK có bản chất là protein và được cấu tạo bởi 2 chuỗi polypeptide có nguồn gốc khác nhau là chuỗi M (nguồn gốc cơ) và chuỗi B (nguồn gốc não).
Enzym này được tìm thấy chủ yếu ở cơ tim, cơ vân và mô não với một lượng nhỏ. Tất cả các bệnh lý có có tác động đến các mô cơ trong cơ thể đều có thể làm tăng nồng độ CK toàn phần trong máu.
Có thể tách CK thành 3 loại isoenzyme khác nhau đó là:
+ CK - BB: được tìm thấy trong não và cơ trơn của phổi.
+ CK - MB: tồn tại chủ yếu trong cơ tim.
+ CK - MM: thấy chủ yếu trong các cơ vân.
Trong điều kiện bình thường, huyết thanh người chứa chủ yếu CK dạng CK - MM, CK - MB chiếm khoảng 5% và CK - BB là không đáng kể.
2. Mục đích của xét nghiệm CK
Xét nghiệm CK toàn phần được dùng để hỗ trợ chẩn đoán nhồi máu cơ tim và các tình trạng hoại tử cơ. Xét nghiệm này thường được kết hợp với xét nghiệm CK - MB để chẩn đoán, phân biệt bệnh nhân bị đau thắt ngực; bệnh nhân có cơn đau tim hay có dấu hiệu của một cơn đau tim.
Trong bệnh nhồi máu cơ tim thường thấy CK tăng trước khi transaminase và LDH tăng. Giá trị CK toàn phần sẽ tăng ngay từ giờ thứ 4 và đạt đỉnh ở giờ thứ 18 - 24 sau khi có cơn nhồi máu. Nồng độ CK thường tăng cao trong khoảng 2 - 3 ngày và trở về bình thường vào khoảng ngày thứ 4. Chỉ số CK thường kết hợp với các chỉ số khác: CK MB, troponin T,... để chẩn đoán và theo dõi bệnh nhồi máu cơ tim
Hình 2: Xét nghiệm CK hỗ trợ chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim
Nồng độ CK - MB tăng lên cùng lúc với CK toàn phần. Giá trị xét nghiệm CK tỷ lệ thuận với mức độ nặng của cơn nhồi máu. Nếu nồng độ CK tăng sau 4 ngày bị nhồi máu có thể nghĩ tới bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim tái phát.
3. Kết quả xét nghiệm CK toàn phần bình thường là bao nhiêu?
Xét nghiệm được phân tích trên huyết thanh được tách từ máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Giá trị bình thường của xét nghiệm có sự khác nhau giữa nam và nữ.
+ Nam giới: 38 - 174 U/L ở 37 độ C.
+ Nữ giới: 26 - 140 U/L ở 37 độ C.
Xét nghiệm thường được kiểm tra nhắc lại 3 - 4 lần trong vòng 4 - 24 giờ ở những bệnh nhân có cơn đau ngực kéo dài.
- Một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả:
+ Máu bị vỡ hồng cầu.
+ Sau khi tiêm bắp do làm tổn thương đến mô cơ.
+ Bệnh nhân bị chấn thương vùng cơ hoặc sau phẫu thuật.
- Những nguyên nhân chính làm tăng nồng độ CK toàn phần là:
+ Bệnh tai biến mạch máu não cấp.
+ Lạm dụng nhiều bia rượu.
+ Loạn thần, co giật.
+ Chấn thương não
+ Bệnh viêm đa cơ.
+ Nhồi máu cơ tim, nhồi máu phổi.
+ Tiêu cơ vân.
+ Giảm kali máu.
+ Chức năng tuyến giáp suy giảm.
+ Dùng thuốc: ampicillin, lithium,thuốc chống đông, morphin,...
+ Tập thể dục cường độ cao, gắng sức ( cử tạ, các buổi tập thể thao dài).
Hình 3: Nhồi máu cơ tim làm tăng nồng độ CK toàn phần trong máu
- Những nguyên nhân chính làm giảm nồng độ CK toàn phần là:
+ Bệnh lý về gan, có khối u di căn.
+ Giảm khối lượng cơ của cơ thể: người già.
- Tăng nồng độ CK - BB thường gặp trong bệnh lý về não như tai biến mạch máu não, u não,.... Bên cạnh đó, nồng độ này còn tăng trong các trường hợp ung thư như ung thư vú , phối, tuyến tiền liệt hoặc gặp khi nhồi máu phổi, sốc.
- Tăng nồng độ CK - MB: gặp ở những người mắc các bệnh lý về tim mạch như viêm cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim,...
- Tăng CK - MM gặp trong các bệnh về cơ như viêm cơ, hoại tử cơ, tiêm bắp nhiều lần, động kinh, điện giật,... giảm kali máu; suy chức năng tuyến giáp.
4. Ý nghĩa của xét nghiệm CK toàn phần
- Trong trường hợp nghi ngờ có tổn thương mạch vành, định lượng CK giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim cà giúp theo dõi tiến triển của bệnh.
- Khi kết hợp với xét nghiệm khác như định lượng Cholesterol máu có thể gợi ý đến tình trạng suy giáp.
- Trong trường hợp LDH, hay các xét nghiệm men gan đều tăng thì xét nghiệm CK giúp phân biệt bệnh lý về gan với bệnh về tổn thương cơ.
- Xét nghiệm CK và CK - MM giúp chẩn đoán viêm đa cơ.
5. Một số biện pháp phòng ngừa nhồi máu cơ timCK toàn phần
Nhồi máu cơ tim nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các tai biến nguy hiểm. Nên duy trì sức khỏe tốt để tránh bị bệnh, một số gợi ý giúp bạn phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim là:
- Có chế độ ăn uống ngủ nghỉ sinh hoạt khoa học: bổ sung thêm vitamin C cho cơ thể để tăng sức đề kháng, hạn chế ăn các đồ ăn chứa nhiều chất béo.
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích vì nó sẽ ảnh hưởng đến hệ tim mạch.
- Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm hay khi cơ thể có những biểu hiện bất thường.
Xét nghiệm CK toàn phần rất có giá trị trong chẩn đoán sớm bệnh lý nhồi máu cơ tim. Các cơ sở y tế đều có thể thực hiện xét nghiệm này, tuy nhiên bạn nên chọn cơ sở tin tưởng để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
Hình 4: Trung tâm Xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với trang thiết bị hiện đại, đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang thực hiện xét nghiệm CK toàn phần mỗi ngày, bên cạnh đó bệnh viện cũng triển khai thực hiện hơn 500 loại xét nghiệm khác từ cơ bản đến chuyên sâu để phục vụ chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất cho khách hàng. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm đã trở thành một địa chỉ xét nghiệm uy tín, được nhiều người đánh giá cao về chất lượng và dịch vụ. Gọi điện đăng ký khám bệnh hoặc để giải đáp những vướng mắc theo số tổng đài 1900565656.
Từ khóa » định Lượng Cpk
-
Xét Nghiệm Creatine Phosphokinase Trong Máu Chẩn đoán Nhồi Máu ...
-
CPK (creatin Phosphokinase Và Các Isoenzym): ý Nghĩa Lâm Sàng Chỉ ...
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Creatin Phosphokinase Trong Máu
-
Xét Nghiệm Creatin Phosphokinase Máu
-
Xét Nghiệm CK/ CPK - Bác Sĩ Lực
-
Chỉ Số CPK Là Gì? - Báo Thanh Niên
-
Sinh Hóa Creatinin - Hello Bacsi
-
[Xét Nghiệm 23] Creatin Phosphokinase (CPK Hay CK) Và Các ...
-
Xét Nghiệm Creatin Phosphokinase (CPK) Và Các Isoenzym
-
Chỉ Số Cpk Là Gì - TTMN
-
ĐỊNH LƯỢNG CREATINE KINASE (CK) - Health Việt Nam
-
Các Chỉ Số Cpk Là Gì ? Thông Tin Về Chỉ Số Khả Năng Xử Lý Khả ...
-
Creatin Kinase – Wikipedia Tiếng Việt
-
Xét Nghiệm CK Là Gì Và Những Ai Cần Làm Xét Nghiệm CK - Medlatec