Keycap ảnh Hưởng Tới Cảm Giác Bấm Như Thế Nào?

0 (0)

Ta nói cảm giác bấm trên bàn phím phụ thuộc rất nhiều yếu tố

Trong đó riêng keycap đã chiếm tới 50% rồi

– Switch: 30%

– Case: 10%

– Plate: 5%

còn lại cho độ hoàn thiện phím, tuổi thọ, cảm xúc của người chơi nữa.

1. Nói về switch:

Rõ ràng mỗi loại switch khác nhau lại cho cảm giác bấm khác nhau

Ông Cherry mang lại sự ổn định, đặc biệt là các bản classic tiêu chuẩn của nó, nhựa đen xì, đầm tay, kết nhất là Black. Mình khoái bọn này hơn đám Cherry RGB với nhựa trong suốt.Ông Kailhua thì có đám Kailhbox khá ổn, Clicky trên đám box này thực sự phê. Tiếng của nó thanh thoát hơn, dứt khoát hơn so với blue cherry, mình team Liner nhưng cũng đang đợi hàng về để làm thêm 1 em custome White kailhbox nữa

Rôi Gateron, Otemu cũng có những dòng sản phẩm cao cấp của riêng như.Switch giờ nó ra 1 nùi chắc hơn trăm loại khác nhau. chung quy lại chỉ có 3 team: Clicky, Tactile, Liner

Nhưng với mình thì switch chỉ chiếm khoảng 30% cảm giác bấm mà thôi. Vì 1 con case ngon thì ông lắp otemu, kailhbox, gateron được lube đầy đủ, mod lò xò nếu cần, sạch sẽ bấm đều ngon cả. Sự chênh lệch đi kèm với giá thành của switch.

2. Nói về case, plate:

Case nhôm, đồng, bê tông, gang thép bao giờ cũng đầm, nặng, chắc chắn và mang lại cảm giác bấm tốt hơn case nhựa, gỗ, mica….

– Case càng nặng thì khả năng giảm rung chấn càng nhiều, giúp cho plate cứng cáp, chắc chắn hơn, đương nhiên rồi.

– Case nhôm gần như được sử dụng khá nhiều ở các phiên bản custome từ trung cấp tới cao cấp bởi nó dễ chế tác, cnc, giá thành hợp lý cùng chất lượng mang lại cao cấp hơn hẳn case nhựa.

– Đơn cử như Keychron K2, có 2 chiếc bản nhôm và nhựa trên tay đã thấy sự khác nhau trong cảm giác bấm rồi. Mặc dù case nhôm của K2 không phải nguyên khối.

– Plate thì mình chưa thấy sự khác biệt lắm, chắc cần trau dồi thêm :)) cũng chưa có điều kiện rã hàn, thay plate các kiểu, nhưng dự đoán plate càng cứng, càng nặng thì sẽ càng cho cảm giác bấm tốt hơn. Điển hình như plate thép lởm lởm ở mấy con keycool, sm608r đời đầu vẫn cho cảm giác bấm tốt hơn mấy con plate mica hoặc nhôm mỏng.

3. Một yếu tố tuy nhỏ nhưng cũng cần nhắc đến là về người assem và người trải nghiệm

– Các sản phẩm OEM theo dây chuyền sản xuất cũng khá quan trọng. Độ hoàn thiện có tốt không, các phần có khớp với nhau không. Một số trường hợp mình phải cân chỉnh lại trước khi giao hàng cho người khác. Ví dụ điển hình như các sản phẩm của Akko, keycap thường không được lắp kịch chân, gây hiện tượng keycap thò thụt :)) Các sản phẩm của Kananic thi thoảng có vết bẩn ở bề mặt, mặc dù hàng mới 100% nguyên hộp…. Các sản phẩm như Anne, keycool, Ganss và cao cấp hơn… thì khá yên tâm.

– Bàn phím custome cần assem cũng nên chọn thợ có tay nghề chút, vì thợ cũng có thợ this thợ that. Làm phát cả loạt cho nhanh, hay làm tới đâu cân chỉnh tới đó, nó tốn thời gian, công sức. Thợ tính cẩu thả hay tỉ mẩn nữa. Tôi đã chứng kiến ông thợ dùng máy khò, khò vàng luôn cái mạch hoặc đập bộp bộp vào con phím nào đó để nó bung con ốc ra :))

– Trải nghiệm người dùng là một thứ gì đó khá trừu tượng. Ví dụ ông mới chơi lần đầu, gõ con phím 800k thấy ngon. Nhưng ông chơi 3 năm mấy con phím 3 củ, thử đủ loại keycap thì đừng hỏi cái độ khó tính. Mà tiền nào của đó nên cái này chỉ mang tính chất tham khảo, không nên lấy sở thích của ai đó làm tiêu chuẩn đánh giá cho mình. Tiền của mình thì nên sờ tận tay, zay tận zú.

Nhớ là sờ tận tay, zay tạn zú nhé

4. Keycap là yếu tố mang lại nhiều cảm giác, cảm xúc nhất

– Nói thẳng ra, với người dùng phổ thông, bàn phím đơn giản là công cụ nhập liệu, bàn phím cơ may chăng thì cho cảm giác yên tâm rằng nó sẽ bền, led lủng này nọ, bấm tốt hơn xíu, 3 củ hay 600k thì ngon hơn tí :))

– Đối với người chơi thì bàn phím nó lại là công cụ để chơi keycap, khoe hàng là chính. Nên chuyện bộ keycap giá bằng hoặc đắt hơn hẳn con phím là binh thường. Con phím loanh quanh 1 củ 5, thì bộ keycap 2 củ, 3 củ là bình thường nuôn. Nhưng chắc hiếm có ai chơi con phím 3 4 củ đi lắp bộ keycap 2-300k trừ khi là stock :))

Keycap có khá nhiều loại:

– Từ profile: tính ra cũng cả chục loại: OEM, cherry, SA, XDA, DSA, MDA, KT4…. mỗi loại lại cho cảm giác bấm khác nhau- Rồi đến chất liệu: ABS, PBT, Pom…. Cá nhân mình thì thấy nhựa ABS sẽ cho cảm giác bấm tốt hơn ở phân khúc trung cấp tới cao cấp, PBT thì tầm 1m đổ lại cho cảm giác bấm tốt hơn.

– Công nghệ đúc: double shot, dyesub. mình khoái đám 2 shot hơn. ký tự sắc nét, lên mầu chuẩn, đặc biệt ở đám ABS. Và đương nhiên lợi thế hơn ở Profile SA, khi mà keycap to, rộng, đều đặn hơn PBT dù là 2shot hay dyesub ( do đặc tính vật lý của PBT, có thể google thêm )

– Đơn cử như trong trường hợp Keychron K2. keycap stock nhựa ABS phủ mực siêu mỏng cánh. Có thể nói là loại keycap chất lượng kém nhất hệ mặt trời. Nhưng thay áo cái, bộ SA maxkey tầm trung thôi. Cảm giác khác biệt đến từ những lần chạm đầu tiên. Âm thanh vang, ổn định và chắc nịch hơn bao giờ hết. Vì về cơ bản K2 ( bản case nhôm ) có độ hoàn thiện khá ổn, đáp ứng các yếu tố ở trên như đã nói.( ở đây chỉ nói về ảnh hưởng cảm giác bấm từ keycap, không review phím )

Mặt trong SA maxkey và stock K2

5. Kết luận:

– Chọn nhu cầu switch, layout bàn phím phù hợp với nhu cầu và túi tiền, nên chọn loại tốt tốt tí loanh quanh 1tr5 trở lên. Có tiền chơi custome càng tốt sẽ mang lại cảm giác bấm tốt hơn và ổn định hơn.

– Thử qua một vài profile keycap trước coi thằng nào phù hợp rồi quất. Cá nhân mình đã thử đủ loại và dừng ở SA Profile ( loại này cao, cần có kê tay )

– Mọi lời review, khen chê trên mạng chỉ mang tính chất tham khảo, nên xách mông tới các shop gần nhất hoặc mượn bạn bè sờ mó thực tế để có trải nghiệm.

#mechanicalkeyboard #niemvuinho_congdongto

Phân biệt các loại switch tại đây

Bố cục, layout bàn phím cơ tại đây

Facebook Vietgear.vn

Bài viết này có hữu ích không?

Nếu hữu ích hãy để lại đánh giá 5* cho Vietgear.vn nha!

Gửi đánh giá.

Điểm trung bình: 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có lượt đánh giá. Bạn là người đầu tiên đấy!

Từ khóa » Keycap Xda Là Gì