Khả Năng Ngoại Ngữ Nên được Trình Bày Thế Nào Trong Hồ Sơ Xin Việc?
Có thể bạn quan tâm
Khả năng sử dụng ngoại ngữ là một trong những điểm cộng giúp ứng viên gây ấn tượng với nhà tuyển dụng (NTD). Yếu tố ngoại ngữ góp phần tác động các NTD có gọi ứng viên đi phỏng vấn hay không. Tuy nhiên, có thực sự là khả năng ngoại ngữ luôn luôn liên quan đến quyết định của NTD? Làm thế nào để bạn thể hiện các kỹ năng ngoại ngữ trong CV?
Nội dung bài viết
- Tại sao các NTD quan tâm tới khả năng ngoại ngữ của ứng viên?
- Khi nào ứng viên nên “show” ra kỹ năng ngoại ngữ?
- Khi ngoại ngữ liên quan tới công việc, vai trò, vị trí bạn ứng tuyển.
- Đã từng có trải nghiệm
- Nên thể hiện khả năng ngoại ngữ ở đâu?
- Làm thế nào để miêu tả trình độ ngoại ngữ?
- Chọn “level” của bạn
- Bắt đầu
- Trung bình
- Tốt
- Thông thạo
- Như người bản xứ
- Đưa ra các chứng chỉ, bằng cấp để chứng minh
- Chọn “level” của bạn
- Những lỗi cần tránh khi thể hiện khả năng ngoại ngữ trên hồ sơ
- Nói dối
- Monoglot – Chỉ biết một ngôn ngữ
Tại sao các NTD quan tâm tới khả năng ngoại ngữ của ứng viên?
Không có khả năng giao tiếp với khách hàng, đồng nghiệp hay quản lý; sẽ không có doanh nghiệp nào tồn tại. Nhất là trong thời buổi toàn cầu hóa; đồng nghiệp hay khách hàng thậm chí là sếp của bạn đều có thể là người nước ngoài. Bên cạnh đó, các nhà tuyển dụng tìm kiếm các ứng viên có khả năng ngoại ngữ bởi nó phần nào cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách truyền đạt thông tin của ứng viên tới người khác.
Sở hữu các kỹ năng về ngôn ngữ không chỉ cung cấp cho bạn nền tảng để giao tiếp; nó còn là phản ánh về trình độ văn hóa của bạn. Điều này ngày càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp khi nền kinh tế toàn cầu hóa trên tất cả các lĩnh vực.
Tham khảo mẫu CV chuyên nghiệp, miễn phí của TopCV để tăng 80% cơ hội được gọi đi phỏng vấn: https://www.topcv.vn/mau-cv
XEM THÊMKhi nào ứng viên nên “show” ra kỹ năng ngoại ngữ?
Khi ngoại ngữ liên quan tới công việc, vai trò, vị trí bạn ứng tuyển.
Điều này có vẻ đã quá rõ ràng. Khi khả năng ngoại ngữ của bạn có liên quan đến công việc mà bạn hy vọng sẽ đảm nhận, bạn nên thể hiện chúng. Tuy nhiên, không phải NTD nào cũng yêu cầu khả năng ngoại ngữ trong bản mô tả công việc gửi tới ứng viên. Tới đây, bạn cần suy nghĩ công việc hàng ngày của bạn nếu trúng tuyển là gì. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí trợ lý bán lẻ; nhiều khả năng việc biết nhiều hơn 1 ngôn ngữ sẽ giúp bạn giao tiếp với khách hàng tốt hơn. Nếu bạn làm việc trong bộ phận hỗ trợ khách hàng; hãy tìm hiểu xem công ty đặt trụ sở ở bao nhiêu nước. Bạn có thể tự tìm hiểu trước.
Một nguyên tắc nhỏ là, nếu bạn sẽ làm việc với đám đông như là một phần quan trọng trong vị trí công việc, thì kỹ năng ngôn ngữ của bạn có thể có liên quan.
>> Xem thêm: Cách thể hiện trình độ tiếng Anh điêu luyện của bạn qua CV
Đã từng có trải nghiệm
Kỹ năng ngoại ngữ là điểm cộng lớn khi thêm vào hồ sơ của bạn. Đặc biệt, bạn viết CV khi còn đang đi học hoặc chuẩn bị ra trường tìm việc; khả năng ngoại ngữ phần nào thể hiện khả năng dễ tiếp thu, nhanh học hỏi và ứng dụng vào thực tế khi đi làm.
Chẳng hạn, trong hồ sơ tình nguyện viên gửi Avery; họ thường highlight phần khả năng ngoại ngữ như tham gia vào tổ chức AIESEC – tổ chức có trụ sở trên toàn thế giới.
Nên thể hiện khả năng ngoại ngữ ở đâu?
Nơi bạn viết về khả năng ngoại ngữ phụ thuộc vào mức độ thành thạo ngôn ngữ và mức độ ứng dụng vào tình huống thực tế của bạn. Nếu các kỹ năng ngoại ngữ cần thiết bắt buộc cho vị trí ứng tuyển của bạn; hãy dành một phần cụ thể để viết về chúng. Tuy nhiên nếu kỹ năng ngoại ngữ chỉ là điểm ưu tiên hoặc không nhất thiết liên quan đến vị trí ứng tuyển của bạn, bạn có thể đưa chúng vào phần học vấn hoặc kỹ năng hay kinh nghiệm trước đó.
Làm thế nào để miêu tả trình độ ngoại ngữ?
Chọn “level” của bạn
Nhà tuyển dụng cần có một cách thức cụ thể hữu hình để đánh giá khả năng của bạn. Hãy kiểm tra xem mình đang ở mức độ nào:
Bắt đầu
Nếu mới bắt đầu học ngoại ngữ, bạn có thể nhà tuyển dụng biết. Ở mức độ này, bạn có thể biết một số từ và cụm từ cơ bản, nhưng bạn không có hiểu biết thực sự về ngữ pháp.
Trung bình
Một người có kỹ năng ngoại ngữ trung bình có thể sử dụng ngôn ngữ đó để giao tiếp tuy nhiễn vẫn gặp khó khăn. Bạn không thể nói với tốc độ của người bản xứ và vốn từ vựng của bạn có phần hạn chế. Tuy nhiên, bạn có thể tổ chức các cuộc hội thoại bằng ngôn ngữ và có trình độ đọc hiểu đầy đủ.
Tốt
Kỹ năng ngoại ngữ thành thạo, có khả năng nói, viết và đọc một ngôn ngữ mà không gặp nhiều khó khăn. Bạn thấy mình không gặp khó khăn gì khi sử dụng ngoại ngữ giống như trong mô tả công việc, tuy nhiên, bạn chưa thông thạo hoàn toàn. Bạn có thể cần người bản ngữ nhắc một vài điều và gặp khó khăn trong việc hiểu một số từ.
Thông thạo
Bạn có thể đọc, viết và nói ngoại ngữ trôi chảy, không suy nghĩ do dự.
Như người bản xứ
Đây là mức độ cao nhất của những người sử dụng ngoại ngữ. Bạn giao tiếp, đọc, viết tự nhiên, thông thạo như người bản xứ. Bạn không hề gặp trở ngại khi giao tiếp. Ngôn ngữ trở thành dòng chảy tự nhiên trong người bạn.
Đưa ra các chứng chỉ, bằng cấp để chứng minh
Một khía cạnh khác của việc mô tả kỹ năng ngoại ngữ của bạn là cung cấp các chứng chỉ, bằng cấp chứng minh cho cấp độ cụ thể của bạn. Bạn có thể liên hệ và tham gia kỳ thi của các Hội đồng kiểm tra trình độ ngoại ngữ Quốc tế để đánh giá cấp độ khả năng ngoại ngữ của bạn tốt nhất. Chẳng hạn, đối với tiếng Anh chúng ta có chứng chỉ IELTS, TOEFL hay TOEIC,… để đánh giá mức độ sử dụng ngoại ngữ của bạn…
Những lỗi cần tránh khi thể hiện khả năng ngoại ngữ trên hồ sơ
Nói dối
Bạn không được nói dối về trình độ ngoại ngữ của mình trên sơ yếu lý lịch. Các nhà tuyển dụng sẽ thẳng tay loại bỏ hồ sơ của bạn nếu họ nghi ngờ bạn nói dối. Bởi năng lực sẽ được bộc lộ khi va chạm với thực tế. Nếu bạn nói dối về khả năng của mình, bạn không thể nào làm tốt công việc bạn đang ứng tuyển. Điều này cũng sẽ gây lãng phí thời gian của bạn. Mặt khác, nếu bạn nói dối về khả năng ngoại ngữ và nó không phù hợp với vị trí ứng tuyển của bạn; điều này sẽ không tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng như bạn đang nghĩ đâu. Sự trung thực là điều cần nhất.
Monoglot – Chỉ biết một ngôn ngữ
Nếu bạn là người chỉ biết một ngôn ngữ, tốt nhất là không nên ghi kỹ năng ngoại ngữ vào trong hồ sơ xin việc. Sẽ không cần thiết nếu bạn viết bạn thành thạo tiếng Anh trong khi bạn đang ứng tuyển tại một nước nói tiếng Anh và hồ sơ xin việc viết bằng tiếng Anh. Điều này sẽ chỉ làm hồ sơ của bạn thêm dài dòng mà thôi.
——————————–
Tải App TOPCV Mobile để có trải nghiệm tuyển dụng dễ dàng ngay trên
IOS: https://apple.co/2TSeTJAAndroid: http://bit.ly/2FnLblz
Để tự thiết kế và sở hữu những mẫu CV đẹp chuẩn, đừng chần chừ hãy click vào:https://www.topcv.vn/mau-cv
Bạn đang tìm việc và muốn cập nhật những công việc HOT nhất, hãy truy cập ngay: https://www.topcv.vn/viec-lam
Từ khóa » Khả Năng Tiếng Anh Trong Cv
-
Trình Bày Trình độ Tiếng Anh Trong CV Như Thế Nào?
-
Cách Ghi Trình độ Ngoại Ngữ Trong CV Sơ Yếu Lý Lịch - EduLife
-
CÓ NÊN đưa Khả Năng Ngoại Ngữ Vào CV Của Mình Không ...
-
Hướng Dẫn Cách Viết Trình độ Tiếng Anh Trong CV Cưa đổ NTD
-
Cách Thể Hiện Khả Năng Ngoại Ngữ Trong CV ‹ GO Blog
-
Trình độ Ngoại Ngữ Ghi Gì? Cách Ghi Trình độ Tiếng Anh Trên CV?
-
Cách Thể Hiện Trình độ Tiếng Anh Trong CV Xin Việc Của ứng Viên
-
Những Từ “Nên” Và “Không Nên” Sử Dụng Khi Viết CV Tiếng Anh
-
Cách Ghi Trình độ Tiếng Anh Trong CV Dành Riêng Cho Bạn - Vieclam123
-
Cách Viết Kỹ Năng Trong CV Tiếng Anh để Lại ấn Tượng Cực Tốt
-
Cách Viết Trình độ Ngoại Ngữ Trong CV Xin Việc - Joboko
-
Mẹo Viết Và Mẫu Skills Trong CV Xin Việc Tiếng Anh - Thủ Thuật
-
Tất Tần Tật Những điều Bạn Cần Biết Về Kỹ Năng Viết CV Tiếng Anh
-
Tổng Hợp Kỹ Năng Mềm Tiếng Anh Có Thể đưa Vào CV Xin Việc