Trình Bày Trình độ Tiếng Anh Trong CV Như Thế Nào?

Bạn có biết rằng, cơ hội sở hữu việc vị trí việc làm ưng ý với mức thu nhập cao và nhiều chế độ hấp dẫn sẽ đến một ứng viên có trình độ tiếng Anh cao hơn 80% so với một ứng viên không có thế mạnh ngoại ngữ? Tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng show thứ vũ khí bí mật đó để chinh phục nhà tuyển dụng đúng cách. Bạn đang băn khoăn bí quyết để trình bày trình độ tiếng Anh trong CV như thế nào? Đọc ngay bài viết sau nhé.

Download CV xin việc

1. Tầm quan trọng của trình độ tiếng Anh trong bản CV

Trình bày trình độ tiếng Anh trong CV

Xu hướng thể hiện trình độ tiếng Anh trong CV như một phương tiện để tìm kiếm cơ hội việc làm tại các công ty quốc tế đang là lựa chọn hot của nhiều bạn trẻ hiện nay. Nhưng tầm quan trọng của một CV show trình độ tiếng Anh của ứng viên không dừng lại ở phạm vi quốc tế mà còn một trong những tiêu chuẩn để những công ty trong nước sàng lọc ứng viên cho nhiều vị trí quan trọng. 

Điều đó có nghĩa là, bên cạnh những nhân tố quan trọng thuộc về trình độ học vấn trong CVtrình độ chuyên môn, các kỹ năng trong CV, mục tiêu nghề nghiệp là gì, kinh nghiệm làm việc trong CV, thông tin cá nhân trong CV, khả năng ngoại ngữ tiếng Anh kèm theo chứng chỉ trong CVVề ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới, nó đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc quyết định việc bạn có được một cuộc phỏng vấn với nhà tuyển dụng hay không mà còn ảnh hưởng đến thu nhập và cơ hội phát triển của bạn sau đó. 

Nhưng thường thì, có người vẫn có rằng kỹ năng ngoại ngữ của một ứng viên chỉ đơn thuần được thể hiện khi họ tạo CV tiếng anh và cố gắng làm sao trong bản CV tiếng Anh đó thể hiện được “độ siêu đẳng” của mình bằng việc nhồi nhét những từ chuyên ngành hay những cấu trúc phức tạp, những câu dài. Điều này nhiều khi mang lại tác dụng ngược trong việc hút nhà tuyển dụng mà còn tạo ra cho họ tâm lý bạn đang cố tình “sinh ngoại” để “khoe chữ” chứ không hề có nhã ý dùng trình độ đó để ứng dụng vào công việc. Thực tế là, vai trò của trình độ tiếng Anh thể hiện trong bản CV tiếng Anh hay tiếng Việt có vai trò quan trọng như nhau. Đó đều điểm nhìn với nhà tuyển dụng khi họ cân nhắc lựa chọn ứng viên. Song chớ nghĩ rằng, trình độ tiếng Anh của bạn chỉ có thể thu hút nhà tuyển dụng trong CV tiếng Anh, vì ngay cả trong CV tiếng Việt, bạn vẫn đủ sức “đốn gục” nhà tuyển dụng khó tính nhất bằng những bí quyết sau đây.

2. Bí quyết thể hiện trình độ tiếng Anh trong CV tiếng Việt, Bạn đã biết chưa? 

trình độ tiếng Anh trong phần kỹ năng trong CV

2.1. Đưa vào CV chứng chỉ tiếng Anh uy tín nhất và phù hợp với công việc của bạn

Chứng chỉ tiếng Anh kèm theo kỹ năng ngoại ngữ được trình bày trong CV là nội dung được ưu tiên trình bày trong hầu hết các bản CV từ truyền thống đến thiết kế mới nhất. Tuy nhiên, một thực tế rằng, không phải chứng chỉ nào khi được làm nổi bật trên CV cũng khiến nhà tuyển dụng hài lòng. Điều này đặt ra một câu hỏi khó khăn cho nhiều ứng viên trong việc xác định bài thi chuẩn tiếng Anh trước khi có ý định tìm việc. Bởi vì, tính ứng dụng cũng như độ phổ biến của từng chứng chỉ là khác nhau. Bạn có thể đáp ứng tiêu chuẩn ra trường với ngành của bạn tương ứng là tiếng Anh B2, nhưng điều đó không có nghĩa là công việc thực tế của bạn ứng dụng toàn bộ những kiến thức của B2 để làm việc. 

Có thể bạn có bằng tiếng Toeic 2 kỹ năng 700 nhưng vị trí công việc bạn đang sắp sửa ứng tuyển thiên về giao tiếp nhiều hơn thì chứng chỉ đó khi mang vào CV không có giá trị bằng những người có một chứng chỉ B1.Trong khi đó, cũng có nhiều ứng viên làm nhà tuyển dụng phải đau đầu sở hữu khả năng giao tiếp khá tốt nhưng không có bằng chứng để chứng tỏ rằng họ xứng đáng với cơ hội  được thể hiện tài năng tiếng Anh trong một buổi phỏng vấn chính thức. Giải pháp đầu tiên để nhà tuyển dụng có thể tin được bạn bởi thông tin đó chính là hay trình bày cho họ chứng chỉ uy tín và phù hợp với công việc nhất. Dĩ nhiên, khi nhìn vào mức độ được tiếng Anh của bạn trong kỹ năng và phần chứng chỉ tiếng Anh tương ứng, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng xác định được trình độ ngoại ngữ của bạn và “ngưỡng” phù hợp với vị trí mà họ đang tuyển dụng như thế nào.

2.2. Nổi bật trình tiếng Anh bằng kinh nghiệm liên quan

Đừng vội nản chí bỏ cuộc khi chưa có chứng chỉ ngoại ngữ dù bạn có năng lực tiếng Anh bởi vì bạn vẫn còn lựa chọn khác. Một trong những bí quyết quan trọng nhất để làm nổi bật hồ sơ của bạn ngay cả khi chưa sở hữu chứng chỉ tiếng Anh uy tín chính là show cho ho thấy được khả năng thực tế của bạn thế nào thông qua những công việc tiếng Anh bạn từng gắn bó trong quá khứ. Hai đặc điểm quan trọng nhất mà bất kỳ một nhà tuyển dụng nước ngoài nào khi nhìn vào CV chính là: Designation và Qualification. Tìm hiểu thêm designation trong CV là gì nếu bạn chưa rõ về vấn đề này trước khi triển khai vào CV bạn nhé.

Trong đó, trong khi Qualification có vai trò chính là show ra những thông tin liên quan đến bằng cấp của ứng viên liên quan đến vị trí ứng tuyển và designation là nhân tố giúp nhà tuyển dụng phát hiện ra độ phù hợp của ứng viên đó qua vị trí và công việc, thời gian trong quá khứ liên quan đến vị trí tuyển dụng. Để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, hãy đặt những hoạt động, quá trình gắn bó với tiếng Anh của bạn khi làm công việc cũ. Kinh nghiệm bao giờ cũng chiếm ưu thế khi nhà tuyển dụng quét qua một lượt CV. Đó là lý do vì sao, bạn không nên bỏ lỡ cơ hội biến mục kinh nghiệm của mình trở thành địa hạt để show năng lực tiếng Anh. Bạn đang muốn ứng tuyển vị trí nhân viên Sale tour du lịch tại công ty liên kết với nước ngoài, bạn hoàn toàn có thể liệt kê quá trình gắn bó với một trung tâm tiếng Anh với vai trò là trợ giảng tiếng Anh trong vòng một năm hoặc làm việc tại một quán café cho khách nước ngoài. Thực tế, những trải nghiệm này sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn nhiều so với việc sở hữu một chứng chỉ tiếng Anh tầm trung đấy. 

CV tiếng Việt

2.3. Đừng ngại sử dụng các từ chuyên ngành

Dù cho bạn có tự tạo CV hay là download CV xin việc từ bất cứ đâu thì bạn một CV chất với những từ ngữ chuyên ngành thể hiện được những giá trị mà nhà tuyển dụng muốn thấy qua sự hiểu biết của bạn.

Bởi trên thực tế là nhiều khi viết CV bạn không thể tránh được việc đề cập đến những thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành đối với một số ngành đặc thù như khoa học, kỹ thuật. Nếu chưa có chứng chỉ ngoại ngữ tối ưu nhất thì việc nhấn mạnh triệt để những từ tiếng Anh chuyên ngành CV sẽ là một cách tốt để show trình ngoại ngữ của bạn. Một lợi thế khi thể hiện điều này trong CV mang ý nghĩa là kinh nghiệm chuyên môn của bạn cực kỳ tốt và hoàn toàn đủ sức để đảm nhiệm vị trí mà họ đang tuyển dụng, hơn thế, cơ hội của bạn nhận vào sẽ lớn hơn so với nhiều với nhiều đối tượng không thể hiện được trình độ tiếng Anh trong CV của họ.

2.4. Hãy nhắc đến tiếng Anh trong sở thích và hoạt động

Tốt hơn hết, “hãy đầu tư” nhiều thời gian vào làm thêm một bản CV tiếng Anh song song cùng một bản CV tiếng Việt dù nhà tuyển dụng không yêu cầu. Một bản CV song ngữ hoàn hảo là rất cần thiết để bạn thành công hơn so với những ứng viên khác. Điều này, khi nhân sự kiểm tra hồ sơ, họ sẽ đánh giá bạn là người tỉ mỉ cẩn thận. Bên cạnh đó, nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm tiếng Anh liên quan, để nâng cao cơ hội có mặt trong buổi phỏng vấn, bạn bắt buộc liệt kê chứng chỉ tiếng Anh liên quan kết hợp với nhắc đến tiếng Anh trong mục sở thích cá nhân trong CV và các hoạt động ngoại khoá trong CV của bạn trong quá khứ: Như đọc sách tiếng Anh, nghe nhạc US – UK hay tham gia các cuộc tình nguyện nước ngoài… Tuy không quá nổi bật như kinh nghiệm, nhưng nếu bạn là sinh viên mới ra trường, đây sẽ là điểm sáng để nhà tuyển dụng có thể trao bạn cơ hội phát triển vì tiềm năng ngoại ngữ và chuyên môn tốt.

>> Xem thêm: Bí quyết viết sở thích trong CV tiếng anh tuyệt vời nhất

3. Khi nào không nên thể hiện trình độ tiếng Anh trong CV?

Khi nào không nên thể hiện trình độ tiếng Anh trong CV

Nếu bạn cố ý thổi phồng trong CV, nói quá về trình độ và khả năng ngoại ngữ của mình, sự thiếu trung thực sẽ là điểm trừ từ nhà tuyển dụng thông qua CV của bạn vì không khó để nhà tuyển dụng sử dụng các phép thử để phát hiện ra sự thật. 

Ngoại ngữ là một điểm cộng trong mọi CV, cũng là nhân tố cần thiết để nhà tuyển dụng phân biệt ứng viên tiềm năng cho những vị trí cao hơn, mức thu nhập tốt hơn và có nhiều cơ hội để phát triển, nhưng không phải khi nào ngoại ngữ thể hiện trong CV đã tốt. Bạn có thể nghĩ là đang nghe nhầm. Nhưng thực tế là thế và những thời điểm dưới đây sẽ là cho bạn thấy rõ được “mặt trái của ngoại ngữ trong CV được thể hiện thế nào.

3.1.  Khi trình độ tiếng Anh của bạn không có gì nổi bật

Có thể, mang một làn hương “ngoại” cho CV cực tốt và dễ chiếm được cảm tình của người tuyển dụng, tuy nhiên không phải trình độ nào cũng được đo bằng mức thiện cảm như nhau. Nếu trình độ tiếng Anh của bạn còn sơ cấp hoặc ở một số vị trí không cần thiết phải sử dụng tiếng Anh qua nhiều, bạn nên chấp nhận rằng, tiếng Anh của mình cần trau dồi thêm. Và dĩ nhiên, bạn sẽ không thể làm tốt được công việc của bạn với trình độ tiếng Anh đó. Việc để cập đến tiếng Anh trong CV sẽ mang sắc thái thiếu nghiêm túc làm nhà tuyển dụng ngay lập tức đánh giá khả năng của bạn.

3.2. Khi vị trí đảm nhiệm sử dụng tiếng Anh như “cơm bữa”

Việc thêm trình độ tiếng Anh vào CV và cố gắng “làm màu” để cho trình ngoại ngữ trở nên nổi bật ở vị trí mà vốn dĩ được sử dụng hằng ngày, điều này không những không lấy được vừa lòng từ nhà tuyển dụng mà chiếm nhiều không gian trong CV cho mục không cần thiết.

Mẫu CV IT

4. Bạn sẽ “gặt” những tác dụng ngược nếu có gắng đưa vào CV những điều này…

4.1. Trình độ tiếng Anh "rởm"

Một điều cấm kị khi đưa bất kì thông tin vào CV là nói dối, nhưng với ngoại ngữ thì có vẻ bạn đang tự đưa mình vào thế khó. Có thể, khi xem xét hồ sơ xin việc của bạn, họ có thể chưa phát hiện được "nhược điểm" về khả năng sử dụng tiếng Anh được đề cập trong hồ sơ. Song… chỉ cần trong cuộc phỏng vấn, bạn không thể hiện được chỉ một điểm thể hiện trong CV, bạn sẽ vẫn bị loại vì ngoại ngữ để đảm nhiệm cho công việc không thể giấu giếm hay học nhanh chóng trong vài ngày. Sớm muộn, bị sẽ sớm bị “kick” bởi vị trí mong ước bấy lâu dù vì không thể đáp ứng được những yêu cầu của công việc như những gì doanh nghiệp yêu cầu. 

4.2. Nêu thông tin trình độ tiếng Anh chung chung

Xác định với nhà tuyển dụng rằng, trình độ tiếng Anh của bạn ở mức nào trước khi họ nhìn vào những thông tin như “giao tiếp khá tốt”, “Nghe khá”… Nếu tự thiết kế CV cho bản thân, hay thiết kế thêm thang đánh giá trong mục kỹ năng và liệt kê rõ ràng tên chứng chỉ tiếng Anh và trình độ của bản thân ví dụ: Toeic 600 hay Ilets 6.5. Bên cạnh đó, nếu thấy phần kỹ năng chưa đủ không gian để thể hiện trình độ tiếng Anh trong CV hãy bổ sung chúng vào phần kinh nghiệm, sở thích và hoạt động để tăng thêm sức mạnh. 

Việc làm

Hi vọng những thông tin trên đây về cách trình bày trình độ tiếng Anh trong CV của Timviec365.vn sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên truy cập thường xuyên ngân hàng CV của Timviec365.vn để download về những bản CV công việc với thiết kế mới và đẹp và ấn tượng nhất nhé. Thân ái.

Tìm việc làm nhanh

Bài viết liên quan

Hướng dẫn bạn cách viết trình độ học vấn trong CV

Hướng dẫn bạn cách viết trình độ học vấn trong CV>

Qualification và Designation trong CV là gì?

Qualification và Designation trong CV là gì?>

Lạ mắt với cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV hay nhất

Lạ mắt với cách ghi kinh nghiệm làm việc trong CV hay nhất>

Tổng hợp cách viết CV cho người có kinh nghiệm bạn nên biết!

Tổng hợp cách viết CV cho người có kinh nghiệm bạn nên biết!>

Từ khóa » Khả Năng Tiếng Anh Trong Cv