Kha Tử - Vị Thuốc Hàng đầu Chữa Trị Viêm Họng, Khản Tiếng

Lịch sử sử dụng Kha tử trong Y học cổ truyền

Khi nghiên cứu các loại thảo dược được sử dụng trong hệ thống Y học cổ đại Ấn Độ Ayurveda với hơn 5000 năm lịch sử, các nhà khoa học đã phát hiện ra một trong những loại thảo dược được sùng kính nhất là cây Kha tử (tên khoa học là Terminalia chebula) . Quả của cây Kha tử có rất nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau, được sử dụng rộng rãi trong các hộ gia đình Ấn Độ từ xa xưa. Y học Trung Quốc cũng xem Kha tử như phương thuốc chữa bệnh có sức mạnh chữa bệnh phi thường từ thuở bình minh. Tại miền Nam nước ta, nguồn dược liệu phong phú này đã nhanh chóng trở thành vị thuốc độc đáo được dân gian truyền miệng.

Kha tử là một trong những loại thảo dược được sùng kính nhất tại Ấn Độ

Không được lòng người vì vẻ xấu xí, vị đắng chát và khó nuốt nhưng giá trị Y học Kha tử mang lại thì không ai có thể phủ nhận. Ở Ấn Độ, Trung Quốc, quả Kha tử được dùng với tác dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa, bổ và làm hồi phục sức khỏe. Thịt quả dùng làm thuốc đánh răng, chữa chảy máu và loét lợi. Quả Kha tử cũng được phối hợp với các dược liệu khác, sắc uống để điều trị rối loạn tiết niệu, táo bón, bệnh tim.

Tuy nhiên, công dụng nổi bật, vượt  trội hơn cả mà Kha tử mang lại là khả năng trị viêm họng mãn tính, khản tiếng. Tác dụng này thậm chí còn nhanh hơn đáng kể so với bất kỳ loại thảo dược nào khác.

Tác dụng nổi bật của Quả Kha tử là trị bệnh viêm họng, khản tiếng

Y học cổ truyền các nước bằng thực tế sử dụng đã đánh giá: Kha tử vị chua, chát, đắng, quy vào các kinh phế, đại tràng có tác dụng liễm phế, chỉ khái (sạch phổi, trừ ho), trị phế hư, ho hen, viêm hầu họng, khản tiếng. Người Ấn Độ tán quả thành bột và hút trong một tẩu thuốc lá làm giảm hen. Nhân dân vùng NePal nướng Kha tử trên than hồng rồi nhai chậm để chữa viêm họng và có tác dụng long đờm. Cách sử dụng tán thành bột, giã nát hoặc sắc uống Kha tử cũng được áp dụng tương tự như ở Việt Nam.

Tác dụng của Kha tử theo Y học hiện đại

Ngày nay, y học hiện đại đã chứng minh tác dụng của Kha tử trong điều trị bệnh viêm họng hạt, khản tiếng bằng các nghiên cứu lâm sàng. Trước hết là tác dụng giảm ho, thử nghiệm lâm sàng đã cho thấy hoạt chất Polysaccharid trong Kha tử có khả năng giảm ho rõ rệt. Tác dụng dược lý này của Polysaccharid thậm chí cao hơn so với những chất chống ho mạnh nhất trong thí nghiệm lâm sàng như codein. Cụ thể, sau khi uống chiết xuất Kha tử từ 30, 60, 120, 300 phút, người bệnh đã giảm rõ rệt phản xạ ho ngay từ phút 30.

Không chỉ vậy, nhờ chất Alloyl nên Kha tử sở hữu hoạt tính kháng virus. Hoạt chất này đóng vai trò quan trọng đối với sự ức chế các virus loại 1 và một số virus làm giảm hệ miễn dịch của con người. Ngoài ra, chất retrovirus trong Kha tử đồng thời bảo vệ tế bào mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

Các hoạt chất tạo nên tác dụng của Quả Kha tử

Các chuyên gia y dược học cũng nhận định và chứng minh hoạt tính kháng khuẩn trong Kha tử với hàm lượng tamin giàu có (chiếm 51,3%) tổng hợp trong đó là các axit galic, egalic, luteolic, chebulinic. Sự tồn tại của hoạt chất đặc biệt này đã khiến Kha tử trở thành chất kháng sinh tự nhiên, có khả năng diệt khuẩn mạnh mẽ. Dựa trên hoạt tính dược lý lợi thế đó, con người hiện đại đã không ngừng nghiên cứu, cho ra các chế phẩm Kha tử với tác dụng ức chế in vitro một số vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch hầu, Pseudomonas aeruginosa, Salmonella typhi, tụ cầu vàng và liên cầu khuẩn tán huyết.

Trước thực trạng bệnh viêm họng, khản tiếng có nguyên nhân chiếm tới 80% là do virus, điển hình như virusRhinovirus, coronavirus, parainfluenza virus, virut cúm A, cúm B, Viruts adenovirus, virus Epstein-Barr (EBV), herpes simplex (HPV); và khoảng 20% còn lại do các vi khuẩn như tụ cầu, liên cầu,… thì với hoạt tính giảm ho, kháng virus, kháng khuẩn như trên, Kha tử chính là giải pháp giúp điều trị nguyên nhân gốc rễ gây ra viêm họng, khản tiếng.

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh

Nguyên Giám đốc bệnh viện Tai mũi họng Trung Ương

Tài liệu tham khảo:

1. The development of Terminalia chebulaRetz. (Combretaceae) in clinical research (Anwesa Bag, Subir Kumar Bhattacharyya, and Rabi Ranjan Chattopadhyay)

2. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (Đỗ Huy Bích và cộng sự)

Từ khóa » Tác Dụng Của Hạt Kha Tử