Khác Biệt Giữa Thuận Tình Ly Hôn Và Ly Hôn đơn Phương - FBLAW
Có thể bạn quan tâm
Công ty Luật FBLAW gửi đến Quý bạn đọc bài viết với nội dung về sự khác biệt giữa thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương như sau:
Khi lập gia đình, chúng ta đều cảm thấy chắc chắn rằng cuối cùng mình cũng tìm được một nữa yêu thương của cuộc đời. Nhưng ai biết rằng, hôn nhân là một cuộc thí nghiệm hóa học, trong đó hai chất vô hại hòa vào nhau có thể trở thành chất độc. Thật đúng vậy, khi mà thực trạng các cuộc ly hôn đang diễn ra ngày một nhiều và có xu hướng tăng mạnh vào những năm gần đây.
Hôn nhân tan vỡ, vợ chồng ly tán… đây là điều mà không ai mong muốn. Thế nhưng chuyện tan vỡ trong hôn nhân không phải trường hợp nào cũng chỉ là niềm đau. Có rất nhiều điều tốt đẹp mà ly hôn có thể mang tới cho cuộc sống của bạn so với một cuộc hôn nhân tồi tệ.
Pháp luật Việt Nam hiện hành quy định hai hình thức ly hôn, đó là thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương. Vậy hai hình thức ly hôn này có điểm gì giống và khác nhau? Vợ chồng khi đứng trước ngưỡng cửa ly hôn thì lựa chọn hình thức nào là phù hợp? Hãy cùng Luật FBLAW tìm hiểu nhé!
Sự giống nhau giữa thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương
Bởi đây đều là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng nên về cơ bản thì thuận tình ly hôn và ly hôn đơn phương sẽ giống nhau ở một số điểm cụ thể như sau:
– Hậu quả đều là chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng;
– Hồ sơ, giấy tờ khi thực hiện 02 thủ tục này về cơ bản là giống nhau, đều bao gồm:
- Đơn yêu cầu ly hôn;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
- Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực);
- CMND/hộ chiếu của hai vợ chồng (bản sao có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (bản sao có chứng thực);
- Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất (sổ đỏ); Đăng ký xe; Sổ tiết kiệm… (bản sao chứng thực);…
– Vợ chồng đều phải có mặt khi làm thủ tục và không được ủy quyền cho người khác.
– Trình tự, thủ tục được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Sự khác nhau giữa hai hình thức ly hôn
Về cơ bản thì 02 thủ tục này giống nhau nhưng bản chất thì khác nhau hoàn toàn. Sau đây là bảng phân tích sự khác nhau của hai hình thức ly hôn nêu trên:
| Thuận tình ly hôn | Ly hôn đơn phương |
Khái niệm | Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề về quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, về việc chia tài sản trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; | Đơn phương ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng và không có sự thỏa thuận thống nhất về quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, việc phân chia tài sản chung. |
Bản chất | Là việc dân sự. Không có tranh chấp, hai vợ chồng cùng đồng ý ly hôn. 2 vợ chồng cùng ký tên vào đơn yêu cầu tòa án công nhận việc thuận tình ly hôn. | Là vụ án dân sự. Có tranh chấp xảy ra, một bên vợ hoặc chồng tự làm đơn yêu cầu tòa án cho ly hôn. Chỉ cần chữ ký của người làm đơn. |
Trường hợp không được ly hôn | Không quy định. | Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. (Khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014) |
Điều kiện | Hai vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn và đáp ứng đủ cả 3 điều kiện sau: a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con. | Một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn Hòa giải tại Tòa án không thành Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. ⇒ Tòa án giải quyết cho ly hôn |
Sau khi hòa giải | Trường hợp 1: Vợ chồng đoàn tụ Thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của họ. Trường hợp 2: Hòa giải đoàn tụ không thành Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự khi có đầy đủ các điều kiện sau đây: a) Hai bên thực sự tự nguyện ly hôn; b) Hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản chung, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con; c) Sự thỏa thuận phải bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ, con. Trường hợp 3: Hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. | Trường hợp 1: Hòa giải thành Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự Quyết định có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Trường hợp 2: Hòa giải không thành Thẩm phán ra quyết định đưa vụ án ra xét xử |
Nơi nộp đơn | Vợ chồng có thể thỏa thuận Tòa án nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng. (Điểm g Khoản 2 Điều 39 BLTTDS) | Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc. |
Thời gian giải quyết | -Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu: 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. – Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp. – Quyết định công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành; không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; (Điều 371 BLTTDS) | – Tại cấp sơ thẩm: (Điều 203 BLTTDS) + Thời hạn chuẩn bị xét xử: 4 – 6 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án + Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. – Tại cấp phúc thẩm: + Thời hạn chuẩn bị xét xử: 2 – 3 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án + Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; Trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng. |
Án phí | Mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm. Hoặc vợ chồng có thể thỏa thuận để 01 người nộp. | Nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn |
Lưu ý:
Phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến trường hợp vợ chồng muốn ly hôn hoặc một bên vợ hoặc chồng muốn ly hôn thông thường, không xét đến các trường hợp:
- Vụ án hôn nhân có yếu tố nước ngoài,
- Vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn,
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
FBLAW – tư vấn ly hôn nhanh chóng tại Nghệ An
Ly hôn chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những người chưa có kinh nghiệm. Các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục ly hôn là một trong những lĩnh vực luật mà chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm, Công ty luật FBLAW sẽ đồng hành cùng bạn trong cuộc chiến này.
FBLAW với đội ngũ Luật sư, chuyên viên tư vấn luật có hiểu biết và thường xuyên tư vấn, làm hồ sơ ly hôn nhanh chóng, chúng tôi cam kết sẽ đưa ra những giải pháp, làm thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm thời gian và đảm bảo quyền lợi tối đa cho Quý khách.
Trân trọng cảm ơn!
Từ khóa » đã Ly Hôn Là Gì
-
Ly Hôn Là Gì? 2 Nguyên Nhân Ly Hôn Phổ Biến Tại Việt Nam
-
Ly Hôn Là Gì? Quy định Pháp Luật Về Ly Hôn Mới Nhất - Luật LawKey
-
Ly Hôn – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ly Hôn Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Li Hôn - Luật Minh Khuê
-
[PDF] I. Ly Hôn Là Gì? Ly Hôn Là Việc Chấm Dứt Quan Hệ Vợ Chồng Theo Bản ...
-
Ly Hôn Là Gì? Giải Quyết Ly Hôn Do Vợ/chồng Vay Nợ Xã Hội Và Bị Làm ...
-
Ly Hôn Là Gì?: Những điều Cần Biết Khi Ra Tòa Ly Hôn Tại Việt Nam
-
Ly Hôn Là Gì? Khi Nào được Gọi Là Ly Hôn Thuận Tình?
-
Ly Hôn Là Gì? Chế định Ly Hôn được Quy định Như Thế Nào?
-
Vợ Chồng đã Ly Hôn Mà Muốn Tái Hôn Lại Với Nhau Thì Có Cần đăng Ký ...
-
Ly Hôn Là Gì? Các Vấn đề Pháp Luật Cần Lưu ý Khi Hai Vợ Chồng Ly Hôn?
-
Thuận Tình Ly Hôn Là Gì? Đơn Phương Ly Hôn Là Gì? Phân Biệt Ly Hôn ...
-
Các Vấn đề Pháp Lý Liên Quan đến Ly Hôn
-
Ly Hôn - Thư Viện Pháp Luật