Khạc Đờm Ra Máu Nhưng Không Ho Có Phải Dấu Hiệu Nguy Hiểm?

Nội dung
  • Các nguyên nhân gây khạc đờm ra máu.
  • Bệnh lý đường hô hấp trên.
  • Giãn phế quản.
  • Tắc mạch phổi.
  • Viêm phổi.
  • Lao phổi.
  • Ung thư vòm họng.
  • Ung thư đường hô hấp dưới.
  • Một vài cách xác định nguyên nhân gây khạc đờm ra máu.
  • Cách 1: Dựa vào tính chất của đờm.
  • Cách 2: Dựa vào các triệu chứng kèm theo
  • Cách 3: Đến các cơ sở y tế uy tín để khám, chẩn đoán.
  • Một số biện pháp giúp giảm bớt tình trạng khạc đờm ra máu bạn có thể áp dụng.
  • Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.
  • Bỏ thuốc lá.
  • Vệ sinh miệng họng bằng nước muối.
  • Dùng kẹo ngậm, siro thảo dược.
  • Nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Các nguyên nhân gây khạc đờm ra máu.

Một vài trường hợp khạc đờm ra máu nguyên nhân do tổ thương niêm mạc vùng miệng như: chảy máu chân răng, nhiệt lợi,…đây là những bệnh thường gặp không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, triệu chứng khạc đờm ra máu cũng là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm mà các bạn không nên chủ quan.

  1. Bệnh lý đường hô hấp trên.

Bệnh lý đường hô hấp trên phổ biến như: viêm họng, viêm amydal,… Khi mặc các bệnh này, niêm mạc đường hô hấp trên sẽ bị phù nề, xung huyết, nên khi ho sẽ tạo một áp lực lớn lên vùng hầu họng, gây vỡ các mao mạch của vùng hầu họng, gây ra hiện tượng khạc đờm có lẫn máu.

Một vài triệu chứng kèm theo các bạn có thể gặp như ho, sổ mũi, đau rát họng, sốt,…

  1. Giãn phế quản.

Bệnh lý giãn phế quản xuất hiện do khi mặc bệnh lý đường hô hấp dưới không được điều trị triệt để. Dẫn đến hậu quả máu trong vùng hầu họng đông lại, kèm theo đó phần khí phế quản bị giãn to, phù nề, xung huyết.

Khi phần máu đông kích thích hầu họng gây ho sẽ làm vỡ mạch máu ở phế quản đồng thời tống máu đông ra. Khi khạc đờm trong bệnh lý này sẽ có hiện tượng đờm lẫn máu đỏ tươi và máu đen.

  1. Tắc mạch phổi.

Bệnh lý này xuất hiện khi có một cục máu đông trong hệ thống mạch máu di chuyển đến mạch phổi gây tắc mạch phổi.

Cục máu đông sẽ làm tăng áp lực mạch máu phổi, gây giãn mạch phổi, máu sẽ từ trong lòng mạch vào nhu mô phổi, kích thích gây cơn ho dữ dội kèm máu đỏ tươi.

Đây là một bệnh lý nguy hiểm cần phát hiện sớm, tránh hiện tượng vỡ mạch máu phổi gây xuất huyết ồ ạt.

  1. Viêm phổi.

Đây là bệnh lý ở phổi khi bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus gây tổn thương các phế nang phổi.

Phế nang tổn thương sẽ phù nề, xung huyết, tăng xuất tiết gây ra các cơn ho sâu, lẫn đờm và máu đỏ tươi.

  1. Lao phổi.

Đây là một căn bệnh không còn quá xa lạ với chúng ta. Lao phổi có các triệu chứng chính là sốt nhẹ về chiều, ho khạc đờm lẫn máu tăng vào buổi sáng, người bệnh mệt mỏi, gầy sút cân.

Bệnh có biến chứng nguy hiểm là ho máu sét đánh, đây là một biến chứng cần cấp cứu kịp thời, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

  1. Ung thư vòm họng.

Đây là bệnh chiếm tỉ lệ cao ở nam giới, nguyên nhân hàng đầu do hút thuốc lá và uống rượu bia. Thường gặp ở lứa tuổi trên 40 tuổi.

Những giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên như đau họng, ho đờm lẫn máu, kèm theo các triệu chứng của tiền ung thư như mệt mỏi, gầy sút cân,…

Bệnh này cần được khám và điều trị kịp thời, tỷ lệ sống trên 5 năm của bệnh nhân có thể lên tới 82%.

  1. Ung thư đường hô hấp dưới.

Trong các bệnh ung thư đường hô hấp dưới chiếm tỷ lệ cao nhất phải kể đến là ung thư phổi và ung thư phế quản.

Giai đoạn đầu của bệnh xuất hiện các triệu chứng ho, khạc đờm lẫn máu, đau tức ngực, gầy sút cân,…

Ung thư phổi hiện đang là bệnh lý gây tỉ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp.

Một vài cách xác định nguyên nhân gây khạc đờm ra máu.

Cách 1: Dựa vào tính chất của đờm.

Mỗi bệnh lý khác nhau đờm sẽ có các tính chất khác nhau.

  • Đờm lẫn máu đen: nghi ngờ phổi tắc nghẽn.
  • Đờm lẫn máu tươi và máu cục: bệnh lý giãn phế quản.
  • Đờm có mủ lẫn tia máu hoặc máu dạng sợi: nghi ngờ phù phổi cấp, lao phổi, giãn khí phế quản.
  • Đờm có mủ xanh hoặc trắng đục lẫn máu: bệnh lý viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,…
  • Đờm có máu, bọt máu: phù phổi cấp.

Cách 2: Dựa vào các triệu chứng kèm theo

  • Kèm theo sốt cao 38,5-39 độ C: các bệnh viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi,…
  • Kèm theo có sốt nhẹ về chiều: lao phổi
  • Kèm theo đau tức ngực, khó thở: phù phổi cấp
  • Kèm theo gầy sút cân, nổi hạch: nghi ngờ bệnh lý ung thư đường hô hấp như ung thư phổi, ung thư vòm họng,…

Cách 3: Đến các cơ sở y tế uy tín để khám, chẩn đoán.

Đây là cách giúp xác định chính xác nhất nguyên nhân gây ra triệu chứng khạc đờm lẫn máu.

Tại các cơ sở y tế uy tín, bạn sẽ được khám lâm sàng và làm các cận lâm sàng cần thiết để được chẩn đoán chính xác bệnh.

Một số biện pháp giúp giảm bớt tình trạng khạc đờm ra máu bạn có thể áp dụng.

Với một vài bệnh lý đơn giản, không gây nguy hiểm gây khạc đờm ra máu như viêm lợi, viêm họng,…bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản giúp khắc phục hiện tượng khạc đờm ra máu như sau:

  1. Bổ sung nhiều nước cho cơ thể.

Nước có tác dụng làm loãng đờm. Vì thế khi bổ sung thêm nước cho cơ thể, đờm sẽ loãng, giảm kích thích đường hô hấp, giảm hiện tượng khạc đờm ra máu.

Mỗi ngày bổ sung từ 1,5-2l nước cho cơ thể, vừa cung cấp đủ nước vừa hạn chế khạc đờm.

Nên sử dụng nước ấm, tránh dùng nước lạnh làm tổn thương niêm mạc hầu họng, làm nặng thêm triệu chứng khạc đờm ra máu.

  1. Bỏ thuốc lá.

Như đã nói ở trên, thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý đường hô hấp như ung thư phổi, ung thư khí phế quản,…không chỉ cho bản thân người hít mà còn cho người hít phải khói thuốc lá.

Từ bỏ thuốc là vừa giúp giảm thiểu nguy cơ ung thư đường hô hấp, vừa hạn chế làm tổn thương niêm mạc đường hô hấp cho khói thuốc gây ra.

Ngoài ra, nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào mà người khác hút.

  1. Vệ sinh miệng họng bằng nước muối.

Khi niêm mạc miệng họng tổn thương sẽ gây ra hiện tượng khạc đờm ra máu.

Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp tránh các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus,… vừa giúp niêm mạc miệng họng tổn thương.

Nước muối vệ sinh miệng họng nên sử dụng NaCl 0,9% hoặc sử dụng nước muối pha loãng đã được lọc sạch.

  1. Dùng kẹo ngậm, siro thảo dược.

Từ xưa, ông cha ta đã có các bài thuốc gia truyền từ mật ong, bạc hà, húng chanh,…giúp giảm ho, tiêu đờm.

Trên thị trường hiện nay đã có rất nhiều loại siro, viên ngậm thảo dược vừa an toàn, tiện loại cho người sử dụng mà có tác dụng giảm ho, tiêu đờm vô cùng hiệu quả.

  1. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Không gì bảo vệ chúng ta trước tác nhân gây bệnh tốt hơn một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt. Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cần quan tâm đến chế độ ăn và luyện tập thể dục.

Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hạn chế các đồ lạnh, đồ ăn cay nóng, đồ dầu mỡ, đường,… giúp bổ sung cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho đường hô hấp cũng như có thể.

Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày, thường xuyên, vừa sức giúp tăng cường thể lực, nâng cao sức đề kháng.

Trên đây là một vài biện pháp đơn giản bạn có thể áp dụng giảm bớt triệu chứng khạc đờm ra máu ở các bệnh lý đơn giản. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Từ khóa » Khó Thở Khạc Ra Máu