Vì Sao Trong đờm Có Lẫn Máu? Khi Nào Cần Gặp Bác Sĩ?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN – Khoa Nội – Tiêu hóaGiám đốc Chuyên môn Thuốc Dân Tộc Chi Nhánh phía Nam – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Bác sĩ Trần Thị Hương Lan

Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN

Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh

Đặt lịch

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đờm có lẫn máu, thông thường bắt nguồn từ bệnh lý ở hệ hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều nguy hiểm cho tính mạng. 

đờm có lẫn máu
Đờm có lẫn máu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng như ung thư phổi, ung thư vòm họng

Máu trong đờm đến từ đâu?

Máu trong đờm có thể đến từ nhiều bộ phận trong cơ thể. Nhưng phổ biến nhất là từ phổi, dạ dày hoặc đường tiêu hóa.

  • Từ phổi (ho ra máu): nếu máu có màu đỏ tươi, nổi bọt và đôi khi trộn lẫn với chất nhầy thì có thể nó đến từ phổi. Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do ho kéo dài hoặc nhiễm trùng phổi.
  • Từ đường tiêu hóa (xuất huyết): nếu máu có màu tối và đi kèm với thức ăn, nó có thể bắt nguồn từ dạ dày hoặc một bộ phận trong đường tiêu hóa. Đây là một tình trạng khá nghiêm trọng mà người bệnh nên điều trị ngay lập tức.

Nguyên nhân đờm có lẫn máu

Có nhiều nguyên nhân khiến đờm có lẫn máu, bao gồm:

  • Viêm phế quản: Viêm phế quản mãn tính thường là nguyên nhân phổ biến nhất khiến đờm có máu. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do niêm mạc của ống phế quản liên tục bị kích thích và viêm dẫn đến sự tích tụ chất nhầy khiến không khí không thể đi qua phổi. Các đợt viêm phế quản kéo dài trong vài tháng đến vài năm.
  • Giãn phế quản: đây là tình trạng các ống phế quản bị tổn thương vĩnh viễn cho phép vi khuẩn, chất nhầy tích tụ trong phổi. Điều này dẫn đến tắc nghẽn đường thở và nhiễm trùng thường xuyên. Một số triệu chứng khác của giãn phế quản gồm ho, khó thở, đau ngực, hội chứng ngón tay dùi trống,…
  • Ho kéo dài hoặc nặng: gây kích thích đường hô hấp trên và khiến các mạch máu bị rách
  • Chảy máu cam: có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam như gãy mũi, dị vật trong mũi, viêm mũi dị ứng, lệch vách ngăn mũi,…
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD): xảy ra khi đường thở bị hẹp do các nguyên nhân như viêm phổi mãn tính, khí phế thũng,..
  • Thuyên tắc phổi: là cục máu đông trong phổi, nó sẽ làm hỏng một phần của phổi do lưu lượng máu bị hạn chế, giảm lượng oxy trong máu và ảnh hưởng đến một số cơ quan khác.
  • Viêm phổi: đây là bệnh nhiễm trùng ở một hoặc cả 2 lá phổi, nó khiến túi phí (phế nang) trong phổi bị viêm, chứa đầy chất dịch hoặc mủ nên dẫn đến khó thở. Nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn, nấm hoặc virus.
  • Phù phổi: là tình trạng phổi chứa đầy chất lỏng, nó gây ra đờm màu hồng, nổi bọt, cũng như khó thở nghiêm trọng, đôi khi người bệnh còn bị đau ngực.
  • Ung thư phổi: người trên 40 tuổi và thường xuyên hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi nhiều hơn bình thường. Ngoài ho ra đờm có lẫn máu, ung thư phổi còn có những triệu chứng như ho kéo dài, đau ngực, giảm cân, chán ăn,…
  • Ung thư vòm họng: thường bắt đầu trong cổ họng, thanh quản hoặc khí quản, nó thường có dấu hiệu sưng hoặc đau họng không lành, kéo dài và xuất hiện một mảng đỏ/trắng trong miệng.
  • U xơ nang: là một tình trạng di truyền gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp và tiêu hóa. Bệnh lý này khiến chất nhầy trở nên dày, dính, dễ làm tắc nghẽn các ống dẫn trong cơ thể. U xơ nang thường dẫn đến nhiễm trùng, suy hô hấp và suy dinh dưỡng, đe dọa đến tính mạng.
  • Lao phổi: vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân gây ra lao phổi. Các triệu chứng điển hình gồm sốt, đổ mồ hôi, đau ngực, đau khi thở hoặc ho dai dẳng.
  • Chấn thương: Một chấn thương nghiêm trọng ở vùng ngực có thể dẫn đến đờm có lẫn máu
  • Thuốc chống đông máu: Uống thuốc chống đông máu, làm loãng máu để ngăn ngừa đông máu như warfarin, Rivaroxaban, dabigatran và apixaban.
  • Suy tim xung huyết mãn tính: bệnh lý này ảnh hưởng đến sức bơm của cơ tim. Bệnh gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, sưng ở chân/mắt cá chân/bàn chân, nhịp tim không đều,…

Khi nào nên khám bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ ngay khi gặp những triệu chứng như:

  • Ho ra máu
  • Khó thở
  • Mệt mỏi
  • Chóng mặt
  • Đổ nhiều mồ hôi
  • Giảm cân nhanh và không có lý do
  • Đau ngực
  • Máu có trong phân hoặc nước tiểu

Đặc biệt, bạn nên thăm khám và điều trị với bác sĩ ngay lập tức nếu trong đờm có máu sẫm và kèm theo thức ăn. Đây có thể là tình trạng liên quan đến đường tiêu hóa.

điều trị đờm có lẫn máu
Người bệnh nên thăm khám với bác sĩ ngay khi phát hiện ra tình trạng đờm có lẫn máu

Điều trị đờm có máu

Trước khi điều trị, các bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân khiến đờm có lẫn máu. Bác sĩ thường bắt đầu với cuộc kiểm tra sức khỏe, thăm hỏi về triệu chứng và tiền sử bệnh. Họ cũng có thể yêu cầu bạn ho, kiểm tra mũi và miệng xem có bị chảy máu không sau đó lấy mẫu đờm để xét nghiệm.

Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Chụp X-quang
  • Chụp CT ngực
  • Nội soi phế quản
  • Xét nghiệm máu

Sau đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân. Thông thường gồm:

  • Steroid giúp điều trị tình trạng viêm dẫn đến chảy máu
  • Thuốc kháng sinh được sử dụng trong trường hợp viêm phổi hoặc lao
  • Thuốc chống siêu vi như oseltamivir (Tamiflu) giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của nhiễm virus
  • Thuốc giảm ho cho tình trạng ho kéo dài
  • Phẫu thuật điều trị cục máu đông, khối u, ung thư phổi
  • Hóa trị và xạ trị giúp điều trị ung thư phổi

Các biện pháp phòng ngừa

Có một số biện pháp, lưu ý trong sinh hoạt giúp mọi người ngăn ngừa được tình trạng đờm có lẫn máu gồm:

  • Ngừng hút thuốc bởi hút thuốc gây kích ứng và viêm, đồng thời cũng làm tăng khả năng mắc các bệnh nghiêm trọng.
  • Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng đờm
  • Giữ cho nhà cửa luôn sạch sẽ. Bởi bụi, nấm mốc, vi khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng phổi, hen suyễn,…

Đờm có lẫn máu là một dấu hiệu của nhiều tình trạng tiềm ẩn, do đó ngay khi phát hiện thì người bệnh nên thăm khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và bắt đầu điều trị sớm nhất có thể.

Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế bác sĩ chuyên môn.

BÀI VIẾT NÊN ĐỌC

  • Viêm Họng Khạc Ra Máu – Dấu Hiệu Bệnh Nguy Hiểm!
  • Dịch Mũi Có Lẫn Máu Cảnh Báo Bệnh Gì? Cách Xử Lý

Từ khóa » Khó Thở Khạc Ra Máu