Khác Nhau Giữa Tết Xưa Và Tết Nay

Trải qua thời gian dài với nhiều thăng trầm lịch sử, dịp Tết truyền thống cũng có những sự thay đổi để phù hợp, thích nghi với sự phát triển của xã hội ngày càng hiện đại hơn. Tuy nhiên, điều này cũng không hề làm mất đi bản sắc dân tộc và những nét văn hóa truyền thống riêng của người Việt vào dịp Tết Nguyên Đán. Hãy cùng Khacnhaugiua.vn đi tìm những sự khác nhau giữa Tết xưa và Tết nay ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bánh chưng ngày Tết

su-khac-nhau-giua-tet-xua-va-tet-nay-2

Kỷ niệm của những đứa trẻ về cái Tết xưa không thể thiếu hình ảnh về bánh chưng xanh

Nhắc đến Tết Nguyên đán thì không thể không nhắc tới bánh chưng xanh – linh hồn của ẩm thực Việt Nam. Bánh chưng tượng trưng cho vẻ đẹp của đất trời, mang ý nghĩa uống nước nhớ nguồn, là món ăn được dâng lên ban thờ để thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu tới ông bà, tổ tiên mỗi dịp Tết đến.

Vào ngày Tết xưa, các gia đình rộn ràng chuẩn bị nguyên liệu để gói bánh chưng. Muốn làm ra những chiếc bánh chưng đẹp mắt, ngon miệng dâng lên ông bà tổ tiên vào ngày Tết, khâu chuẩn bị từ thịt lợn, đỗ xanh, gạo nếp đến lá dong được chú trọng cực kỳ tỉ mỉ. Sau đó, cả gia đình sẽ quây quần bên nhau gói bánh chưng. Mọi người cũng có thể trông nồi bánh chưng qua đêm cùng nhau bởi thời gian nấu bánh chưng khá lâu. Đây được xem là những kỷ niệm không thể nào quên của những thế hệ đi trước.

su-khac-nhau-giua-tet-xua-va-tet-nay-3

Đặt gói bánh chưng tại các cơ sở chế biến đang được rất nhiều gia đình ưa chuộng ngày nay

Ngày nay, do cuộc sống gấp gáp, bận rộn nên nhiều gia đình không còn giữ thói quen gói bánh chưng vào dịp Tết nữa. Thay vào đó, họ có thể đặt mua những chiếc bánh chưng được gói và luộc sẵn tại các cơ sở uy tín để tiết kiệm thời gian mà vẫn đảm bảo bánh đẹp và ngon miệng.

2. Mua hoa ngày Tết

Một sự khác nhau giữa Tết xưa và Tết nay dễ nhận thấy chính là nhu cầu mua hoa ngày Tết.

Hình ảnh hoa đào ngày Tết

Hình ảnh hoa đào ngày Tết

Tết những ngày xưa cũ, mọi người thường chỉ trang trí nhà cửa với những loại hoa đặc trưng của mùa xuân như cây đào, cành mai, cây quất, hoa hải đường… Đây là những loại cây, loài hoa quen thuộc với Tết Nguyên đán của người Việt.

Ngày nay, bên cạnh việc mua và trang trí nhà cửa bằng những loài hoa quen thuộc kể trên vào ngày Tết, các gia đình sẽ mua thêm những loại cây, loại hoa khác để tô điểm thêm cho ngôi nhà của mình như hoa ly, hoa tuyết mai, hoa mào gà,… Từ đó, mong muốn một năm mới thêm may mắn, tươi tốt, tràn đầy năng lượng giống như những ý nghĩa của các loài hoa đó đem lại.

3. Thói quen mua sắm

Chợ Tết xưa luôn mang một nét riêng không gì thay thế được.

Chợ Tết xưa luôn mang một nét riêng không gì thay thế được.

Hầu như tất cả mọi người đều có nhu cầu mua sắm tăng lên khi Tết đến. Ngày xưa, muốn mua sắm Tết mọi người phải đến chợ. Hạn chế trong địa điểm mua sắm dẫn đến nhiều bất tiện cho người dân nhất là những người ở xa, lượng người mua nhiều dẫn đến thiếu hụt thực phẩm… Tuy nhiên cái không khí đông đúc, nhộn nhịp với tiếng người buôn, kẻ bán kèm giai điệu nhạc xuân vang lên rộn ràng của chợ Tết xưa luôn có một nét riêng không gì thay thế được.

Trung tâm thương mại, siêu thị là những địa điểm mua sắm Tết được rất nhiều người lựa chọn

Ngày nay, có rất nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm được xây dựng để phục vụ mua sắm của con người, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán. Mọi người có thể mua được những sản phẩm đảm bảo vệ sinh, thẩm mỹ nhanh gọn và tiện lợi hơn rất nhiều. Nỗi lo lắng về việc hết hàng cũng không còn khi các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại luôn cung cấp đủ nguồn hàng đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân.

Bên cạnh đó, hình thức mua hàng online, mua sắm trực tuyến trên những nền tảng thương mại điện tử cũng được ưa chuộng. Việc làm này vừa tiết kiệm thời gian, vừa tránh tình trạng đông đúc tại các trung tâm thương mại hay siêu thị vào những ngày cận Tết.

4. Đốt pháo

Hình ảnh trẻ em chơi đốt pháo vào ngày Tết xưa

Hình ảnh trẻ em chơi đốt pháo vào ngày Tết xưa

Ngày xưa mỗi khi Tết đến xuân về, tiếng nổ rộn ràng của tràng pháo đêm 30 hay trong những ngày Tết là đặc trưng không thể thiếu.Ngày Tết mà thiếu tiếng pháo thì sẽ mất đi cái không khí rộn ràng, vui tươi của ngày Tết. Từ người lớn đến trẻ nhỏ, ai ai cũng đốt pháo, cũng mê tiếng pháp đến nỗi nhà nào cũng có một tràng pháo giấy treo trước cửa nhà.

Vì lý do an toàn cho người dân, việc chơi pháo Tết đã được thay thế bằng hình thức xem bắn pháo hoa đêm giao thừa.

Vì lý do an toàn cho người dân, việc chơi pháo Tết đã được thay thế bằng hình thức xem bắn pháo hoa đêm giao thừa.

Ngày nay, vì lý do an toàn cho người dân, việc chơi pháo Tết đã được thay thế bằng hình thức xem bắn pháo hoa đêm giao thừa. Nhưng cũng nhờ quy định này của nhà nước, thời khắc bắn pháo hoa đêm giao thừa đã trở thành thời khắc thiêng liêng, được tất cả mọi người mong đợi vào mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Đây cũng được xem là một trong những điểm khác nhau rõ rệt nhất khi đặt Tết xưa và Tết nay lên bàn cân so sánh.

5. Du xuân

Du xuân trong Tết xưa là dịp để mọi người trong gia đình gắn bó với nhau hơn

Du xuân trong Tết xưa là dịp để mọi người trong gia đình gắn bó với nhau hơn

Vào những ngày Tết xưa, tất cả mọi người trong gia đình, gia tộc, họ hàng sẽ cùng nhau đi lễ chùa khai xuân, cầu cho một năm mới nhiều may mắn và thành công hơn. Đây cũng là dịp để mọi người quây quần, gặp gỡ, trò chuyện, chúc nhau một năm mới thuận lợi, thành công để tình cảm gia đình ngày càng thêm gắn bó hơn.

Nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch vào dịp Tết để có khoảng thời gian nghỉ dài quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả

Nhiều gia đình lựa chọn đi du lịch vào dịp Tết để có khoảng thời gian nghỉ dài quây quần bên nhau sau một năm làm việc vất vả

Ngày nay, hoạt động đi lễ đầu năm vẫn được giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, cũng có một số gia đình lựa chọn dịp nghỉ Tết để đi du lịch, nghỉ dưỡng cùng nhau sau một năm làm việc vất vả. Tập tục này đã có nhiều thay đổi để phù hợp với hơn với hoàn cảnh của mỗi gia đình trong cuộc sống hiện đại.

Trên đây là những điểm khác nhau thú vị giữa Tết xưa và Tết nay được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại. Dù Tết xưa và Tết này có nhiều đổi khác nhưng Tết vẫn là dịp để gia đình đoàn viên; để con cháu thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn với ông bà tổ tiên; và là khoảng thời gian vui tươi, rộn ràng những lời chúc, lời nhắn gửi yêu thương cho một năm mới an lành, hạnh phúc.

Bình chọn

Từ khóa » Sự Khác Biệt Giữa Tết Xưa Và Tết Nay