Khác Nhau Giữa Tin Lành Và Công Giáo

Rất nhiều người trong chúng ta luôn thắc mắc về sự khác nhau giữa Đạo Tin Lành và Công Giáo. Đôi khi, bạn có thể bắt gặp 2 nhà thờ Đạo Công Giáo và Đạo Tin Lành, làm cách nào để bạn phân biệt và biết cách ứng xử cho phù hợp. Bài viết dưới đây của Khacnhaugiua.vn sẽ giúp bạn tìm ra những điểm khác biệt giữa Đạo Tin Lành và Đạo Công giáo. Tham khảo ngay nhé!!

1. Về Kinh Thánh

Đạo Tin Lành và Đạo Công Giáo đều sử dụng Kinh Thánh bao gồm Cựu Ước và Tân Ước làm nền tảng Giáo lý.

Điểm khác biệt là Đạo Tin Lành không tin tưởng bất cứ gì ngoài Kinh Thánh. Trong khi đó, Công Giáo cho rằng, ngoài Kinh Thánh, họ còn có các văn bản khác không kém phần quan trọng như các Nghị quyết của Công Đồng Chung, các Thông điệp và Sắc chỉ của Đức Giáo Hoàng.

2. Về phương diện tổ chức

Sự khác nhau giữa Tin Lành và Công giáo còn được thể hiện ngay trong phương diện tổ chức.

Cụ thể, Đạo Tin Lành không lập ra một Tổ chức Giáo Hội Trung Ương như Công giáo. Những người theo Đạo Tin Lành xây dựng nhiều Giáo hội riêng rẽ, độc lập và tự trị. Dưới Giáo Hội là các Chi Hội. Đại Hội các cấp của Giáo Hội Tin Lành được gọi là Đại Hội Đồng, có toàn quyền quyết định các công việc của toàn Giáo Hội.

3. Các Tông Đồ, Thiên sứ

Tin Lành và Công Giáo còn khác nhau về niềm tin vào các Tông Đồ, Thiên sứ. Cụ thể, đạo Tin Lành tin có Thiên sứ, có Thánh Tông đồ, các Thánh Tử đạo, và các Thánh khác, nhưng không tôn kính họ như Đạo Công Giáo.

Bên cạnh đó, Đạo Tin Lành không thờ các tranh ảnh, hình tượng, không tôn sùng và thực hiện việc hành hương đến Thánh địa Jérusalem, Núi Sinai, Đền Thánh Phêrô và Phaolô.

su-khac-nhau-giua-tin-lanh-va-cong-giao-2
Kinh Thánh là yếu tố giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa Đạo Tin Lành và Đạo Công Giáo

4. Đức mẹ Maria

Đạo Tin Lành chỉ xem Mẹ Maria đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê-su và chỉ coi bà là mẹ trần thế của Chúa Kitô, nên chỉ tôn trọng chứ không tôn kính Mẹ Maria như Công giáo.

Đạo Công Giáo cho rằng Đức Mẹ Maria đồng trinh trọn đời và đề cao tôn sùng bà, coi bà là Mẹ của Thiên Chúa.

5. Phép Bí tích

Đạo Công Giáo có 7 phép bí tích gồm: rửa tội, thêm sức, giải tội, Thánh thể, xức dầu Thánh, truyền chức Thánh, hôn phối.

Trong 7 Phép Bí tích của Công giáo, Đạo Tin Lành chỉ thừa nhận 2 Bí tích sau đây :

  • Bí tích Rửa tội (Baptême)
  • Bí tích Thánh thể

Đạo Tin Lành chỉ tin và thực hiện phép rửa tội, (bắp tem), phép tiệc Thánh, ngoài ra Đạo Tin Lành còn thực hiện một số lễ hôn phối, lễ dâng con trẻ cho Thiên Chúa.

Nghi lễ Baptême của Đạo Tin lành được tiến hành theo lối cổ như Thánh Gioan rửa tội cho Chúa Jesus trên sông Jordan bằng cách dìm cả người xuống nước, chớ không cải biến dội một ít nước lên đầu một cách tượng trưng như Đạo Công giáo.

Đạo Công Giáo chấp nhận phép biến thể trong lễ Thánh thể (bánh mì, rượu nho biến thành Mình Chúa và Máu Chúa). Trong khi đó, Đạo Tin Lành không công nhận thuyết biến thể trong phép Tiệc Thánh và cho rằng đó là kỷ niệm về cái chết của Chúa Kitô, bánh và rượu chỉ tượng trưng cho Mình Chúa và Máu Chúa.

su-khac-nhau-giua-tin-lanh-va-cong-giao-3
Kiến trúc nhà thờ cũng là điểm khác nhau rõ rệt giữa Đạo Tin Lành và Đạo Công Giáo.

6. Linh mục

Sự khác nhau giữa Tin Lành và Công giáo còn nằm ở khía cạnh Linh mục. Giáo sĩ của Đạo Tin Lành chỉ có 2 bậc: Mục Sư và Truyền Đạo (cũng gọi là Giảng Sư). Giáo sĩ Tin Lành được phép có vợ và con cái, xây dựng hạnh phúc gia đình bình thường. Trong khi đó, Linh Mục của Đạo Công Giáo phải giữ độ thân suốt đời.

Tín đồ Đạo Tin Lành, muốn lên làm Mục Sư, thì phải học đạo, qua thời gian tập sự rồi mới được bổ nhiệm chức Truyền Đạo. Một thời gian sau, nếu xét thấy có nhiều khả năng thì mới phong lên hàng Mục Sư.

Việc phong chức và bổ nhiệm 2 chức Truyền Đạo và Mục Sư do một Hội Đồng đặc biệt của Giáo Hội quyết định.

Các Mục Sư Tin Lành không có quyền thay mặt Thiên Chúa ban phước hay tha tội cho tín đồ, không phải là cầu nối trung gian giữa Thiên Chúa và tín đồ. Trong khi đó, Đạo Công Giáo quy định tín đồ xưng tội với Thiên Chúa qua Linh mục.

7. Chuộc tội

Đạo Công giáo cho rằng, con người không những phải làm việc thiện mà còn phải hãm mình để chuộc tội.

Trong khi đó, những tín đồ Đạo Tin Lành quan niệm việc chuộc tội cho loài người đã có Chúa Jesus làm trọn vẹn, nên họ làm việc thiện để tỏ ra xứng đáng với Thiên Chúa và được Thiên Chúa cứu vớt.

8. Nhà thờ

Đạo Công Giáo thường xây dựng nhà theo kiểu Gô-tích nhiều hoa văn hoạ tiết cầu kỳ và có Thánh quan thầy bảo hộ.

Trong khi đó, kiến trúc nhà thờ của Tin Lành có lối kiến trúc hiện đại, trong ngoài nhà thờ không có tranh tượng, chỉ đặt Thập tự giá biểu tượng Chúa Kito chịu nạn và không có Thánh quan thầy bảo hộ.

Trên đây là những điểm khác nhau giữa Tin Lành và Công Giáo được Khacnhaugiua.vn tổng hợp lại để giúp các bạn có những thông tin cơ bản nhất nếu được hỏi về hai loại tôn giáo này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với Khacnhaugiua.vn tại địa chỉ website: https://khacnhaugiua.vn/ để được giải đáp cụ thể hơn.

4.9/5 - (91 votes)

Từ khóa » Công Giáo Và Tin Lành Khác Nhau Như Thế Nào