Khắc Phục Cho Tôm Sú Hết Da Xanh

Một số chuyên gia cho rằng, việc lạm dụng các loại thức ăn công nghiệp, không tuân thủ quy trình chăn nuôi thuận tự nhiên sẽ gây phát sinh nhiều bệnh cho vật nuôi. Riêng đối với tôm sú, một trong những triệu chứng bệnh phổ biến là da chuyển màu xanh. Sau đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục cho tôm sú hết da xanh.

Hiện tượng da xanh ở tôm sú là triệu chứng của nhiều chứng bệnh, bản thân nó không được coi là một bệnh cụ thể. Sau đây là 2 bệnh phổ biến nhất gây ra hiện tượng da xanh trên tôm sú.

Mục lục nội dung

  • 1 Tôm bị thiếu hụt vitamin
  • 2 Khắc phục cho tôm sú hết da xanh do thiếu chất
  • 3 Hội chứng thiếu hụt sắc tố (PDS) trên tôm sú
  • 4 Khắc phục cho tôm sú hết da xanh do thiếu sắc tố Astaxanthin
  • 5 Câu hỏi
  • 6 Video hướng dẫn

Tôm bị thiếu hụt vitamin

tôm sú hết da xanh

Theo các chuyên gia chăn nuôi, nếu trong thức ăn hàng ngày của tôm bị thiếu đi riboflavin và Vitamin K vẫn không gây ra ảnh hưởng gì lớn đến quá trình sinh trưởng của tôm. Nếu có thể cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất trong thực phẩm thì con tôm sẽ đạt đến mức tăng trưởng tối đa.

Nguyên nhân:

Tuy nhiên, chỉ cần sự thiếu hụt vitamin C trong chế độ dinh dưỡng thì tôm có thể mắc bệnh chết đen. Màu sắc cơ thể tôm sẽ chuyển sang màu tối, đen, xanh đậm. Tỉ lệ sống của ấu trùng tôm giảm rất mạnh và thời gian biến thái bị tăng lên, không ổn định. Tôm có dấu hiệu bỏ ăn, dễ bị sốc, hệ miễn dịch kém và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh, tôm chậm lớn và cuối cùng là chết rải rác 1-5% mỗi ngày. Tỉ lệ hao hụt lên đến 80-90%, bà con có nguy cơ mất trắng.

Nên xem: Cách nâng độ mặn trong ao nuôi tôm

Khắc phục cho tôm sú hết da xanh do thiếu chất

Để ngăn ngừa bệnh chết đen do thiếu vitamin trên tôm sú, đồng thời nâng cao khả năng đề kháng của tôm thì cần phải bổ sung :

  • 1900 – 3100mg acide ascorbic/kg thức ăn cơ bản cho tôm, hoặc trộn 159mg Ascorbyl-2 sulphate/kg thức ăn và 40mg Ascorbyl-2 Monophosphate/kg thức ăn cho tôm.

Hội chứng thiếu hụt sắc tố (PDS) trên tôm sú

Đây là một hội chứng được các nhà khoa học nghiên cứu từ những năm 1992. Nó còn được gọi bằng tên khác như tôm màu nhạt, bệnh tôm da xanh, hội chứng vỏ xanh… Theo kết luận từ các chuyên gia, bệnh này có liên quan đến sự thiếu hụt Astaxanthin Carotenoid trong thức ăn của tôm.

Astaxanthin là môt chất trong nhóm carotenoid, có sắc đỏ, có khả năng tan trong chất béo. Màu hồng của thịt cá hồi là do giàu sắc tố này. Nó tạo nên sắc tố của một số loài tảo, nấm men và tôm cá. Nó cũng góp phần tạo màu vàng cam và đỏ cho da và trứng của một số loài khác.

Khắc phục cho tôm sú hết da xanh do thiếu sắc tố Astaxanthin

tôm sú hết da xanh

Giải pháp được đưa ra là bổ sung tảo Spirulina vào khẩu phần ăn của tôm với liều lượng 35g/kg thức ăn và cần thực hiện ngay khi phát hiện thấy các dấu hiệu lâm sàng của bệnh. Hàm lượng Astaxanthin trong tảo Spirulina hiện nay dao động từ 3,5 đến 5,7 g/kg.

Nên xem: Khắc phục trai và ốc nhồi bị chết do nước ô nhiễm

Chỉ sau một thời gian ngắn bà con sẽ thấy bệnh được cải thiện đáng kể và sắc tố đỏ trong thịt tôm cũng tăng cao hơn. Chất lượng trứng tôm và chất lượng ấu trùng cũng được cải thiện

Bệnh da xanh ở tôm sú là một trong những chứng bệnh phổ biến mà bà con chăn nuôi tôm thường phải đối mặt, bên cạnh các bệnh mềm vỏ, cong thân… Chỉ cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì bà con có thể sử dụng phác đồ điều trị chính xác và cải thiện hiệu quả điều trị tối ưu.

Câu hỏi

Tôm sú hơn 5 tháng tuổi, khoảng 1 tháng nay bị da xanh. Hỏi làm cách nào khắc phục hết da xanh ở tôm?

Video hướng dẫn

Rate this post

Từ khóa » Tôm Sú Bị Xanh Vỏ