Một Số Bệnh Thường Gặp Trên Tôm Sú Và Cách Phòng Trị

SANDO - Lấy chất lượng, an toàn và hiệu quả làm cam kết cao nhất

Một số bệnh thường gặp trên tôm sú và cách phòng trị

English Đăng nhập
  • logo sandoLấy chất lượng, an toàn và hiệu quả làm cam kết cao nhất
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu công ty
    • Lịch sử hình thành và phát triển
    • Tầm nhìn, Sứ mệnh và Giá trị cốt lõi
    • Sơ đồ tổ chức công ty
    • Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
    • Chính sách chung
    • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng
    • Hình ảnh hoạt động
    • Hình ảnh chứng nhận
    • Video clip
  • Sản phẩm
    • Thuốc cho tôm
      • Xử lý môi trường
      • Nhóm dinh dưỡng - hỗ trợ điều trị
      • Thuốc điều trị
    • Thuốc cho cá
      • Xử lý môi trường
      • Nhóm dinh dưỡng - hỗ trợ điều trị
      • Thuốc điều trị
      • Diệt khuẩn - Trị nội ngoại ký sinh
    • Thuốc thú y
      • Nhóm dinh dưỡng - hỗ trợ điều trị
      • Thuốc điều trị
      • Nhóm thuốc khác
  • Ứng dụng sản phẩm
    • Nuôi tôm
    • Nuôi cá
    • Chăn nuôi
  • KHOA HỌC - KỸ THUẬT
    • Nuôi tôm
      • Kỹ thuật nuôi tôm
      • Quản lý chất lượng nước
      • Bệnh tôm
    • Nuôi cá
      • Kỹ thuật nuôi cá
      • Quản lý chất lượng nước
      • Bệnh cá
    • Chăn nuôi
  • Tin tức - Sự kiện
    • Tin nội bộ
    • Tin tức khác
  • Thư viện hay
    • Thông tin có thể bạn chưa biết
    • Ảnh đẹp lạ
    • Video clip thú vị
  • Tuyển dụng
  • Liên hệ
hinh-nha-may-sando hepvirol-plus-shrimp san-super-benthos-procom-sando dosal-shrimp Doxit 300 tôm oscill-alga-fish sanramix-sando phong chat luong Trang chủ KHOA HỌC - KỸ THUẬT Nuôi tôm Bệnh tôm Ngày đăng: 29/09/2021 Đã xem: [form_view] Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ

MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN TÔM SÚ VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ

I) BỆNH DO VIRUS GÂY RA

1. Bệnh virus gây hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) trên tôm Bệnh IHHNV là bệnh thường gặp ở tấc cả các vùng nuôi và gây thiệt hại kinh tế cho người nuôi. Do vậy, bà con nuôi tôm cần chú ý các dấu hiệu bệnh lý và tác nhân gây bệnh để khắc phục bệnh IHHNV trên tôm, nhằm góp phần giảm thiệt hại và phòng ngừa dịch bệnh lây lan. a. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu là giống Parvovirus. Virus ký sinh trong nhân tế bào tuyến anten, tế bào hệ bạch huyết, tế bào mang, tế bào dây thần kinh, không có thể ẩn mà có thể vùi, chúng làm hoại tử và sưng to nhân vật chủ. b. Dấu hiệu bệnh lý Tôm nhiễm bệnh IHHNV thường hôn mê, hoạt động yếu, chủy biến dạng.Tôm bị bệnh lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục.Ấu trùng và hậu ấu trùng có thể đã nhiễm virus nhưng bệnh không xảy ra, đến giai đoạn postlarvae 35 thì dấu hiệu chính của bệnh mới thể hiện và kèm theo tỷ lệ chết dữ dội.Tôm kém ăn, phân đàn cao. c. Đặc điểm phân bố và lây truyền của bệnh Bệnh IHHNV lan truyền cả chiều đứng và chiều ngang. - Chiều đứng: Trong quần đàn tôm nhiễm IHHNV, những con bị bệnh mà sống sót sẽ mang virus theo suốt cuộc đời và sau khi tham gia sinh sản sẽ truyền virus cho thế hệ con - Chiều ngang: Con khỏe ăn con bệnh làm bệnh này lây lan rất nhanh trong quần đàn tôm nuôi d. Giải pháp phòng bệnh chung do virus: IHHNV là bệnh do virus, nên hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu chữa trị. Phòng bệnh là biện pháp căn cơ. Để khắc phục bệnh cần quan tâm đến một số vấn đề sau: - Chỉ nên dùng tôm mẹ không nhiễm virus để tham gia sinh sản nhân tạo trong các trại tôm giống. - Nên chọn những đàn giống không nhiễm IHHNV bằng kỹ thuật PCR nuôi thịt. - Có thể áp dụng kỹ thuật sốc post larvae bằng formol (150 – 200 ppm) thời gian 30 phút và sục khí mạnh để loại đi những con post larvae yếu và mang mầm bệnh trước khi thả tôm giống xuống ao nuôi thương phẩm. - Làm tốt công tác tẩy dọn vệ sinh trước và sau một vụ nuôi để diệt virus tự do, quây lưới quanh bờ ao, căng dây, lắp hình nộm để ngăn chặn xâm nhập của những sinh vật mang virus (cua, còng, chim ...). Diệt vật chủ trung gian mang mầm bệnh (cá tạp, hến, vẹm,...) bằng Reo, Oscill Alga 08. - Áp dụng hình thức nuôi tôm ít thay nước và không lấy nước trực tiếp từ biển để tránh sự xâm nhập của virus vào ao; duy trì thích hợp và ổn định các yếu tố môi trường. - Trong ao chứa, dùng Guarsa/ Gunmid-S để làm mất khả năng cảm nhiễm của virus tự do trong nước liều 0,7 - 1kg/1000 m3 nước. - Tùy theo từng địa phương mà chọn vụ nuôi thích hợp, tránh mùa mà bệnh thường xuất hiện. - Tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng bằng: Vigan, San Anti Shock, Calciphorus, Bioticbest, Hepavirol Plus - Ngoài ra, cần quản lý chất lượng nước và môi trường ao nuôi luôn thích hợp định kỳ dùng chế phẩm vi sinh Sanmeli, VS-Star - Khi bệnh đã xảy ra, cần sát trùng mạnh bằng Guarsa liều cao để diệt virus và sinh vật mang virus trước khi thả ra môi trường bên ngoài nhằm giảm lây lan trên diện rộng. 2. Bệnh đầu vàng trên tôm sú Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao. a. Triệu chứng: - Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu- Thân tôm có màu nhợt nhạt- Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần- Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng. b. Nguyên nhân: - Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus. c. Gải pháp Phòng bệnh: (xem giải pháp phòng bệnh chung do virus) Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa. II) BỆNH DO VI KHUẨN GÂY RA 1. Tôm bị cụt râu, mòn đuôi, đốm đen, đốm nâu Nguyên nhân: Bệnh do nấm hoặc các vi khuẩn như Vibrio, Aeromonas, Pseudomonas...gây ra. a. Dấu hiệu bệnh: Tôm bị bệnh thường xuất hiện các vùng mềm trên vỏ kitin, sau đó tạo nên các điểm nâu hay đen, trắng, tại đó vỏ kitin bị ăn mòn, các phần phụ (chân bò, chân bơi, râu…) và đuôi tôm có thể phồng lên rồi mòn cục dần.Tôm bị cụt râu một phần hay toàn bộ, đuôi và chân bò bị ăn mòn b. Cách trị bệnh: - Xử lý môi trường +Giảm lượng cho ăn 30-50%, thay nước (nếu có thể)Xử lý môi trường nuôi bằng Oscill Alga Shrimp 1 lít/1000 m3 nước (hoặc Bioxide 150 liều 1 lít/1000-1500 m3 nước) , 1-2 lần, tùy vào mức độ bệnh. +Trường hợp bội nhiễm kết hợp cả 2 +Kiểm tra môi trường nuôi, hấp thụ khí độc bằng Deosan, Odormen. - Trộn ăn +Trộn ăn Promic 10-15 g/kg thức ăn, 2 cử/ ngày, 3-5 ngày. Bị nặng dùng kháng sinh CAFAGEN 10 g (hoặc SAN COSUL 10 ml) cho 1 kg thức ăn, 2 lần/ngày, 5-7 ngày +Tăng sức đề kháng cho tôm: tạt và trộn ăn San Anti Sshock c. Giải pháp Phòng bệnh chung do vi khuẩn: + Xử lý kỹ ao nuôi trước khi thả tôm.Ngăn không cho nhiễm bệnh từ các ao nuôi lân cận (sử dụng riêng vợt, chài, vó... cho từng ao; sát trùng các dụng cụ dùng chung) + Định kỳ 7-10 ngày/lần sát khuẩn ao nuôi bằng Guarsa, Bioxide 150, Sandin 267 + Giữ sạch môi trường ao nuôi, định kỳ 3-5 ngày/lần cấy vi sinh Bon One, Sanmeli, VS-Star +Tăng cường miễn dịch, đề kháng cho tôm bằng San Anti Shock, Calciphorus, Vigan, Bacdoci, Hepavirol Plus 2. Bệnh phát sáng

a. Nguyên nhân: - Do vi khuẩn V. harveyi: thường gặp trong ao có độ mặn cao, nhiệt độ nước tăng và hàm lượng chất hữu cơ lớn, oxy thấp - Do tảo: đặc biệt là nhóm tảo roi Dinoflagellate gồm Peridinium, Ceratium, Gymnodium, và một số tảo giáp - Phospho thăng hoa: do thức ăn dư thừa, lượng Phospho trong thức ăn không được hấp thu hết, lâu ngày tích lũy thành một lượng lớn trong bùn đất dưới dạng các hợp chất. Sự khuấy đảo nước + hoạt động của tôm làm nước phát sáng b. Triệu chứng trên tôm: - Tôm yếu, bơi không định hướng, tấp mé, phản ứng chậm chạp Mang và thân tôm có màu sẫm, bẩn, thịt đục màu. Gan viêm và teo nhỏ, mất chức năng tiêu hóa cho tôm. - Ăn giảm, hoặc bỏ ăn.Đầu, thân tôm phát sáng màu trắng - xanh lục trong bóng tối. Có đốm sáng rất nhỏ và nhiều trên phần cơ thịt của tôm - Quan sát bằng kính hiển vi thấy vi khuẩn phát sáng di chuyển trong cơ, máu tôm. - Tôm chậm lớn, có thể bị đóng rong ở mang và vỏ. - Tôm chết đáy rải rác tuỳ vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Nếu nhiễm bệnh 100% đàn tôm trong giai đoạn 45 ngày nuôi đầu, có thể chết hàng loạt. - Tôm ấu trùng nhiễm bệnh có màu trắng đục, nhiễm bệnh nạng thì lắng dưới đáy bể ương và chết hàng loạt. c. Phòng ngừa: (xem giải pháp phòng bệnh chung do VK) và một số lưu ý dưới đây: - Độ mặn: Không nuôi tôm ở độ mặn quá cao. Hạ độ mặn để ức chế vi khuẩn phát sáng. - Cần giữ môi trường ổn định không để tảo tàn đồng loạt làm mất màu nước và bùn đáy. Phát triển nhóm tảo lục (chlorella) để khống chế sự phát triển của vi khuẩn Vibrio harveyi. d. Biện pháp Xử lý: + Phát sáng do tảo: Thay 10-20% nước, vài ngày liên tục. Buổi sáng 8-10h dùng BKC++8000 liều 1 lít/1500-2000 m3 nước, buổi chiều 15-16h dùng Toxin Pond 4-5 lít 1000 m3 nước. Sau đó dùng Super Z lắng xác tảo và hấp thu khí độc. Cấy lại vi sinh Sanmeli 227g/ 1000 m3 sau 48 giờ. + Phát sáng do phospho thăng hoa: Thay nước 10-20%, nhiều ngày liên tục, giảm lượng cho ăn, xi phong đáy (nếu có thể). Xử lý đáy bằng vi sinh Sanmeli 227 g/ 1000 m3 nước và VS-Star 4-5 lít/1000 m3 nước, dùng nhiều lần đến khi ao được cải thiện. + Phát sáng do V. harveyi: .Thay nước, hạ độ mặn .Tăng cường chạy quạt, cung cấp Oxy Better để duy trì hàm lượng oxy trong nước cao .Diệt khuẩn bằng Guarsa 500-700 g/ 1000 m3 nước hoặc Bioxide 150 1 lít/1000-1500 m3 nước. Sau 48 giờ cấy lại vi sinh Sanmeli 227 g/ 1000 m3 nước .Trộn ăn SAN OSOL 10 ml + SAN COSUL 10ml (hoặc dùng CAFAGEN 10g) cho 1kg thức ăn, 2 lần/ ngày, liên tục 5-7 ngày, .Tăng cường sức đề kháng trộn ăn và tạt San Anti Shock III. BỆNH DO NHÓM SINH VẬT GÂY RA 1. Bệnh đóng rong nhớt a. Nguyên nhân: Bệnh đóng vôi, đóng rong xuất hiện chủ yếu là do tảo, nấm, động vật nguyên sinh và vi khuẩn tác động lẫn nhau gây ra bệnh.Theo Dr. Lightner, bệnh đóng rong xuất phát từ những Protozoe sống tự do trong ao hoặc trong bể nuôi, bọn này sống lơ lửng hoặc sống dưới đáy ao. b. Giai đoạn: Bệnh xuất hiện từ giai đoạn tôm giống cho đến lúc tôm trưởng thành, đặc biệt vào những tháng cuối vụ nuôi. c. Biểu hiện: Tôm toàn thân bị dơ, tập trung ở phần đầu ngực hay toàn thân, mang và các phụ bộ. Tôm yếu ớt, thường bỏ ăn, ít di chuyển và bơi tấp mé bờ, đồng thời mang thường bị tổn thương hoặc biến đổi màu sắc d. Cách xử lý: - Do tảo: Cải tạo môi trường ao nuôi, sử dụng men vi sinh (Pondozy B, Sanmeli ) hoặc hóa chất Alga RV để cắt tảo, quản lý tốt môi trường, đặc biệt là tránh hiện tượng dư thừa thức ăn - Do nấm, vi khuẩn, nguyên sinh động vật: Xử lý Bioxide 150 liều 1 lít/1000-1500 m3 nước. Nếu bị đóng rong nặng có thể đánh liên tiếp 2 -3 lần. Sau đó phải làm sạch đáy và nước bằng Sanmeli, VS-Star - Đảm bảo nhu cầu oxy cho tôm bằng tăng cường chạy quạt, sục khí - Tăng cường sức đề kháng: trộn ăn và tạt San Anti Shock - Tăng cường thay nước nhằm cải thiện môi trường đồng thời kích thích cho tôm lột bằng cách cho ăn kết hợp tạt khoáng Calciphorus 2. Bệnh do môi trường có hàm lượng độc tố cao Bệnh đen mang (tím mang) trên tôm sú a. Nguyên nhân: - Ao nuôi có chất lượng nước không tốt (đáy ao dơ, có nhiều khí độc NH3, NO2, H2S,…) mật độ nuôi dày. Môi trường nuôi bẩn có thể làm các mảnh vụn bám vào trong mang tôm làm cho mang tôm có màu đen. - Tôm trong ao có hiện tượng bị đóng rong, các sinh vật bám như động vật đơn bào, vi khuẩn dạng sợi, tảo, nấm bám trên mang và bề mặt cơ thể của tôm. Các sinh vật này tạo điều kiện cho các chất vẩn hữu cơ bám và làm mang tôm chuyển màu. - Khi mang tôm bị nhiễm vi khuẩn hay nhiễm nấm Fusarium làm xuất hiện các sắc tố melanin làm mang tôm có màu đen. - Tôm sống trong điều kiện pH thấp, có nhiều Ion kim loại nặng như nhôm, sắt, muối của các kim loại này kết tụ trên mang của tôm làm nó chuyển màu đen. b. Biểu hiện: - Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu nâu hoặc đen. Khi nhiễm nặng các phụ bộ, chân và đuôi cũng bị đen. - Tôm nổi đầu do thiếu ôxy, bơi lờ đờ trên mặt nước, dạt vào bờ. - Tôm giảm ăn, chậm lớn và chết khi có thêm các tác nhân khác. - Mang tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh phá hủy khi bệnh nặng. - Đen mang làm tăng số lần lột xác của tôm, sự lột xác giúp tôm loại bỏ các mang hư hại nhưng nhiễm trùng nhanh chóng trở lại và tiếp tục làm mang tôm bi đen. Đen mang làm tôm suy yếu nhanh chóng, tôm chậm tăng trưởng và có khả năng chịu đựng kém hơn c. Phòng bệnh: - Tẩy dọn ao kỹ trước khi thả tôm - Lắng lọc kỹ nước trước khi cấp vào ao nuôi, diệt vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào ao nuôi (dùng Reo, Oscill Alga 08) - Chọn mật độ nuôi phù hợp với tay nghề và kỹ thuật.Kiểm soát tảo trong ao, tránh tảo tàn đồng loạt. - Tăng cường sục khí để tăng hàm lượng ôxy nhằm phân hủy mùn bã hữu cơ và chất độc. Ngăn ngừa khí độc cho ao nuôi tôm bằng Odormen và tăng liều khi thời gian nuôi càng dài - Tránh dư thừa thức ăn, định kì dùng men vi sinh để giảm phân hủy các chất ô nhiễm hữu cơ trong ao, giữ đáy ao sạch bằng Sanmeli, VS-Star - Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng cho tôm bằng: San Anti Shock, Munoman, Calciphorus, Bioticbest, Hepavirol Plus d. Trị bệnh: - Khi có hiện tượng bệnh lý xuất hiện cần tìm hiểu xem tôm bị đen mang do nguyên nhân nào - Giảm lượng cho ănTăng cường chạy quạt, sục khí *Đen mang do ao bị ô nhiễm: cần cải thiện điều kiện môi trường bằng việc xi phong bùn đáy ao, thay nước, hấp thụ khí độc ngay bằng Odormen, sau đó sử dụng men vi sinh liều cao Sanmeli (việc này có 2 mục đính đó là phân hủy mùn bã và cạnh tranh với vi khuẩn có hại). Đồng thời tăng sức đề kháng cho tôm bằng tạt và trộn ăn San Anti Shock *Đen mang do vi khuẩn và nấm: Sáng 9h Bioxide 150 liều 1 lít/ 1000-1500 m3 nước, chiều Oscill Alga Shrimp 1 lít/1000 m3 nước để diệt vi khuẩn và nấm, sau 2 ngày cấy men vi sinh Sanmeli. Trộn ăn SAN OSOL dạng lỏng 10ml + SAN COSUL 10ml cho 1kg thức ăn, 1-2 lần/ngày, 5-7 ngày *Do pH nước thấp, trong nước nếu có nhiều ion kim loại nặng (nhôm, sắt): Sử dụng vôi để tăng pH, sáng 9h dùng Etado 1 kg/1000 m3 nước để lắng kết kim loại nặng, phèn; chiều dùng Bon-Kp 500 g/2000 m3 nước để khử Bệnh vàng mang a. Nguyên nhân: - Ao bị xì phèn làm pH thấp trong lúc tôm đang lột xác - Tảo tàn, ô nhiễm, các chất lơ lửng trong nước bám vào mang tôm làm mang có màu vàng - Ao có nhiều kim loại nặng b. Biểu hiện - Mang và vùng mô nối mang với thân tôm có màu vàng - Tôm bơi yếu, dạt bờ, hô hấp khó khăn - Tôm giảm ăn, chậm lớn. Lâu dần tôm rớt đáy - Khi bị nặng tôm bị vi khuẩn, nấm hoặc nguyên sinh động vật ký sinh tấn công c. Trị bệnh *Do phèn: sáng 9h dùng Etado 1 kg/1000 m3 nước để lắng kết váng phèn; chiều 15-16h dùng Bon Kp 500 g/ 2000 m3 nước để khử. Sau đó nâng pH, nâng kiềm ổn định pH bằng Calcibest + Super Akaline. Giúp tôm cứng vỏ nhanh sau khi lột Miramix, Somax-CM *Do kim loại nặng: dùng Etado *Do tảo tàn, ô nhiễm: Giảm ăn, thay nước. Tăng cường oxy hòa tan Oxy Better, Hấp thụ khí độc bằng Odormen và phân hủy xác tảo, nền đáy bằng Sanmeli, VS-Star. Tăng sức đề kháng: San Anti Shock IV. BỆNH LIÊN QUAN MÔI TRƯỜNG VÀ DINH DƯỠNG 1. Bệnh mềm vỏ kinh niên a. Biểu hiện: Là bệnh thường xảy ra trong các ao nuôi tôm thương phẩm. Biểu hiện của bệnh là sau khi lột xác, vỏ tôm không cứng lại được, vỏ thường bị nhăn nheo, dễ rách nát nên dễ bị cảm nhiễm của các tác nhân gây bệnh, tôm có vỏ mềm yếu, vùi mình dạt bờ. b. Nguyên nhân: - Do thiếu chất khoáng hoặc thiếu một số vitamin, nhất là vitamin D, do thức ăn kém chất lượng, ôi thiu hoặc cho ăn thiếu. - Nước ao có độ kiềm thấp - Nước bị nhiễm độc (khí độc, thuốc trừ sâu, tảo độc,…) - Nuôi tôm trong điều kiện môi trường có nhiều biến động gây sốc làm rối loạn hoạt động trao đổi chất của tôm cũng gây ra mềm vỏ. c. Giải pháp phòng trị: - Định kỳ bổ sung vitamin và khoáng chất cho tôm bằng: tạt và trộn ăn San Anti Shock, Calciphorus, Dosal - Duy trì pH ổn định trong khoảng thích hợp 7,5-8,5; và ổn định độ kiềm bằng Super Akaline + Calcibest - Giữ môi trường nước ổn định, thích hợp, giảm yếu tố gây stress cho tôm. Bổ sung San anti Shock khi thời tiết, môi trường thay đổi - Ngăn ngừa và xử lý khí độc trong ao bằng Odormen, VS-Star - Không nên dùng thuốc trừ sâu trong ao nuôi 2. Tôm sú chậm lớn, còi cọc a. Nguyên nhân - Tôm giống bị nhiễm bệnh còi do MBV (Monodon Baculovirus) hoặc HPV (Hepatopancreatic parvovirus) hoặc bị Hội chứng chậm lớn trên tôm sú LSNV (Laem singh virus ) - Sử dụng tôm giống bố, mẹ không đạt chất lượng, lạm dụng quá mức sức sinh sản tôm mẹ - Mật độ nuôi dày, sinh khối trong ao lớn - Lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong quá trình sản xuất giống, nuôi - Môi trường ao nuôi quản lí chưa tốt (nguồn nước, đáy ao, chất hữu cơ lơ lững) - Các bệnh do vi khuẩn Vibrio, vi khuẩn dạng sợi, bệnh đóng rong, bệnh phân trắng... - Nuôi tôm vào mùa lạnh- Tôm không hấp thu dinh dưỡng do bị rối loạn chức năng chuyển hóa b. Biện pháp khắc phục - Nên chọn những đàn giống không nhiễm MBV, HPV, LSNV, đạt kích cỡ thả nuôi PL 15 - Mật độ thả nuôi phù hợp 15-20 con/m2 - Hạn chế sử dụng hóa chất, kháng sinh, chỉ sử dụng khi cần thiết, nên theo hướng dẫn của các chuyên gia - Quản lí tốt các yếu tốt chất lượng nước ao nuôi (oxy hòa tan, pH, độ kiềm…); định kỳ sử dụng các sản phẩm vi sinh làm sạch môi trường Sanmeli, VS-Star BB; quản lí thức ăn chặt chẽ, tránh dư thừa - Định kỳ diệt khuẩn, ký sinh trùng, nấm: Guarsa, Bioxide 150, Oscill Alga Shrimp - Theo dõi thông tin về thời vụ thả giống cũng như giá tôm nguyên liệu để có định hướng thả nuôi phù hợp với mùa vụ. Nuôi vào mùa lạnh khi đảm bảo đủ điều kiện - Tăng cường hấp thu dinh dưỡng, tăng cường chuyển hóa: trộn ăn men vi sinh Bioticbest, Dosal 3. Tôm bị phân đàn (lòi xòi) Nguyên nhân: - Nuôi mật độ dày: những con lớn chiếm giữ đáy ao, nơi thức ăn chìm xuống. Những con nhỏ hơn bơi vòng quanh ao, gần bờ để tìm thức ăn còn sót lại. Dẫn đến sai khác về kích cỡ - Thiếu dinh dưỡng, mất cân bằng ion (khoáng chất) - Quản lý thức ăn: thức ăn trong trại giống không chìm mà nổi lưng chừng nên tất cả tôm đều có cơ hội ăn mồi. Về ao nuôi do chuyển qua thức ăn chìm quá sớm, những con tôm không lấy được thức ăn sẽ bị chậm lại Biện pháp: - Thả nuôi với mật độ phù hợp 15-20 con/m2 - Chuyển thức ăn phù hợp giai đoạn. Sử dụng thức ăn có kích cỡ khác nhau trộn cho tôm ăn để hạn chế tình trạng phân đàn - Định kỳ bổ sung khoáng chất vào ao nuôi để cân bằng hàm lượng ion bằng Calciphorus hoặc Miramix - Tôm bị phân đàn (lòi xòi) là điểm đặc trưng, gặp hầu như trong mọi ao nuôi tôm sú. Để khắc phục hiện tượng này cty SANDO cho ra đời một sản phẩm đặc biệt DOSAL, đã cho kết quả tốt và ứng dụng thành công trên nhiều hộ nuôi. Trộn ăn với liều 5ml/kg thức ăn, 1 lần/ngày, suốt trong quá trình nuôi.

TÀI LIỆU THUỘC PHÒNG KỸ THUẬT CTY SANDO.

Từ khoá: benh tom, benh tom su, phan dan, tom vo xanh Những bài liên quan Bệnh thường gặp trên cá điêu hồng và cách phòng trị

Bệnh xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi (50-70%). Thông tin sau sẽ giúp người nuôi hiểu rõ hơn về hai bệnh này từ đó có cách phòng trị bệnh hiệu quả.

Các bệnh thường gặp trên tôm càng - Cách phòng trị

Các bệnh thường gặp trên tôm càng - phương pháp phòng trị

Một số bệnh thường gặp trên cá trắm cỏ - Nguyên nhân & Cách xử lý

Khi cá mắc bệnh thường có những dấu hiệu bệnh lý như: Cá tách đàn, hoạt động yếu, bơi lờ đờ trên tầng mặt và sát bờ ao. Màu sắc của cá thay đổi sang màu tối, da cá thường mất nhớt, khô rát. Trên thân, các gốc vây và xung quanh miệng của cá xuất huyết hoặc có màu trắng bạc...

Cách phòng trị bệnh thường gặp trên cá hồi

Dấu hiệu bệnh lý bệnh hoại tử tuyến tụy: bơi lội bất thường xuống đáy bể và chết...

Cách phòng và trị một số bệnh thường gặp ở cá bóng tượng

5 bệnh thường gặp ở cá bống tượng: bệnh đốm đỏ, bệnh lở loét, bệnh mất nhớt, ngoại ký sinh trùng, nấm thủy mi,..

KHOA HỌC - KỸ THUẬT
  • Nuôi tôm
    • Kỹ thuật nuôi tôm
    • Quản lý chất lượng nước
    • Bệnh tôm
  • Nuôi cá
    • Kỹ thuật nuôi cá
    • Quản lý chất lượng nước
    • Bệnh cá
  • Chăn nuôi
Sản phẩm tiêu biểu SENCID (tôm) SENCID (tôm) - Diệt khuẩn Vibrio Sp KIỂM SOÁT VIBRIO TRONG RUỘT TÔMXỬ LÝ PHÂN LỎNG, ĐỨT KHÚC PHÒNG BỆNH ĐƯỜNG RUỘT, PHÂN TRẮNG DOGACA (tôm) DOGACA (tôm) - Thảo dược phòng nội ký sinh PHÒNG BỆNH PHÂN TRẮNG TRÊN TÔM DOGACA DOGACA - Thảo dược phòng nội ký sinh GIÚP KHÁNG KHUẨN, NGỪA KÝ SINH TRÙNG TRONG RUỘT BEN K BEN K - Diệt khuẩn-trị ngoại ký sinh BKC 80%. DIỆT MẦM BỆNH TRONG NƯỚC DO VI KHUẨN.XỬ LÝ NGOẠI KÝ SINH TRÙNG, NẤM FERSAN FERSAN - Tăng chức năng tạo máu, tăng hồng cầu TĂNG CHỨC NĂNG TẠO MÁU - TĂNG HỒNG CẦU CALCIPHORUS CALCIPHORUS - Khoáng dung dịch đặc biệt KHOÁNG DUNG DỊCH ĐẶC BIỆT. GIÚP HỆ XƯƠNG PHÁT TRIỂN ĐỒNG NHẤT. NGĂN NGỪA DỊ TẬT, VẢY XÙ, GÙ LƯNG Ở CÁ LÓC VISIDO VISIDO - Vi sinh sống - Dạng dung dịch MEN SỐNG. BỔ SUNG VI KHUẨN CÓ LỢI ĐƯỜNG RUỘTNONG TO ĐƯỜNG RUỘT, THÀNH RUỘT DÀYTĂNG HẤP THU DINH DƯỠNG, MAU LỚN BIZIDOS BIZIDOS - Bổ sung enzyme đường ruột GIÚP RUỘT TO, THẲNG VÀ CĂNG TRÒN. XỬ LÝ HIỆU QUẢ PHÂN SỐNG. NGĂN NGỪA CÁC BỆNH ĐƯỜNG RUỘT SAN ADE SOL SAN ADE SOL - Bổ sung Vitamin A,D,E dạng dung dịch uống Hỗ trợ tăng sức đề kháng, tăng trọng và giảm Stress. Tăng tỷ lệ nở, tăng trứng. Kéo dài thời gian khai thác trứng. SANHEPA SANHEPA - Thảo dược tăng cường chức năng gan Hỗ trợ giải độc gan, sau thời gian dài dùng kháng sinh. Giúp vật nuôi ăn nhiều. E-Catalogue Catalogue sản phẩm chuyên dùng cho tôm Catalogue sản phẩm chuyên dùng cho cá Catalogue giải pháp quản lý môi trường ao nuôi tôm Liên kết website Nhà chăn nuôi Báo Nông nghiệp Thuỷ Sản Việt Nam Hiệp hội Thuỷ Sản Cục Thú y Người nuôi tôm Aquaculture Vietnam

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH SANDO

Trụ sở: 64 Đường số 9, P. Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Văn phòng: 61A Đường số 8, KP3, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM

Nhà máy 1: Tổ 6, KP.4, P. Vĩnh Tân, TX. Tân Uyên, Bình Dương

Nhà máy 2: Lô LF22, Đường số 2, KCN Xuyên Á, Mỹ Hạnh Bắc, Đức Hòa, Long An

https://sando.com.vn

© SANDO 2004 - 2024. GPĐKKD số 0303567782 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp ngày 16/11/2004.Chính sách chungChính sách bảo mật thông tin khách hàng

Thiết kế và phát triển bởi KhaLa.

Danh mục sản phẩm
  • Thuốc cho tôm
  • Thuốc cho cá
  • Thuốc thú y
KHOA HỌC - KỸ THUẬT
  • Nuôi tôm
  • Nuôi cá
  • Chăn nuôi

Chúng tôi trên các kênh

Chia sẻ Chia sẻ Chia sẻ Đã thông báo với Bộ Công thương Online: [online] | Visitor: [visitor] Chat tư vấn Chat qua Zalo Chat qua FB

Từ khóa » Tôm Sú Bị Xanh Vỏ