Khách Hàng Mục Tiêu Là Ai? Làm Thế Nào Tìm Kiếm ... - EKGIS JSC

Khi doanh nghiệp có thể xác định một nhóm khách hàng có nhu cầu và niềm tin với sản phẩm, sẽ rất dễ dàng trong việc quảng bá và tiếp thị trực tiếp đến họ và việc tạo ra đủ doanh số từ nhóm khách hàng đó là điều hoàn toàn khả thi. Đó cũng là lý do vì sao các doanh nghiệp nỗ lực không ngừng trong việc tìm kiếm thị trường và tìm kiếm khách hàng mục tiêu.

Việc thu hút được tất cả mọi khách hàng gần như là điều không tưởng ngay cả đối với những doanh nghiệp thành công nhất. Mỗi cá nhân là một cá thể khác biệt, có sở thích và nhu cầu riêng. Do vậy một doanh nghiệp nếu cố gắng làm vừa lòng mọi khách hàng thì cuối cùng sẽ chẳng ai trong số khách hàng đó cảm thấy hài lòng.

Hãy tiếp tục với nội dung dưới đây để tìm hiểu cách xác định khách hàng mục tiêu và những gì doanh nghiệp cần để triển khai một kế hoạch tiếp thị hiệu quả.

Thị trường mục tiêu là gì?

Trước khi đi tìm kiếm khách hàng mục tiêu, hãy xác định thị trường mục tiêu của sản phẩm/dịch vụ của mình. Đây sẽ là phân khúc thị trường mà doanh nghiệp cảm thấy có khách hàng tiềm năng mua hàng cao nhất.

Ví dụ: Một đơn vị kinh doanh phòng tập có thể xác định thị trường mục tiêu của mình là những người độ tuổi 18-34. Mặc dù nhóm khách hàng này rất rộng, nhưng từ phạm vi thị trường đó, nhà quản trị sẽ suy nghĩ về các yếu tố để hình thành nên chân dung khách hàng của họ.

Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là gì?

Tìm kiếm khách hàng mục tiêu là gì?

Khách hàng mục tiêu sẽ là những người mà doanh nghiệp xác định được có sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ. Để tìm kiếm khách hàng mục tiêu này, nhà quản trị cần nắm bắt thị trường mục tiêu của mình và thu hẹp thị trường cho đến khi tìm thấy chân dung khách hàng lý tưởng.

Lấy ví dụ về phòng tập bên trên để làm rõ yếu tố khách hàng mục tiêu. Sau khi mở rộng thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã thiết lập, hãy xác định khách hàng mục tiêu cho phòng tập là các đối tượng từ 23-30 tuổi, yêu thích lối sống năng động và luyện tập.

Từ việc xác định được khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp đã sẵn sàng sử dụng những thông tin này làm lợi thế để triển khai chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Tại sao việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu lại quan trọng?

Trước đây, các thương hiệu và doanh nghiệp cho rằng triển khai tiếp thị càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên các doanh nghiệp lại không nắm nhiều dữ liệu trong việc xác định chính xác ai đang mua hàng. Do đó, việc doanh nghiệp triển khai các chiến dịch marketing rộng khắp kể cả khi chưa nắm trong tay chân dung khách hàng cụ thể là một điều hết sức nguy hiểm.

Các số liệu công khai cho thấy các thương hiệu lớn với ngân sách lớn đang gần như làm chủ cuộc chơi marketing, tuy nhiên đó lại chưa phải là chiến lược tốt nhất. Hầu hết các doanh nghiệp đều đồng ý với quan điểm tìm kiếm khách hàng mục tiêu và triển khai chiến lược marketing trực tiếp đến họ là phương án hiệu quả nhất. Bởi những lý do sau:

Nâng cao hiệu quả kinh doanh

Các chiến dịch kinh doanh và tiếp thị có thể giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhưng bên cạnh đó chi phí triển khai cũng là một bài toán hóc búa. Việc tìm kiếm được khách hàng mục tiêu có nghĩa rằng doanh nghiệp gần như hạn chế được khoản ngân sách lãng phí dành cho việc quảng cáo đến đối tượng khách hàng không phù hợp.

Bằng cách tập trung vào đối tượng khách hàng có nhu cầu và sự quan tâm đối với sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp sẽ:

  • Tăng tỷ lệ chuyển đổi
  • Doanh số bán hàng thu về nhiều hơn trong khi chi phí bỏ ra giảm
  • Tăng lợi tức đầu tư

Những điều này đã giúp doanh nghiệp có thể giảm doanh số bán hàng và chi phí quảng cáo trong khi vẫn duy trì hoặc thậm chí vượt doanh số bán hàng trước đó.

Khám phá thị trường khách hàng mới

Thông thường trước khi bắt đầu chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp đã có khái niệm về đối tượng khách hàng cụ thể của họ là ai. Tuy nhiên thực tế cho thấy là việc xác định ban đầu này thường dẫn đến sai lầm. Lý do là bởi việc tìm kiếm khách hàng mục tiêu là một quá trình thông qua dữ liệu và phân tích từ các dữ liệu đó để xác định ai đang mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Tại sao tìm kiếm khách hàng mục tiêu lại quan trọng?
Tại sao tìm kiếm khách hàng mục tiêu lại quan trọng?

Hiểu rõ khách hàng tiềm năng

Bằng cách thu hẹp đối tượng khách hàng của doanh nghiệp và tập trung vào một nhóm đối tượng cụ thể, nhà quản trị có thể có sự thấu hiểu rõ hơn về mong muốn, nhu cầu từ họ. Từ đó nhà quản trị sẽ trở thành chuyên gia về thị trường ngách và những khách hàng đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ đó.

Việc hiểu biết rõ khách hàng sẽ đem đến 2 lợi ích:

  • Tạo ra quảng cáo hiệu quả hơn, trực tiếp hơn đến đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu riêng của người tiêu dùng

Dữ liệu và sự hiểu biết là sức mạnh thông qua việc nắm rõ khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể xây dựng một chiến lược đáp ứng họ tốt hơn.

Thiết lập chiến lược marketing hiệu quả

Khi doanh nghiệp thiết lập được chính xác chân dung khách hàng của mình, mọi thông điệp bạn đưa ra sẽ trở nên rõ ràng và hiệu quả hơn. Quảng cáo ngày nay đã không còn là một trò chơi phỏng đoán. Doanh nghiệp có thể tạo ra những quảng cáo và gây tiếng vang tới đối tượng khách hàng có sự quan tâm đến sản phẩm doanh nghiệp bạn.

Với sự gia tăng của tiếp thị kỹ thuật số ngày nay cùng các phương tiện truyền thông mạng xã hội, phần mềm sẽ thu thập dữ liệu từ đó thể hiện chúng trên bản đồ trực tuyến. Từ đây, doanh nghiệp có thể quyết định chính xác người nào tại khu vực nào sẽ được phân phối quảng cáo bán hàng.

Việc xác định được khách hàng tiềm năng sẽ đảm bảo họ là những người đầu tiên nhận được các chiến lược tiếp thị và khuyến mãi từ thương hiệu đó. Một thông điệp phù hợp kết hợp với nhắm mục tiêu phù hợp sẽ dẫn đến chiến lược marketing hiệu quả.

Thúc đẩy lòng trung thành với thương hiệu

Một lý do lớn khiến mọi người lựa chọn mua một sản phẩm bởi thương hiệu đó có liên quan đến họ. Từ thương hiệu có điều gì đó khiến khách hàng cảm thấy như sản phẩm đó dành cho họ, bởi vậy yếu tố này không chỉ dẫn đến doanh số bán hàng mà còn tác động đến lòng trung thành với thương hiệu.

Lợi thế của việc xác định khách hàng mục tiêu là xây dựng thương hiệu mà ở đó khách hàng có sự liên quan. Điều này sẽ khiến khách hàng thêm yêu thích thương hiệu đó và tăng khả năng gắn bó lâu dài hơn.

Bên cạnh đó, cũng lưu ý rằng một nhóm nhỏ khách hàng trung thành sẽ mang lại giá trị nhiều hơn so với một nhóm khách hàng lớn thay đổi thói quen mua sắm hàng ngày.

Cách tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng

Hãy bắt đầu từ dữ liệu khách hàng tiềm năng, đó sẽ là đối tượng nằm trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy xem xét lại mọi dữ liệu về khách hàng trước đây để xác định đối tượng khách hàng như thế nào được thu hút bởi thương hiệu và sản phẩm của bạn.

Những khách hàng này có đặc điểm giống nhau nào? Tuổi tác, giới tính, mức thu nhập, sở thích, hành vi… Có mẫu người tiêu dùng hay một xu hướng nào cụ thể không? Nhóm người tiêu dùng cụ thể nào sẽ đại diện cho phần lớn trong doanh số?

Ví dụ: Sau khi thiết lập biểu đồ vị trí doanh số bán hàng trên bản đồ, nhà quản trị nhận thấy hầu hết những vị trí có doanh số cao tập trung ở khu vực thành thị. Tại sao lại có điều này và nó cho bạn biết gì về thị trường sản phẩm của mình? Hãy tự đặt ra các câu hỏi để đưa ra câu trả lời chính xác nhất về chiến lược tìm ra khách hàng mục tiêu cho mình.

Cách tìm kiếm khách hàng mục tiêu
Cách tìm kiếm khách hàng mục tiêu

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Nếu bạn đang tìm kiếm khách hàng mục tiêu cho mình thì khi đó đối thủ cạnh tranh của bạn cũng đang làm điều tương tự. Rất có thể đối thủ của bạn đã tìm ra và đang nhắm mục tiêu đến những đối tượng khách hàng này. Do đó, việc nghiên cứu và xác định chiến lược tiếp thị của đối thủ cạnh tranh đưa đến 2 lợi ích chính:

  • Cung cấp cơ sở dữ liệu cơ bản về khách hàng mục tiêu là ai
  • Cho phép doanh nghiệp biết được đối thủ đang làm gì và có bỏ lỡ thị trường tiềm năng nào không

Mặc dù đối thủ cạnh tranh có thể giúp chúng ta đến đúng đối tượng mục tiêu. Tuy nhiên bạn không cần phải sao chép hoàn toàn cách thức triển khai cũng như đối tượng mục tiêu đó.Thay vào đó, hãy xem xét liệu có một thị trường ngách nào trong đó mà đối thủ bạn bỏ qua hay không.

Sản phẩm và dịch vụ

Hãy nghiên cứu kỹ từng sản phẩm và dịch vụ của bạn và tự đặt ra các câu hỏi sau:

  • Các tính năng mà sản phẩm đem lại là gì
  • Lợi ích từ những tính năng đó?
  • Đối tượng khách hàng nào cần những lợi ích đó?

Có thể khách hàng mục tiêu hiện nay vẫn chưa nhận biết được thương hiệu của bạn. Bằng cách nghiên cứu kỹ hơn về các sản phẩm và dịch vụ mình cung cấp, nhà quản trị có thể phát hiện ra một đối tượng khách hàng mới giúp doanh nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh của mình.

Làm thế nào để nhắm đúng khách hàng mục tiêu?

Việc áp dụng các giải pháp phần mềm sử dụng công nghệ GIS hiện nay đảm bảo bạn đang nhắm mục tiêu đúng cho doanh nghiệp mình. Việc tải lên dữ liệu để trực quan hóa toàn bộ cơ sở khách hàng của bạn và xây dựng các chiến lược tiếp thị và bán hàng hiệu quả hơn.

Lọc dữ liệu

Hãy thực hiện lọc dữ liệu khách hàng tiềm năng trước đây dựa trên hồ sơ khách hàng mục tiêu. Hoạt động này nhằm loại bỏ những đối tượng khách hàng không phù hợp với tiêu chí sản phẩm và tập trung vào những khách hàng tiềm năng mà họ có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ.

Sau khi lọc dữ liệu, hãy nhắm mục tiêu vào họ bằng các chiến lược quảng cáo và telesale để tăng cường chuyển đổi và thúc đẩy doanh số.

Làm thế nào nhắm đúng khách hàng mục tiêu?
Làm thế nào nhắm đúng khách hàng mục tiêu?

Phân tích dữ liệu nhân khẩu học

Công nghệ bản đồ số ngày nay cho phép người dùng có thể truy cập vào nhiều loại dữ liệu nhân khẩu học. Bao gồm độ tuổi, giới tính, nhà ở, thu nhập, trình độ học vấn, lao động,…

Hãy tìm hiểu xem khách hàng tiềm năng của bạn ở đâu và nhắm mục tiêu vào họ để chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.

Lập bản đồ vị trí nhóm bán hàng

Khi đã xác định được vị trí khách hàng tiềm năng, hãy thiết lập các vị trí kinh doanh và đại diện bán hàng phù hợp để cung cấp cho khách hàng sự hỗ trợ tuyệt vời nhất. Sử dụng đa giác và bán kính di chuyển để chỉ định đại diện cho từng khách hàng. Từ đó, tối ưu hóa được tuyến đường của họ để tiết kiệm thời gian và khả năng khách hàng ghé thăm các điểm bán.

Lập bản đồ vị trí cho nhóm bán hàng
Lập bản đồ vị trí cho nhóm bán hàng

Nhắm khách hàng mục tiêu hiệu quả với bản đồ số

Hãy khám phá thông tin chi tiết về khách hàng tiềm năng và dễ dàng thiết lập bản đồ vị trí địa lý của những đối tượng mục tiêu này với eKMap. Đăng ký nhận tư vấn miễn phí và tạo bản đồ tương tác ngay bây giờ.

Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết hôm nay của eKMap. Mời quý doanh nghiệp ghé thăm Website eKMap để theo dõi các nội dung hữu ích về bản đồ số GIS tại đây.

Mời doanh nghiệp tham khảo thêm các bài viết khác:Bật mí 5 lợi ích của bản đồ số giúp tạo lợi thế với đối thủ cạnh tranhỨng dụng tuyệt vời của GIS trong hoạt động quản lý đô thị7 khái niệm quan trọng về quản lý đô thịNghiên cứu dữ liệu quan trọng trong bản đồ vùng dịch Covid-19 từ NASA7 hình ảnh trực quan hấp dẫn không ngờ thể hiện sức mạnh của ứng dụng GISPhần mềm lập bản đồ bất động sản đã thay đổi cuộc chơi như thế nào?

Từ khóa » Khách Hàng Mục Tiêu Nghĩa Là Gì