Khai Hội đền Trần Thái Bình
Có thể bạn quan tâm
Tới dự lễ khai hội có các đồng chí: Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành cùng đông đảo nhân dân và du khách thập phương.
Đồng chí Nguyễn Hồng Diên, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đánh trống khai hội đền Trần Thái Bình năm 2018.
Diễn văn khai mạc của lãnh đạo huyện Hưng Hà đã khái quát lịch sử hào hùng của Vương triều Trần; khẳng định mảnh đất Long Hưng là nơi phát tích, dựng nghiệp, nơi khởi nguồn trực tiếp của triều đại nhà Trần - một nhà nước phong kiến thịnh trị, hùng mạnh bậc nhất trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc
Cả ba lần kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, mảnh đất Long Hưng - Hưng Hà ngày nay đều là nơi nhà Trần chọn làm căn cứ quan trọng để tập hợp quân sĩ, chuẩn bị vũ khí, lương thảo.
Trải qua gần 8 thế kỷ, lăng mộ các vua Trần, lăng mộ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung vẫn được đời đời cháu con và nhân dân hương khói, giữ gìn.
Lễ bái yết.
Ngày 27/01/2014, lễ hội đền Trần Thái Bình được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày 31/12/2014, Khu lăng mộ và đền thờ các vị vua triều Trần được Chính phủ công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Phát huy truyền thống văn hóa, văn hiến, truyền thống yêu nước và ý chí bất khuất, kiên cường của ông cha, Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà đã vượt qua khó khăn, đóng góp sức người, sức của cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc. Thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, Đảng bộ và nhân dân Hưng Hà đã giành được nhiều thành tựu to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực, giữ vững quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và xây dựng nông thôn mới.
Một cảnh trong vở cải lương Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Lễ hội đền Trần là dịp để các tầng lớp nhân dân Thái Bình, đồng bào và du khách thập phương về thắp nén tâm nhang tưởng niệm và tỏ lòng tri ân các vua Trần, Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh từ Quốc mẫu Trần Thị Dung, Quốc công Tiết chế Hưng đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng hoàng thân quốc thích nhà Trần. Đồng thời, thông qua đó giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào, ý chí quật cường, bất khuất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, khơi dậy tinh thần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong mỗi người dân đất Việt.
Sau chương trình khai mạc lễ hội, các đại biểu và nhân dân đã thưởng thức các tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc như màn trống hội, múa lân sư rồng, vở cải lương “ Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông” do Đoàn Cải lương Thái Bình biểu diễn.
Từ khóa » Khai ấn đền Trần Thái Bình
-
Sự Thật ấn Đền Trần ở Thái Bình - Tiền Phong
-
Thái Bình Không Khai Ấn đền Trần
-
Hai đền Trần... So ấn - Báo Người Lao động
-
Hoàn Tất Chuẩn Bị Cho Lễ Hội đền Trần - Thái Bình
-
Đến Hẹn Lễ Hội đền Trần - Thái Bình Xuân 2019
-
Thái Bình Không Tổ Chức Lễ Hội đền Trần Năm Thứ Hai Vì Dịch Bệnh ...
-
Đền Trần Nam Định Vẫn Khai ấn Nhưng Không Tổ Chức Lễ Hội Khai ấn
-
Khai Mạc Lễ Hội Đền Trần, Thái Bình - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Thái Bình Không Tổ Chức Lễ Hội đền Trần Do Dịch COVID-19 | VTV.VN
-
Thái Bình: Dừng Tổ Chức Lễ Hội đền Trần Trước Diễn Biến Phức Tạp ...
-
Lễ Hội Khai ấn đền Trần 2021 Hạn Chế Người Tham Gia - Báo Thái ...
-
Lễ Rước Nước - Nghi Lễ Quan Trọng Trong Lễ Hội Đền Trần ở Thái Bình
-
Nam Định Không Tổ Chức Lễ Hội Khai ấn đền Trần Dịp Xuân Nhâm Dần