Khai Mạc Lễ Hội Đền Trần, Thái Bình - Đảng Cộng Sản Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Hàng ngàn du khách thập phương đã đến dâng hương tưởng nhớ công lao của các vị vua Trần tại mảnh đất phát tích, dựng nghiệp vương triều Trần - Hưng Long xưa, Hưng Hà nay.
Đoàn thực hiện nghi lễ rước nước. Ảnh: Thế Duyệt – TTXVNNăm 2014, Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Khu di tích hiện là nơi đặt tôn miếu và lưu giữ mộ phần của các liệt tổ nhà Trần, của Thái tổ Trần Thừa và ba vị vua triều Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông và một phần ngọc cốt của Đức vua Phật hoàng Trần Nhân Tông.
Tại lễ khai mạc, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà Nguyễn Thanh Tuyền khẳng định, trong lịch sử tồn tại 175 năm (1225 - 1400), vương triều Trần có vị trí quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc, đặc biệt là chiến công ba lần chiến thắng quân Nguyên - Mông xâm lược (năm 1228, 1258 và năm 1285). Trong cả ba lần kháng chiến, nhà Trần đều chọn Long Hưng xưa (nay là huyện Hưng Hà) làm căn cứ quan trọng, tập hợp quân sĩ, chuẩn bị lương thảo. Đây cũng là nơi các vị vua triều Trần làm lễ bái yết tổ tiên, lễ ban phúc ân cho muôn dân và lễ dâng báo chiến công. Qua nhiều tài liệu lịch sử, khảo cổ, các nhà nghiên cứu đã khẳng định Hưng Hà là mảnh đất phát tích, dựng nghiệp của vương triều Trần. Hiện địa phương còn lưu giữ được 23 di tích lịch sử thời Trần, trong đó Khu di tích Đền thờ và lăng mộ các vua Trần được xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt năm 2014.
Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) diễn ra ngày 13 tháng Giêng hằng năm nhằm tôn vinh công lao của nhà Trần trong lịch sử cũng như giáo dục truyền thống, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” cho các thế hệ sau, đồng thời khẳng định Lễ hội Đền Trần (Thái Bình) có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc. Đây cũng là định hướng phát triển du lịch lâu dài của huyện Hưng Hà. Phát huy truyền thống quê hương, đến nay, huyện Hưng Hà là huyện đầu tiên của tỉnh Thái Bình đạt chuẩn quốc gia huyện nông thôn mới.
Sau lễ khai mạc là chương trình nghệ thuật “Người sáng nghiệp một vương triều” do các diễn viên thuộc Nhà hát chèo Thái Bình thể hiện. Chương trình đã tái hiện sinh động sự nghiệp dựng nước, giữ nước của các vị vua triều Trần, xây dựng nên hào khí Đông A lừng lẫy.
Lễ hội Đền Trần năm nay sẽ diễn ra đến ngày 22/2 (tức ngày 18 tháng Giêng) với nhiều nghi lễ mang đậm dấu ấn nhà Trần trên quê hương Hưng Hà như lễ rước nước, thi cỗ cá, thi pháo đất và nhiều trò chơi dân gian khác./.
Từ khóa » Khai ấn đền Trần Thái Bình
-
Sự Thật ấn Đền Trần ở Thái Bình - Tiền Phong
-
Khai Hội đền Trần Thái Bình
-
Thái Bình Không Khai Ấn đền Trần
-
Hai đền Trần... So ấn - Báo Người Lao động
-
Hoàn Tất Chuẩn Bị Cho Lễ Hội đền Trần - Thái Bình
-
Đến Hẹn Lễ Hội đền Trần - Thái Bình Xuân 2019
-
Thái Bình Không Tổ Chức Lễ Hội đền Trần Năm Thứ Hai Vì Dịch Bệnh ...
-
Đền Trần Nam Định Vẫn Khai ấn Nhưng Không Tổ Chức Lễ Hội Khai ấn
-
Thái Bình Không Tổ Chức Lễ Hội đền Trần Do Dịch COVID-19 | VTV.VN
-
Thái Bình: Dừng Tổ Chức Lễ Hội đền Trần Trước Diễn Biến Phức Tạp ...
-
Lễ Hội Khai ấn đền Trần 2021 Hạn Chế Người Tham Gia - Báo Thái ...
-
Lễ Rước Nước - Nghi Lễ Quan Trọng Trong Lễ Hội Đền Trần ở Thái Bình
-
Nam Định Không Tổ Chức Lễ Hội Khai ấn đền Trần Dịp Xuân Nhâm Dần