Khái Niệm Chiều Dài Cơ Sở Là Gì? - Xe ô Tô
Có thể bạn quan tâm
Chiều dài cơ sở là gì? ý nghĩa của nó như thế nào? là những câu hỏi cần được giải đáp cho khách hàng đến mua xe tại bất kỳ đại lý trên toàn quốc. Chỉ số chiều dài cơ sở rất được nhiều người quan tâm bởi đây không chỉ là con số thể hiện cho kiểu dáng, phân hạng của một mẫu xe mà còn có nhiều ý nghĩa khác.
Xeoto24 xin tư vấn và giải đáp rõ nhất cho bạn qua bài viết sau đây nhé.
Nội Dung
- Khái niệm chiều dài cơ sở là gì?
- Ý nghĩa của chiều dài cơ sở:
- Hướng dẫn tính chiều dài cơ sở của xe ô tô:
Khái niệm chiều dài cơ sở là gì?
Chiều dài cơ sở của ô tô là khoảng cách giữa tâm bánh xe trục trước đến tâm bánh xe trục sau (với các xe có 02 trục và 04 bánh thông thường).
Chiều rộng cơ sở được xác định bằng khoảng cách giữa tâm của 2 vệt bánh xe ô tô trên cùng một trục. Kích thước cơ sở của xe ô tô có vai trò quan trọng và quyết định đến kích thước của khoang hành khách, độ lớn bán kính vòng quay cũng như độ ổn định động học của xe
Tùy thuộc vào từng phân hạng thì chiều dài cơ sở của các mẫu xe lại khác nhau. Ngoài ra, chiều dài cơ sở còn phụ thuộc vào thiết kế của từng hãng, mục đích sử dụng, đối tượng khách hàng mà nhà sản xuất đưa ra căn cứ để sản xuất.
Xem thêm: Nên bảo dưỡng ô tô chính hãng hay ở gara bên ngoài?
Ý nghĩa của chiều dài cơ sở:
Khi chọn xe, đa phần chúng ta đều rất quan tâm tới chiều dài cơ sở là bởi vì thông số này có ý nghĩa tương đối quan trọng đối với khả năng vận hành, dáng xe và độ rộng rãi của không gian hành khách. Cụ thể, chiều dài cơ sở của xe có ý nghĩa như sau:
Đối với không gian khoang hành khách:
chiều dài cơ sở càng lớn thì khung gầm xe càng dài, khoang hành khách càng rộng rãi. Với ý nghĩa như trên, khi chọn mua xe ô tô, so sánh giữa các mẫu trong cùng phân khúc, cùng tầm tiền, nếu bạn muốn đạt được sự thoải mái cao hơn về độ rộng rãi trong nội thất thì nên ưu tiên chọn các mẫu có chiều dài cơ sở lớn hơn.
Đối với khả năng vận hành:
Không chỉ quyết định tới khoang hành khách, chiều dài cơ sở còn có ảnh hưởng trực tiếp tới độ lớn bán kính vòng quay và độ ổn định động học của xe. Tùy thuộc vào phân hạng xe (dáng xe), điều kiện địa hình, vận tốc… mà chiều dài cơ sở và các kích thước liên quan sẽ được nhà sản xuất tính toán sao cho phù hợp nhất.
- Điều kiện địa hình: Với những chiếc xe được sản xuất để chuyên trị những địa hình phức tạp, gồ ghề… thì phải có chiều dài cơ sở ngắn để giảm khoảng cách giữa các trục tới vị trí trọng tâm xe, từ đó giúp cho xe có độ linh hoạt cao hơn nhờ các góc giới hạn lật ngang/dọc lớn hơn. Chiều dài cơ sở ngắn khi được kết hợp cùng khoảng sáng gầm xe cao sẽ khiến cho các góc tiếp cận và góc vượt đỉnh dốc tăng lên đáng, xe sẽ không “ngán ngại” bất kỳ loại địa hình nào. Đây chính là đặc điểm thiết kế mà chúng ta thường thấy trên các mẫu SUV.
- Tốc độ: Khi một chiếc xe được xác định thường xuyên vận hành với tốc độ cao và trên điều kiện địa hình hay phải vào cua gắt thì các nhà sản xuất phải tăng chiều dài cơ sở, đồng thời hạ thấp khoảng sáng gầm để giúp kéo dài khoảng cách giữa các trục bánh xe tới trọng tâm xe. Với đặc điểm thiết kế này, khi xe tăng hoặc giảm tốc độ đột ngột thì momen chống lật sẽ tăng đáng kể, góp phần giúp xe bức tốc/hãm tốc vững vàng, mượt mà hơn. Không chỉ vậy, thân xe cũng sẽ ổn định hơn do có trọng tâm thấp và có hệ số khí động học tốt hơn giúp tăng khả năng bám đường. Chính vì vậy, những mẫu xe đua luôn có gầm xe và trọng tâm thấp hơn các mẫu xe thông thường để đảm bảo mức cản gió thấp nhất nhằm đạt được vận tốc cao nhất.
- Dáng xe: Thường thì những mẫu xe có tỷ lệ chiều dài cơ sở so với kích thước tổng thể càng lớn thì sẽ có không gian khoang hành khách rộng hơn, tuy nhiên lại phải đánh đổi bằng sự cân đối trong thiết kế tổng thể ngoại thất, khả năng vận hành ổn định cũng sẽ kém đi. Các mẫu xe cỡ nhỏ vận hành trong đô thị sẽ có hai trục được kéo dài và áp sát tối đa phần cản sau, trong khi những mẫu sedan lại thoải mái về kích thước tổng thể hơn nên dáng vẻ cân xứng và “thon thả” hơn.
Xem thêm: Biển báo giao thông,
Hướng dẫn tính chiều dài cơ sở của xe ô tô:
Chiều dài cơ sở là đoạn A trong ảnh dưới. A tính bằng khoảng cách giữa trục trước tới trục sau, hay còn gọi là tâm bánh trước tới tâm bánh sau cùng hàng. D là chiều dài tổng thể tính bằng D = A + B + C.
Chiều dài cơ sở hay trục cơ sở quyết định tới kết cấu thân xe, không gian nội thất, khả năng vận hành…
Trên đây là toàn bộ những thông tin về chiều dài cơ sở xe ô tô. Mong rằng với thông tin mà chúng tôi đưa ra sẽ giúp bạn hiểu và nắm được ý nghĩa của chiều dài cơ sở đến khả năng vận hành và thiết kế của xe ô tô.
Để lại một bình luận Hủy
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Bình luận *
Tên
Trang web
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Từ khóa » Trục Cơ Sở
-
Ý Nghĩa Của Chiều Dài Cơ Sở Xe ô Tô
-
Chiều Dài Cơ Sở Xe ôtô Và Những điều Cần Lưu ý
-
Có Cần Quan Tâm Tới Trục Cơ Sở Khi Mua Xe? - VietnamBiz
-
Ý Nghĩa Của Chiều Dài Cơ Sở Xe ô Tô Của 50 Xe Mới Nhất Hiện Nay
-
Chiều Dài Cơ Sở Là Gì? Ý Nghĩa Của Nó Trong Vận Hành Xe ô Tô
-
Chiều Dài Cơ Sở Xe ô Tô được Tính Như Thế Nào?
-
Những điều Cần Biết Về Chiều Dài Cơ Sở Trên Xe ô Tô - Vietnamnet
-
Tìm Hiểu Về ý Nghĩa Chiều Dài Cơ Sở Của Xe ô Tô - Tinbanxe
-
Chiều Dài Cơ Sở Xe ô Tô Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính - VinFast
-
Chiều Dài Cơ Sở - Thông Số Quan Trọng Của Một Chiếc ô Tô - OTO-HUI
-
Chiều Dài Cơ Sở Của Xe ô Tô Là Gì? Có ảnh Hưởng Gì đến Xe - Zestech
-
Ý Nghĩa Chiều Dài Cơ Sở Xe ô Tô Là Gì ? | DPRO Việt Nam
-
Chiều Dài Cơ Sở Xe Tải Là Gì, Tính Như Thế Nào?