Khái Niệm, đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội
Có thể bạn quan tâm
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật dân sự năm 2005.
Luật sư tư vấn:
Tổ chức xã hội là một bộ phận của hệ thống chính trị của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Là một hình thức tổ chức nhân dân tham gia quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội được hiểu là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức ở Việt Nam có chung mục đích tập hợp, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc điểm đó bao gồm:
– Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước.
– Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.
– Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Thứ nhất, có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức trính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ chức khác.
1. Tổ chức trính trị:
– Là tổ chức mà thành viên cùng hoạt động với nhau vì một khuynh hướng chính trị nhất định.
– Chỉ được công khai thừa nhận nếu quyền lực nhà nước thuộc về một lực lượng nhất định.
– Thanh viên của tổ chức này là đại diện của một giai cấp hay một lực lượng xã hội nên phải bầu cử mới được gia nhập
– Nhiệm vụ chủ yếu là giành và giữ chính quyền
– Nước Việt Nam có một tổ chức trính trị duy nhất là Đảng Cộng Sản Việt Nam.
2. Tổ chức chính trị xã hội:
– Tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp hoạt động.
– Ở Việt Nam hiện có 6 tổ chức chính trị xã hội là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam và Hội cựu chiến binh Việt Nam.
3. Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp:
– Thành lập theo sang kiến của nhà nước
– Hình thành theo các quy định của nhà nước và được quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước.
– Hỗ trợ nhà nước giải quyết một số vấn đề xã hội
– Hoạt động tự quản, cơ cấu do nội bộ tổ chức quyết định, hoạt động không mang tính quyền lực chính trị và hoàn toàn tự nguyện.
4. Tổ chức tự quản
– Thành lâp theo sang kiến của nhà nước
– Hình thành theo quy định nhà nước và được quản lý bởi cơ quan nhà nước
– Thực hiện nhiệm vụ tự quản ở phạm vi nhất định các công việc mà nhà nước không trực tiếp quản lý.
ví dụ như tổ dân phố..
5. Tổ chức khác
Các hội được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác, được thành lập trên cơ sở quyền tự do lập hội của công dân ví dụ như hội người mù, các câu lạc bộ…
Thứ hai, Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp:
“1. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân sự.
2. Tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.
3. Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 024.6294.9155
Theo đó, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đặc điểm: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ. Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và tổ chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội viên và mục đích của tổ chức.
Chỉ các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm 2005 mới trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân và chịu sự điều chỉnh của các Khoản 2,3 của điều luật này. Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm độc lập bằng tài sản của mình như các pháp nhân nói chung. Khoản 3 Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ nhằm xác định rõ tính chất độc lập trong việc gánh vác trách nhiệm dân sự của tổ chức này: có sự tách biệt rõ ràng giữa tài sản riêng của hội viên và tài sản của tổ chức; hội viên không có nghĩa vụ phải đem tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự của tổ chức. Như vậy, không có quy định đơn vị cụ thể nào được coi là tổ chức tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp.
Từ khóa » Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Những Quy định Của Pháp Luật Về ...
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì ? Đặc điểm, Phân Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Nghiên Cứu Về Vai Trò Của Các Tổ Chức Xã Hội Trong Công Tác Giám Sát ...
-
Tổ Chức Xã Hội Dân Sự | Quỹ Môi Trường Toàn Cầu Việt Nam
-
[PDF] Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Tài Liệu Cơ Bản - Asian Development Bank
-
Tổ Chức Xã Hội - Cổng Thông Tin điện Tử Huyện Ba Vì
-
Các Tổ Chức XH, Nghề Nghiệp
-
Vai Trò Của Tổ Chức Xã Hội Trong Bảo Vệ Môi Trường