Tổ Chức Xã Hội Dân Sự | Quỹ Môi Trường Toàn Cầu Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Các tổ chức xã hội dân sự (CSOs) đã tham gia tích cực vào các hoạt động của GEF ngay từ giai đoạn mới thành lập. Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) cũng tham gia nhiều vào các hoạt động của GEF, từ góp ý chính sách chung chung đến thiết kế, thực hiện và giám sát dự án. Các tổ chức xã hội dân sự là đối tác quan trọng của GEF, hỗ trợ GEF đạt được mục tiêu đề ra thông qua các hoạt động trong thực tế và khả năng tạo lập đối tác và huy động nguồn lực.
CSO là các tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận đại diện cho nhóm chính khác nhau theo định nghĩa của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED) năm 1992. CSO bao gồm các loại tổ chức đa dạng và khác nhau như NGO, hội nông dân, hội phụ nữ, hội thanh thiếu niên và trẻ em, người bản địa và cộng đồng người bản địa, cộng đồng khoa học và công nghệ, khối doanh nghiệp và công nghiệp, công nhân và công đoàn và chính quyền địa phương.
Sự tham gia hiệu quả của các tổ chức xã hội từ địa phương tới quốc gia, tới toàn cầu, là chìa khóa để đạt được nhiệm vụ và mục tiêu của các chương trình và dự án GEF. CSOs có vai trò quan trọng việc bảo vệ và cải thiện môi trường trong khu vực. Kinh nghiệm từ quá trình thực hiện các chương trình trong thực tế rất hữu ích cho các quá trình đàm phán các chương trình mới.
GEF đã thông qua một số chính sách nhằm tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong các hoạt động của GEF.
Vai trò chính thức của CSO được tạo ra từ việc thành lập mạng lưới GEF NGO vào năm 1995 (hiện nay đã được đổi thành mạng lưới GEF CSO). Từ đó đến nay, mạng lưới này là cơ chế chính cho sự tham gia của CSOs. Năm 2005đã tiến hành đánh giá độc lập mạng lưới và đưa ra một số kiến nghị. Ban thư kí của GEF đã thực hiện một số kiến nghị, từ đó đã giúp cải thiện tốt hơn các hoạt động của mạng lưới.
Các danh mục dự án của CSO với các đối tác chính là minh chứng cho sự đầu tư không nhỏ của GEF cho các dự án xã hội dân sự. Theo Nghiên cứu đánh giá hoạt động tổng thể lần thứ năm (OPS5) do Văn phòng đánh giá độc lập thực hiện, tổng các dự án cỡ lỡn, vừa và chương trình Tài trợ nhỏ (SGP) của GEF khoảng 1,1 tỉ USD. Kinh phí đồng tài trợ do CSO huy động (3 tỉ USD) là một trong các minh chứng cho thấy CSO mang lại các giá trị gia tăng cho GEF để đạt được các lợi ích về môi trường toàn cầu.
Mạng lưới GEF CSO
Mạng lưới GEF CSO là một liên minh toàn cầu độc lập của tổ chức xã hội dân sự nhằm giải quyết các vấn đề môi trường toàn cầu liên quan đến sáu lĩnh vực trọng tâm của GEF. Mạng lưới này là cầu nối giữa GEF và tổ chức xã hội dân sự, với mục tiêu tăng cường hợp tác đối tác với GEF thông qua sự tham gia của cộng đồng, thực hiện chính sách và triển khai hoạt động trên thực tế.
Tăng cường sự tham gia của tổ xã hội dân sự vào GEF
Các cải cách thực hiện trong GEF-5 tập trung vào tăng cường tính tự chủ quốc gia, và đây là lĩnh vực mà CSO có thể có vai trò quan trọng.
CSO giúp xây dựng ưu tiên cho nguồn lực của GEF tại các quốc gia thành viên thông qua sự tham gia trong quá trình xây dựng danh mục dự án quốc gia. CSO chia sẻ thông tin tại các Hội thảo khu vực cử tri mở rộng (ECWs), GEF tài trợ một đại diện CSO của mỗi quốc gia tham dự các Hội thảo này.
Hội đồng GEF phê duyệt dự án thí điểm về việc tăng cường mở rộng hợp tác với các đối tác, do đó 3 tổ chức phi chính phủ (IUCN, WWF-US, CI) đã được ủy thác là cơ quan dự án GEF để thực hiện phần lớn chức năng của các cơ quan thực hiện GEF.
Vềcấp độ chính sách, Ban thư kí tích cực huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, đặc biệt khi tham vấn với Hội đồng. Các cuộc họp diễn ra nửa năm một lần với đại diện các tổ chức xã hội dân sự, giám đốc điều hành GEF, các thành viên trong hội đồng và cơ quan của GEF.
Các nguồn tài trợ nhỏ của GEF (GEF SGP) bắt đầu từ năm 1992 ( Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất Rio) được UNDP thực hiện đã hỗ trợ rất nhiều cho CSO và các cộng đồng địa phương, khu vực bằng cách hỗ trợ tài chính cho các dự án có tính sáng tạo. GEF SGP cam kết lâu dài về phát triển bền vững cộng đồng và địa phương góp phần mang lại các lợi ích môi trường toàn cầu, và coi “hành động địa phương, tác động toàn cầu” – là nhiệm vụ cốt lõi.
Từ khóa » Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? (Cập Nhật 2022) - Luật ACC
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? Những Quy định Của Pháp Luật Về ...
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì ? Đặc điểm, Phân Loại Tổ Chức Xã Hội
-
Tổ Chức Xã Hội Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Nghiên Cứu Về Vai Trò Của Các Tổ Chức Xã Hội Trong Công Tác Giám Sát ...
-
[PDF] Tổ Chức Xã Hội Dân Sự Tài Liệu Cơ Bản - Asian Development Bank
-
Tổ Chức Xã Hội - Cổng Thông Tin điện Tử Huyện Ba Vì
-
Các Tổ Chức XH, Nghề Nghiệp
-
Vai Trò Của Tổ Chức Xã Hội Trong Bảo Vệ Môi Trường
-
Khái Niệm, đặc điểm, Phân Loại Các Loại Tổ Chức Xã Hội