Khái Niệm, đặc điểm Và Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý - Áo Kiểu đẹp

Skip to content

* Khái niệm:

– Trách nhiệm pháp lý là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó bên vi phạm pháp luật phải gánh chịu những hậu quả bất lợi, những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định ở chế tài các quy định pháp luật.

* Đặc điểm:

– Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý và vi phạm pháp luật. Chỉ khi có vi phạm pháp luật mới áp dụng trách nhiệm pháp lý. – Cơ sở pháp lý của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quyết định do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành trên cơ sở xem xét, giải quyết vụ việc vi phạm đã có hiệu lực pháp luật. – Các biện pháp trách nhiệm pháp lý là một loại biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc thù : mang tính chất trừng phạt hoặc khôi phục lại những quyền và lợi ích bị xâm hại và đồng thời được áp dụng chỉ trên cơ sở những quyết định của cơ quan hoặc người có thẩm quyền.

READ: Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội và Uỷ ban thường vụ quốc hội - PLĐC

* Phân loại: Có 4 loại trách nhiệm pháp lý:

– Trách nhiệm pháp lý hình sự là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Tòa án nhân danh Nhà nước áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. – Trách nhiệm pháp lý hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do cơ quan quản lý nhà nước áp dụng đối với mọi chủ thể khi họ vi phạm pháp luật hành chính. – Trách nhiệm pháp lý dân sự là loại trách nhiệm pháp lý do Tòa án áp dụng đối với mọi chủ thế khi họ vi phạm pháp luật dân sự. – Trách nhiệm pháp lý kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng các cơ quan, xí nghiệp,… áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên của cơ quan xí nghiệp mình khi họ vi phạm nội quy, quy chế của nội bộ cơ quan

READ: Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật - PLĐC

Hay hay:

  1. Khái niệm, dấu hiệu cơ bản của vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý – PLĐC
  2. Nguồn gốc, khái niệm của pháp luật – Pháp luật đại cương
  3. Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay – PLĐC
  4. Văn bản quy phạm pháp luật của Chủ tịch nước và Thủ tướng – PLĐC
Recent Posts
  • 24 Th2 Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội phong kiến châu Âu Chức năng bình luận bị tắt ở Em biết gì về các thành thị trung đại trong xã hội phong kiến châu Âu
  • 16 Th12 Càng mắc nợ càng giàu là gì? Chức năng bình luận bị tắt ở Càng mắc nợ càng giàu là gì?
  • Danh mục ngành đào tạo đại học mới nhất Chức năng bình luận bị tắt ở Danh mục ngành đào tạo đại học mới nhất
  • CHÚNG TA THẬT RA ĐÃ CHẾT TỪ BAO GIỜ ? Chức năng bình luận bị tắt ở CHÚNG TA THẬT RA ĐÃ CHẾT TỪ BAO GIỜ ?
  • GIÓ TẦNG NÀO SẼ GẶP MÂY TẦNG ẤY Chức năng bình luận bị tắt ở GIÓ TẦNG NÀO SẼ GẶP MÂY TẦNG ẤY
  • Trang chủ
  • Sách hay
  • Học Tập

Từ khóa » Các đặc điểm Của Trách Nhiệm Pháp Lý