Trách Nhiệm Dân Sự Do Vi Phạm Nghĩa Vụ Theo Quy định Của Pháp ...
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Tư vấn luật
- Hình sự
- Dân Sự
- Hành chính
- Hôn nhân và gia đình
- Đất đai
- Thừa kế - Di chúc
- Lao động
- Thương mại - Sở hữu trí tuệ
- Kiến thức pháp lý
- Hỏi đáp pháp luật
- Tin tức
- Liên hệ
Tư Vấn Luật
- Hình sự
- Dân Sự
- Hành chính
- Hôn nhân và gia đình
- Đất đai
- Thừa kế - Di chúc
- Lao động
- Thương mại - Sở hữu trí tuệ
HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN
(08) 22144773 0972.975.522 luatsubinh75@gmail.comTin tức
-
Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc với Tòa án nhân dân tối cao
Sáng 2/12, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ ... -
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân tới Tokyo, bắt đầu chuyến thăm chính thức Nhật Bản
Ngày 3/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ... -
Khẩn trương xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực
Tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12/2024, Thủ ... -
Chánh án TAND Tối cao Lê Minh Trí nói về xử lý người chủ mưu trong các vụ án tham nhũng
Sáng 26-11, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an ... -
Kiến nghị xử lý chủ tịch tỉnh, TP vi phạm nghĩa vụ thi hành án hành chính
Thảo luận tại hội trường về báo cáo công tác thi ...
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Đang truy cập: 1 Trong ngày: 42 Tổng lượt: 132045Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật dân sự hiện hành
Trong quan hệ dân sự thì quyền và nghĩa vụ dân sự luôn là sự ràng buộc giữa các bên về việc phải làm hay không được làm một việc nhất định. Theo Điều 274 Bộ luật Dân sự năm 2015, nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi chung là bên có quyền). Nhằm đảm bảo sự an toàn, thông thoáng, lẽ công bằng trong các quan hệ dân sự cũng như trong giải quyết vụ, việc dân sự thì Bộ luật Dân sự năm 2015 đã quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như một hình thức chế tài để áp dụng cho các hành vi vi phạm về quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết, thỏa thuận. 1. Khái niệm về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ Trong quan hệ dân sự, quyền của bên này sẽ là nghĩa vụ của bên kia, để đảm bảo quyền lợi cho bên được hưởng quyền thì bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn. Nếu bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ thì sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi mà pháp luật dân sự đã dự liệu. Khoản 1 Điều 351 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền. Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ. Như vậy, các bên có nghĩa vụ dân sự đối với nhau kể từ khi quan hệ nghĩa vụ được xác lập nhưng trách nhiệm dân sự chỉ xuất hiện khi có một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một trong những loại trách nhiệm pháp lý nói chung nên nó mang những đặc điểm chung của trách nhiệm pháp lý như: (i) Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm đó; (ii) Là một hình thức cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; (iii) Luôn mang đến một hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài những đặc điểm đã nêu trên, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ còn có những đặc điểm riêng biệt: – Biểu hiện cụ thể của hành vi vi phạm pháp luật trong trách nhiệm dân sự là việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của người có nghĩa vụ dân sự; – Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao giờ cũng liên quan trực tiếp với tài sản. Lợi ích mà các bên hướng tới trong các quan hệ nghĩa vụ dân sự bao giờ cũng mang tính chất tài sản, vì vậy, việc vi phạm nghĩa vụ của bên này sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích vật chất của bên kia. Do đó, trách nhiệm dân sự của người vi phạm là phải bù đắp cho bên bị vi phạm những lợi ích vật chất; – Trách nhiệm dân sự được áp dụng với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể được áp dụng đối với người khác (người đại diện cho người chưa thành niên); – Hậu quả bất lợi mà người vi phạm nghĩa vụ phải gánh chịu là việc bắt buộc phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại nhằm để thỏa mãn quyền lợi chính đáng và khôi phục, khắc phục những hậu quả vật chất cho người bị vi phạm. Vì thế, về mặt khách quan: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ nghĩa vụ phát sinh giữa các chủ thể đang tham gia với nhau một quan hệ dân sự mà khi bên có nghĩa vụ dân sự vi phạm nghĩa vụ đó. Về mặt chủ quan: Trách nhiệm dân sự được hiểu là việc phải gánh chịu một hậu quả mang tính tài sản của bên vi phạm nghĩa vụ nhằm mục đích khắc phục hậu quả cho bên bị vi phạm (bên có quyền), ví dụ như phải giao vật hay phải bồi thường thiệt hại… Có thể nói, trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của mình gây ra cho phía bên kia (người có quyền). Trách nhiệm dân sự nói chung là một chế tài của ngành luật dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ là một chế tài trong nghĩa vụ dân sự. Đối với các chủ thể tham gia một quan hệ nghĩa vụ, bên cạnh việc các bên tự giác thực hiện nghĩa vụ, pháp luật còn đặt ra các biện pháp cưỡng chế nhằm tác động đến ý thức tự giác của các chủ thể trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình, đồng thời cũng là căn cứ để áp dụng khi có sự vi phạm nghĩa vụ dân sự. 2. Các loại trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ Trong quan hệ nghĩa vụ dân sự, khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, thực hiện không đúng, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thì trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ đối với người có quyền sẽ phát sinh. Tuy nhiên, nếu sự vi phạm nghĩa vụ này chưa gây ra thiệt hại thì người vi phạm chỉ có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ. Mặt khác, nếu việc vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại nào đó cho người có quyền thì người vi phạm nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Vì vậy, tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm nghĩa vụ mà trách nhiệm dân sự được phân thành hai loại trách nhiệm sau: (i) Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự Với trách nhiệm này, người vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền. Nếu bên có quyền đã yêu cầu mà bên có nghĩa vụ vẫn không thực hiện thì bên có quyền có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cưỡng chế buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ của mình. Dạng trách nhiệm này bao gồm: Một là, trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật (Điều 356 Bộ luật Dân sự năm 2015) – Trường hợp nghĩa vụ giao “vật đặc định” không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền “yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó”; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật. – Trường hợp nghĩa vụ giao “vật cùng loại” không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền “yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác”; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật. – Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định trên mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Hai là, trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015) – Trường hợp bên có nghĩa vụ “chậm trả tiền” thì bên đó phải “trả lãi đối với số tiền chậm trả” tương ứng với thời gian chậm trả. – Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền: Được xác định “theo thỏa thuận” của các bên nhưng “không được vượt quá 20%/năm” của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng “không xác định rõ lãi suất” và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng “10%/năm” của khoản tiền vay tại thời điểm trả nợ. Ba là, trách nhiệm do không thực hiện hoặc không được thực hiện một công việc (Điều 358 Bộ luật Dân sự năm 2015) – Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện một công việc mà mình phải thực hiện thì bên có quyền có thể: “Yêu cầu bên có nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hoặc tự mình thực hiện” hoặc “giao người khác thực hiện” công việc đó và yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán chi phí hợp lý, bồi thường thiệt hại. – Khi bên có nghĩa vụ không được thực hiện một công việc mà lại thực hiện công việc đó thì bên có quyền được quyền “yêu cầu bên có nghĩa vụ phải chấm dứt việc thực hiện”, khôi phục tình trạng ban đầu và bồi thường thiệt hại. Bốn là, trách nhiệm do chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ (Điều 359 Bộ luật Dân sự năm 2015) Bên có quyền chậm tiếp nhận việc thực hiện nghĩa vụ làm phát sinh thiệt hại cho bên có nghĩa vụ thì phải “bồi thường thiệt hại” cho bên đó và phải chịu mọi rủi ro, chi phí phát sinh kể từ thời điểm chậm tiếp nhận, trừ trường hợp luật có quy định khác. (ii) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi hành vi vi phạm nghĩa vụ đã gây ra một thiệt hại. Mặt khác, một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi, vì thế, việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau: Một là, có hành vi trái pháp luật. Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý cho nên trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc, một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì bị coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ. Vì nghĩa vụ đó là do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết nhưng đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và không phải bồi thường thiệt hại, đó là: Nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của người có quyền và nghĩa vụ dân sự không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng. Một sự kiện được coi là bất khả kháng nếu đó là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không thể biết trước và cũng không thể tránh được. Người có nghĩa vụ không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép của mình. Hai là, có thiệt hại xảy ra trong thực tế. Mục đích của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là người có nghĩa vụ phải bù đắp cho người có quyền những tổn thất mà mình đã gây ra do việc mình vi phạm nghĩa vụ dân sự. Vì vậy, để xác định có thiệt hại xảy ra hay không, thiệt hại bao nhiêu là việc làm cần thiết và hết sức quan trọng khi xem xét áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể. Ba là, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Trong khoa học pháp lý dân sự, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra được hiểu là giữa chúng có mối liên hệ nội tại tất yếu. Hành vi vi phạm là nguyên nhân, thiệt hại xảy ra là kết quả. Chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại. Nguyên nhân và kết quả có mối liên hệ nối tiếp nhau, nguyên nhân bao giờ cũng là cái đi trước, là cái sinh ra kết quả. Vì vậy, hành vi vi phạm pháp luật và hậu quả xảy ra là tất yếu, nó là hai giai đoạn gắn bó của một quá trình vận động. Mặt khác, một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và một nguyên nhân có thể làm phát sinh nhiều kết quả. Vì thế, khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại cần xem xét hành vi vi phạm có mối quan hệ như thế nào với thiệt hại đã xảy ra, nếu không xác định đúng mối quan hệ này rất dễ xảy ra sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự. Bốn là, lỗi của người vi phạm nghĩa vụ dân sự. Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý. Về nguyên tắc, người đã được xác định là có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì đương nhiên bị coi là có lỗi. Lỗi là trạng thái tâm lý và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của họ và hậu quả của hành vi đó. Khi xem xét người vi phạm nghĩa vụ dân sự có lỗi hay không cần dựa vào thái độ chủ quan và nhận thức lý trí của người đó. Đồng thời, cũng thông qua các yếu tố này để xác định mức độ lỗi và hình thức lỗi của người vi phạm. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong luật dân sự theo nguyên tắc có lỗi là phải bồi thường. Vì vây, việc xác định lỗi đó ở hình thức nào nhiều khi không cần thiết phải đặt ra. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, việc xác định lỗi có ý nghĩa quan trọng khi xem xét người gây thiệt hại có được giảm mức bồi thường thiệt hại không. Ví dụ, người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình thì được giảm mức bồi thường. Khi xử sự của một người phủ định những yêu cầu của xã hội được pháp luật ghi nhận thì người đó sẽ bị coi là có lỗi. Việc không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của mình là sự phủ định những nội dung mà pháp luật đòi hỏi cho nên người đó bị coi là có lỗi. Một người sẽ bị coi là có lỗi cố ý khi nhận thức rõ hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình sẽ gây ra thiệt hại cho phía bên kia mà vẫn cố ý vi phạm. Sẽ là lỗi vô ý nếu người đó không thấy trước hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình có khả năng gây thiệt hại cho phía bên kia mặc dù phải biết trước hoặc có thể biết trước nếu mình vi phạm nghĩa vụ sẽ gây ra một thiệt hại. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định tại Điều 364 lỗi trong trách nhiệm dân sự gồm lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong đó: Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Ngoài ra, khi xem xét trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ cần lưu ý hai quy định mới của Bộ luật Dân sự năm 2015: – Về nghĩa vụ ngăn chặn, hạn chế thiệt hại (Điều 362 Bộ luật Dân sự năm 2015) Điều 362 Bộ luật này quy định: “Bên có quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để thiệt hại không xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại cho mình”. Quy định mới này buộc bên có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để hạn chế thiệt hại có thể gây ra cho mình. Trong trường hợp người bị thiệt hại chậm trễ trong việc áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để giảm thiểu thiệt hại cho mình thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tương ứng với mức thiệt hại mà lẽ ra người bị thiệt hại có thể hạn chế được. – Về bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi (Điều 363 Bộ luật Dân sự năm 2015) Điều 363 Bộ luật này quy định: “Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên có quyền thì bên có nghĩa vụ chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình”. Quy định mới trên là chế tài xử lý trách nhiệm dân sự đối với trường hợp không thực hiện đúng nghĩa vụ và thiệt hại gây ra là do một phần lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại có quyền yêu cầu giảm mức bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người bị thiệt hại. Trong trường hợp bên vi phạm chứng minh được việc không thực hiện đúng nghĩa vụ là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.
ThS. Nguyễn Văn Điền Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Sơn Tây Nguồn: Tạp chí Dân chủ và Pháp luật (www.tcdcpl.moj.gov.vn)Tin liên quan
Hệ thống Tòa án và các cấp Thẩm phán của Trung Quốc
Qua nghiên cứu Luật tổ chức Tòa án và Luật Thẩm phán của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, tác giả xin giới thiệu về cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án và các cấp Thẩm phán của quốc gia này, đây có ...
Xem thêmQuy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân tại một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam
Dựa trên các học thuyết về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại và quy định của các nước Trung Quốc, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, tác giả kiến nghị hoàn thiện Bộ luật Hình sự năm 2015: Mở rộng đối ...
Xem thêmĐiều khoản “Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm trễ” trong hợp đồng xây dựng quốc tế
Điều khoản “miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do chậm trễ” là một công cụ pháp lý thường được sử dụng trong các hợp đồng xây dựng quốc tế. Tuy nhiên, vấn đề về tính hợp pháp của điều khoản này ...
Xem thêmTừ khóa » Các đặc điểm Của Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Đặc điểm Và Phân Loại ... - Luật Dương Gia
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì ? Đặc điểm, ý Nghĩa, Phân Loại Trách ...
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì Và đặc điểm Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? - AZLAW
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì?
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? 5 Loại Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì?
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý
-
Khái Niệm, đặc điểm Và Các Loại Trách Nhiệm Pháp Lý - Áo Kiểu đẹp
-
Vi Phạm Pháp Luật Và Trách Nhiệm Pháp Lý ? - Văn Phòng Luật Sư đms
-
Trách Nhiệm Pháp Lý Là Gì? Có Mấy Loại Pháp Lý Trong Hiến Pháp ?
-
Những đặc Trưng Cơ Bản Của Trách Nhiệm Bồi Thường Của Nhà Nước
-
Một Số đặc điểm Pháp Lý Của Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn
-
[DOC] 1.2. Khái Niệm Truy Cứu Trách Nhiệm Pháp Lý